Chương 2. HÌNH TƯỢNG NGUYỄN ÁI QUỐC- HỒ CHÍ MINH
2.1. Hình tượng người thanh niên trí thức yêu nước đi tìm lý tưởng
2.1.2. Những tố chất của vĩ nhân có tầm nhìn vượt thời đại
Hình trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là một hành trình gian nan nhưng đã giúp Nguyễn kiểm chứng kiến sự thật đằng sau những khẩu hiệu mỹ miều “Tự do”, “bình đẳng”, “bác ái” do cách mạng tư sản vẽ ra. Đến nước Mỹ, quan sát xã hội, Nguyễn Ái Quốc đi đến nhận định “Xã hội Mỹ, xã hội được xem là hình ảnh khuôn mẫu, điển hình của tự do hóa ra lại là xã hội của bất bình đẳng, mất tự do, sự phân biệt giàu nghèo, sự phân biệt chủng tộc rõ ràng...” [65, tr.43]. Ngày 15/12/1912, khi đến thăm tượng Nữ thần tự do, Nguyễn Tất Thành đã ghi lại ấn tượng, cảm tưởng của mình “ Ánh sáng trên đầu thần tự do trải rộng khắp trời xanh, còn dưới chân thần thì người da đen bị chà đạp. Bao giờ thì người da đen hết bị chà đạp. Bao giờ thì người da đen và phụ nữ được bình đẳng? Bao giờ có sự bình đằng giữa các dân tộc?” [65, tr.43). Các cuộc cách mạng tư sản thành công, nhưng thực tế “cuộc cách mạng kết thúc, giai cấp tư sản đã thu lấy thắng lợi do lực lượng quần chúng nhân dân giành được về tay mình, ra sức bóc lột những người nghèo khổ, cuộc cách mạng về thực chất là thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác đối với người lao động. Khẩu hiệu tư do, bình đẳng, bác ái vốn là chân lý tuyệt đối của cuộc cách mạng được thể hiện trong tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền lại mâu thuẫn, đối lập với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
hành động trấn áp của nhà cầm quyền và sự bóc lột của giai cấp tư sản” [65, tr.
45], “Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập của nhân dân Hoa Kỳ 1776 và cuộc đại cách mạng Pháp năm 1789 đã giành thắng lợi hơn một trăm năm rồi mà những thành quả và mục tiêu của nó không chở thành hiện thực, đó là những cuộc cách mạng tư sản, cuộc cách mạng không tới nơi, không đem lại tự do bình đẳng thật sự cho quần chúng lao động... đó là những cuộc cách mạng nửa vời...” [65, tr. 46]. Đây là sự nhìn nhận đánh giá chính xác, khách quan về cách mạng tư sản của người thanh niên trẻ tuổi nhưng đã đầy từng trải. Chính vì vậy, Nguyễn Ái Quốc đã không lựa chọn cứu nước theo con đường hệ tư tưởng tư sản, anh khẳng định “cách mạng ở An Nam không thể đi theo con đường nửa vời, không đến nơi đó” [65, tr. 46].
Trong Nguyễn Ái Quốc luôn vang lên câu hỏi: “Vậy con đường giải phóng dân tộc thoát khỏi áp bức, bóc lột là con đường nào? Đó vẫn là câu hỏi chưa tìm được lời giải đáp” [65, tr.46]. Vì vậy, khi được đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên hai số 16, 17 báo Nhân đạo, tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc như cởi bỏ được gánh nặng đã đeo đẳng bao lâu, Bản Luận cương đã giải đáp cho Nguyễn về con đường cứu nước. Trong bài Người đi tìm hình của nước, nhà thơ Chế Lan Viên đã diễn tả niềm vui của người thanh niên yêu nước tìm thấy lý tưởng!
“...Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!"
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười…’’ [21.tr. 101]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Từ đó, Nguyễn Ái Quốc khẳng định “Lênin đã chỉ ra cho các dân tộc thuộc địa phụ thuộc và các nước chậm phát triển con đường để giải phóng dân tộc mình, đó là con đường cách mạng vô sản, con đường của cách mạng tháng Mười Nga” [65, tr.95]. Từ đây Nguyễn Ái Quốc quyết định tham gia Đảng xã hội Pháp, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp lầm thứ XVIII, họp tại thành phố Tua, tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã phát biểu, đã tranh luận, đã lên tiếng bảo vệ Quốc tế thứ ba. Vì Quốc tế thứ ba do Lênin tạo dựng, vì “Quốc tế thứ ba bênh vực nhân dân các nước thuộc địa” [65, tr.106]. Nguyễn Ái Quốc cùng nhiều đại biểu khác đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế ba, “những người bỏ phiếu chống việc gia nhập Đệ tam quốc tế bỏ phòng họp, rủ nhau đi họp ở một phòng họp khác...những người đồng ý gia nhập Quốc tế ba đã ở lại họp và quyết định thành lập Đảng cộng sản Pháp...Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập Đảng cộng sản Pháp – là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam” [65, tr.107]. Qua những dẫn chứng và phân tích trên: Nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã xây dựng thành công hình tượng người thanh niên Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ người yêu nước trở thành người cộng sản. Đây là một quá trình phát triển tự nhiên, tất yếu!
Có thể nói, chỉ có tố chất của một vĩ nhân có tầm nhìn vượt thời đại, Nguyễn Ái Quốc mới nhìn nhận được xu thế của thời đại, mới tìm thấy được con đường cứu nước duy nhất đúng giữa thời điểm “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất là chủ nghĩa Lênin” [65, tr.280]. Hơn thế nữa, tầm nhìn của vĩ nhân còn thể hiện, đó là Nguyễn Ái Quốc tiếp thu Chủ nghĩa Mác – Lênin không phải là dập khuôn máy móc, mà là có chọn lọc và phát triển cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Người luôn khẳng định “muốn người ta giúp cho thì trước tiên mình phải tự giúp mình” [65, tr. 324], “ không có mô hình nào chung cho mọi dân tộc - mỗi dân tộc phải tìm cho mình một mô hình từ thực tiễn đấu tranh cách mạng của dân tộc đó” [65, tr.94].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã xây dựng thành công hình tượng một vĩ nhân Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh không chỉ qua hành động, qua việc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc mà tố chất vĩ nhân Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh còn được nhìn nhận, đánh giá qua những người xung quan cùng thời.
Trước hết là sự đánh giá của đồng chí, đồng bào dành cho Nguyễn Ái Quốc, ngay từ năm 1923, Manđenxtam đã viết về Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Ogoniok số 39 với những cảm nhận và linh cảm chính xác, Manđenxtam viết
“Dáng dấp của con người đang ngồi trước mặt tôi đây, Nguyễn Ái Quốc cũng đang tỏa ra một cái gì thật lịch thiệp và tế nhị... Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai” [65, tr. 182-183]. Cụ Phan Bội Châu đánh giá “Lý Thụy- Cụ Phan gọi Nguyễn – Ta đọc cháu nghe lời sấm này: Bò đái thất thanh/ Nam Đàn sinh thánh. Trước ta không mấy tin, nay thì ta tin hẳn, đất Nam Đàn ta sẽ sinh ra bậc thánh nhân... Trí thức và kế hoạch của cháu vượt xa sức đo lường của bác ắt sẽ làm nên nghiệp lớn. Ta tin ở cháu, ta tin lời sấm truyền” [65, tr.254]. Cụ Hồ Học Lãm – một người có uy tín lớn trong cộng đồng người Việt ở Trung Quốc nhận xét “Đó là một người kỳ tài” [65, tr.556]. Ngay cả bọn mật vụ, chính quyền thực dân đế quốc - những người bên kia chiến tuyến mặc dù rất căm ghét Nguyễn Ái Quốc cũng phải thừa nhận tầm vóc của Nguyễn Ái Quốc, trùm mật thám Pháp, Lui Acnu từng cảnh báo “Thưa các ngài, các ngài hãy tin rằng, chính người thanh niên mảnh khảnh và đầy sức sống này có thể là người sẽ đặt cây thập tự cáo chung lên nền thống trị của chúng ta ở Đông Dương” [65, tr. 137].