Chương 2. HÌNH TƯỢNG NGUYỄN ÁI QUỐC- HỒ CHÍ MINH
2.3. Người thanh niên cách mạng xa xứ luôn hướng về “Cố quốc”
2.3.2. Hình bóng những người thân
Mẹ mất sớm, Cha đi chấm thi ở xa! Em Xin không may mất từ khi còn rất nhỏ. Chị Thanh và anh Cả Khiêm vì có những hoạt động yêu nước mà bị nhà cầm quyền thực dân theo dõi, bắt giam. Vì vậy, cậu bé Nguyễn Sinh Cung ngay từ nhỏ nhiều khi đã phải tự chăm sóc bản thân... Vì thế những người thân luôn chiếm trọn trong trái tim Bác. Khi hoạt động bên Xiêm, trong đêm thanh tĩnh, chợi nghe được tiếng ru con bằng những câu Kiều từ xa vọng lại, buồn buồn, xa ngái của một người bà con Việt Kiều, Nguyễn Tất Thành lại bùi ngùi nhớ đến quê hương, người thân yêu dấu.
“Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới xa Hoa trôi man mát biết là về đâu?...
Tiếng ru của người mẹ trẻ nơi xa xứ đưa Nguyễn trở về quê nhà... Trong mơ! Anh nhớ làng Chùa nơi anh sinh ra, nhớ người mẹ tảo tần sớm hôm không may mất sớm. Nhớ làng Sen, nhớ ngọn Hồng Lĩnh, nhớ dòng sông Lam... Nhớ người cha phiêu bạt đất phương Nam. Nhớ người chị yêu kính và người anh trai bị tù đầy qua các nhà tù. Rồi chợt nhớ tới những người bạn, người đồng chí...” [65, tr.353]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Trong cuốn Trông vời cố quốc, nhà văn Hoàng Quảng Uyên có nhiều trang viết xúc động về tình cảm của Nguyễn Tất Thành dành cho Cha, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc: “Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thi đỗ khoa thi Tân Sửu 1901, cùng khóa với Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế). Tuy đỗ đạt cao nhưng ông Nguyễn Sinh Sắc vẫn sống một cuộc sống bình dị, hòa mình trong thôn xóm, với họ hàng” [65, tr.6], sau nhiều lần từ chối, ông phải vào kinh nhận chức Thừa biện ở bộ Lễ, rồi làm Tri huyện Bình Khê, Bình Định, rồi ông trở về với bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc cứu người, sống cuộc đời bình dị với bà con nhân dân. Nhà văn đã miêu tả thật xúc động, tình cảm cha con khi ở Chùa Linh Sơn (Sài Gòn) lần đầu hai người gặp nhau sau nhiều năm xa cách: “Đêm trôi dần về sáng, nằm nép bên người cha già yếu, Nguyễn Tất Thành như muốn truyền hơi ấm và sinh lực cho cha. Anh sợ sẽ không được gặp và gần gũi cha trong những ngày đầy biến động và... mông lung này” [65, tr. 12]. Trước khi dời bến nhà Rồng ra đi tìm được cứu nước năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã đến chào cha ở chùa Linh Sơn nhưng không gặp, nhìn căn phòng vắng mà mấy hôm trước còn được ngủ cùng cha. Từ chốn xa xăm Nguyễn Tất Thành như chợt nghe được vọng về tiếng của cha “nước mất thì lo mà cứu, con chỉ có một việc đó phải làm. Cứu nước tức là hiếu với cha rồi đó. Con hãy mạnh dạn lên đường...” [65, tr.21]. Rồi khi đã ở bên Pháp và nhiều phương trời xa khác nhau sau này, Nguyễn Tất Thành luôn nghĩ về cha: “Sau nhiều ngày suy nghĩ, Nguyễn Tất Thành viết một bức thư và một thư chuyển tiền cho Khâm sứ Trung Kỳ tại Huế, nhờ Khâm sứ chuyển cho cha mình là Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Không biết giờ này ông ở đâu vì đã hai năm bặt tin. Số tiền mười lăm quan là phần tiền ít ỏi anh dành dụm được trong thời gian làm việc trên tàu Latusơ Tơrêvin. Số tiền ít ỏi đó anh không dám chắc là được chuyển đến cho cha anh nhưng anh vẫn hy vọng được thông tin phản hồi. Để anh và cha anh biết là cả hai vẫn còn sống và còn hy vọng...” [65, tr.38].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Với người mẹ Hoàng Thị Loan tần tảo “Anh nhớ tới người mẹ thân yêu đã rời xa cha con anh lúc anh mới 11 tuổi. Trước ngày rời Huế vào Phan Thiết anh đã đến thăm mộ mẹ ở núi Bân, nhớ lại những ngày cuối năm 1901, mưa lạnh, gió rét vô cùng cực khổ cùng bà con chợ Xép làm tang cho mẹ, khi cha còn ở mãi quê nhà Kim Liên, rồi bồng đứa em mất mẹ đi xin sữa...” [65, tr.13]. Sau khi mẹ mất, cậu bé Cung bế em Xin đi xin sữa những người có con nhỏ quanh xóm, nhưng em Xin vẫn khát sữa, đòi mẹ cứ khóc mãi... Cậu nhìn ra hàng hoa dâm bụt ngoài cổng đang nở hoa đỏ, liền chạy ra ngắt những nụ hoa dâm bụt đỏ cho em Xin ngậm hy vọng rằng trong những nụ hoa kia có ít mật ngọt cho em đỡ khát sữa... Nhưng rồi em Xin đã thiếp đi mãi trên tay cậu bé Cung...Vì thế sau này, trên mỗi bước đường kháng chiến, bước đường cách mạng nơi ở của Bác Hồ luôn trồng cây hoa dâm bụt: Đó là Lán Khau Tý, Lán Tỉn Keo, Lán Khuôn Tát ở Định Hóa - Thái Nguyên; Lán Nà Nưa ở Sơn Dương- Tuyên Quang... đều có cây hoa dâm bụt nở hoa đỏ. Nhìn cây hoa dâm bụt, Bác lại nhớ đến hình bóng quê hương, nhớ người mẹ hiền, nhớ người em xấu số...
Với người chị, người anh, Bác luôn ngóng trông và lo lắng: “Anh nhớ tới chị Bạch Liên, người chị của mình, cổ cao, da trắng, chứa trong nhan sắc người con gái có vẻ đẹp trí tuệ, một sự can đảm, linh hoạt, có chân trong một tổ chức yêu nước của Đội Quyên, Ấm Võ... mà bọn Pháp vu cho là cướp. Chị đang đi trên đường mang trong người nhiều tài liệu, chị bị giặc bắt... nhớ anh cả Khiêm (Nguyễn Tất Đạt) những ngày cùng học ở trường Pháp Việt (Vinh)... giờ đang bị bọn Pháp giam trong tù...” [65, tr.51].
Với Út Huệ, con gái ông già Đờn (vì ông có ngón đàn hay nên anh em thợ gọi luôn là ông già Đờn): “... Tất Thành thường qua đây, mê tiếng đàn của ông già thành thân quen rồi mở lớp dạy chữ tại nhà ông cho mấy anh em thợ thuyền và cả Út Huệ nữa. Út Huệ học chữ với thầy Thành mến đức, mến tài thầy, tình cảm của cô trò với thầy ngày càng sâu, càng đậm, cả hai đều linh cảm và đón nhận tình cảm đó một cách tự nhiên, như sự sắp đặt của số phận...” [65, tr. 20].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Khi biết tin, Nguyễn Tất Thành sẽ ra đi, rời xa nơi này đến một phương trời xa, không hẹn ngày trờ về, Út Huệ chỉ biết khóc “Cô chợt nhận ra mình đã thương thầy Thành, thương anh Ba từ bao giờ...” [65, tr. 20]. Ngày 5/6/1911, trước khi tiếng còi trên tàu Latusơ Tơrêvin cất lên một hồi dài “Út Huệ từ phía sau đi lên, tay run run, cái gói nhỏ trên tay như muốn rơi xuống đất: Anh đi mạnh giỏi.
Nhớ mọi người... và cả em nữa! Tất Thành cười đỡ gói nhỏ trên tay Út Huệ.
Hai bàn tay chạm nhau, ấm nóng...” [65, tr. 22]. Trong tiểu thuyết Trông vời cố quốc có rất ít trang viết về tình cảm lứa đôi, có lẽ đây là một trong rất ít đoạn viết về “con người cá nhân” trong “con người công dân - con người lãnh tụ”
của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Qua những trang viết này, nhà văn muốn nói: Lãnh tụ trước hết cũng là con người, cũng có những xúc cảm như bao người bình thường khác. Đây là lẽ tự nhiên! Nhưng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã phải hy sinh, dẹp tình cảm cá nhân để theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Và như vậy, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh mới vừa vĩ đại vừa gần gũi đời thường!