tới ở Cục Hải quan TP Hà Nội.
4.3.1. Đẩy nhanh tiến độ xây dụng văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục hải quan điện tử
Qua thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan TP Hà Nội cho thấy, kết quả thực hiện, lợi ích đem lại chưa cao so với mong muốn, trên một số lĩnh vực sau: mức độ tự động hoá của hệ thống xử lý dữ liệu hải quan còn thấp, giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính chưa phổ biến, số doanh nghiệp tham gia chưa nhiều so số lượng doanh nghiệp trên địa bàn...
a) Các quy định nhằm tăng tính tự động hóa cho hệ thống
Mức độ tự động hóa của hệ thống thủ tục hải quan điện tử phụ thuộc vào 03 hệ thống: hệ thống thông quan, hệ thống quản lý rủi ro, hệ thống tính và thu thuế tự động. Nội dung của các quy định không tập trung vào nội hàm kỹ thuật của hệ thống mà bao gồm các quy định về cơ chế vận hành, cập nhật, sử dụng và quản lý thông tin của các hệ thống sao cho đủ linh hoạt, thích ứng với sự thay đổi của công nghệ và đảm bảo sự kết nối, tích hợp các hệ thống tự động xử lý với nhau:
Về thông quan tự động:
+ Khai báo trước và thông quan trước: Cho phép doanh nghiệp xuất trình hồ sơ hàng hóa và thông tin theo yêu cầu của Hải quan và các cơ quan liên quan tại cửa khẩu trước khi hàng đến.
+ Thông quan với chứng từ tối thiểu hay không cần chứng từ qua đó cho phép thông quan với vận đơn hàng không hoặc thông qua kiểm tra bằng tia X với ít thông tin hỗ trợ đối với các hàng hóa, chứng từ ít rủi ro.
+ Rà soát, hoàn thiện và thiết kế lại các quy trình và thủ tục thông quan và phát triển các quy trình thông quan dựa trên công nghệ giảm thiểu việc nhập dữ liệu ở nhiều khâu của cán bộ, công chức.
+ Bên cạnh đó, để chuẩn mực này phát huy tối đa tác dụng, Luật Hải quan cũng như trong các văn bản hướng dẫn cần phải tách giải phòng hàng ra khỏi thông quan, sử dụng các chuẩn mực quốc về thông quan và giải phóng hàng tại Phụ lục tổng quát, Công ước Kyoto sửa đổi để phục vụ cho quy trình thông quan nhanh.
Tính thuế và thanh toán thuế tự động:
+ Xây dựng và tự động hóa tra cứu, cập nhật, tham chiếu... danh mục hàng hóa và biểu thuế theo Công ước HS, các biểu mẫu chứng từ dựa trên bộ mẫu chứng từ của Liên Hợp quốc.
+ Cho phép nộp thuế hải quan trong một thời hạn nhất định kể từ ngày nhập khẩu hay thông quan đối với lô hàng, qua đó hỗ trợ khái niệm nộp thuế chậm và thông quan trước khi nộp thuế.
+ Cho phép nộp thuế một lần hàng tháng. Điều này đặt nền móng cho việc sử dụng các báo cáo số thu tổng hợp hàng tháng nhằm giảm hơn nữa số lượng và chi phí giao dịch ngân hàng.
+ Cho phép hoàn thuế định kỳ và ân hạn nộp thuế và tài khoản thu thuế tổng hợp riêng cho từng khách hàng được lập một lần và dùng cho nhiều giao dịch.
+ Triển khai các dịch vụ thanh toán thuế, phí và thu khác tự động thông qua hệ thống ngân hàng thương mại.
Xác định xuất xứ tự động.
- Quản lý rủi ro: Quản lý rủi ro là trụ cột quan trọng của thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Quy định và việc thực thi nội dung này cần thống nhất ở cả môi trường điện tử và môi trường truyền thống:
nhằm đảm bảo hiệu lực pháp lý cho phương thức quản lý hải quan được thừa nhận rộng rãi và làm cơ sở cho các quy định liên quan tới miễn trừ trách nhiệm cho các cán bộ, công chức làm việc trong môi trường quản lý rủi ro.
+ Cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin giữa Hải quan với các cơ quan và tổ chức có liên quan (đặc biệt là giữa Hải quan -Thương mại- Giao thông - Ngân hàng- Kho bạc) với mục tiêu làm giàu kho dữ liệu về quản lý rủi ro của hải quan. Trao đổi dữ liệu điện tử với các hãng vận chuyển, cảng vụ, đại lý và các cơ quan cấp phép để tiếp nhận thông tin về hàng hóa, hành khách trước khi phương tiện vận tải nhập cảnh để đảm bảo thông tin kịp thời cho hoạt động nghiệp vụ và thông quan hàng hóa.
+ Miễn trừ trách nhiệm cho cán bộ hải quan làm việc trong môi trường quản lý rủi ro.
+ Các biện pháp nhằm tăng cường năng lực của quy trình quản lý rủi ro đặc biệt là đào tạo cán bộ làm công tác thu thập và xử lý thông tin.
b) Các quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực hải quan
- Quy định về việc thừa nhận giá trị pháp lý của các loại chứng từ hải quan dưới dạng điện tử.
- Thống nhất, đơn giản hóa và hài hòa hóa các chỉ tiêu thông tin ở cả chứng từ điện tử và chứng từ giấy nhằm đảm bảo tính thống nhất về quy định và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của chứng từ điện tử để điều chỉnh cả chứng từ viết lẫn chứng từ điện tử để thích ứng với phiên bản điện tử của nghiệp vụ hải quan trong pháp luật hải quan, đảm bảo các cán bộ hải quan có được quyền hạn pháp lý phù hợp để làm việc trong môi trường điện tử.
Đối với các chứng từ liên quan tới thương mại thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan khác nhau (Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải,...), trong giai đoạn trước mắt, cần kết nối với việc thực hiện cơ chế một cửa theo Hiệp định và Nghị định thư về xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN và các kết quả
của Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính để đơn giản hóa và áp dụng chứng từ thương mại điện tử (bao gồm các chứng từ trong hồ sơ hải quan), đảm bảo đơn giản hóa các quy trình thủ tục và công nhận lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước về giá trị pháp lý của biểu mẫu, chứng từ điện tử và chữ ký điện tử cũng như để kết nối, trao đổi và tham chiếu chéo thông tin liên quan giữa các hệ thống tự động của các cơ quan nhà nước. Đối với nội dung này, cần phải phụ thuộc vào lộ trình triển khai 02 chương trình trên để lựa chọn một số chứng từ đơn giản đối với hàng không có thuế và không phải trải qua quá trình kiểm soát.
- Giảm các yêu cầu đối với chữ ký, dấu hay niêm phong thực tế trên tờ khai hải quan.
- Các hệ thống tin học hóa hải quan: Trong một môi trường Hải quan điện tử, các bên khác có thể tiếp cận trực tiếp và gián tiếp với môi trường tin học hải quan, bởi vậy hải quan phải có nghĩa vụ đảm bảo môi trường đó là an toàn và không bị lạm dụng vào các mục đích trái phép. Vậy nên, cần có các điều khoản pháp luật mới để đưa vào nội dung này :
+ Quy định thẩm quyền của Tổng cục trưởng Hải quan được phép xây dựng, quản lý và phát triển các hệ thống tin học hóa hải quan.
+ Quy định về phân quyền truy cập hệ thống thông tin hải quan của cán bộ, công chức, doanh nghiệp.
+ Quy định về duy trì, bảo vệ hệ thống, bảo mật thông tin trong hệ thống.
+ Quy định về việc cung cấp các dịch vụ công của Hải quan cho doanh nghiệp, phí sử dụng các loại dịch vụ công của Hải quan như phí download nhanh hồ sơ chứng từ, mẫu đơn, lệ phí sử dụng….
+ Quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp lưu giữ sổ sách kinh doanh và xuất trình cho cơ quan hải quan kiểm tra và quyền tiếp cận, kiểm tra của cơ quan hải quan đối với sổ sách của doanh nghiệp bao gồm cả hệ thống sổ sách điện tử của doanh nghiệp được lưu giữ trên máy tính hay phương tiện sao chép từ máy tính.
+ Hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và những văn bản liên quan về chữ ký số trong giao dịch điện tử trong lĩnh vực hải quan, các biện pháp xử lý linh hoạt trong trường hợp có sự chuyển tiếp từ thủ tục hải quan điện tử sang thủ tục hải quan truyền thống và ngược lại, về giá trị pháp lý của chứng từ in ra từ hệ thống khai hải quan điện tử của doanh nghiệp, về thu và nộp thuế điện tử,...
c) Nhóm quy định tạo động lực cho các đối tác tham gia thủ tục hải quan điện tử
- Quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Đẩy mạnh thực hiện về quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp, quan hệ hải quan với bên thứ ba trong đó đặc biệt chú trọng tới việc tổ chức các chương trình hợp tác chung để tuyên truyền, phối hợp trong xây dựng, thực hiện các kỹ thuật, quy trình quản lý hải quan đồng thời thực hiện cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin hiệu quả hơn.
- Hỗ trợ và hoàn thiện hệ thống đại lý làm thủ tục hải quan.
- Doanh nghiệp ưu tiên theo các chuẩn mực của Phụ lục tổng quát Công ước Kyoto sửa đổi và Khung tiêu chuẩn SAFE.
Cụ thể hoá các quy định nêu trên thành văn bản quy phạm pháp luật với hình thức văn bản Nghị định sau năm 2011( kết thúc giai đoạn thí điểm)