Khái quát về Bảo tàng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luan van quản lý di sản văn hóa hồ chí minh tại bảo tàng hồ chí minh (Trang 25 - 33)

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ DI SẢN VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

1.2. Tổng quan về di sản văn hóa Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

1.2.1. Khái quát về Bảo tàng Hồ Chí Minh

Ngay sau khi Chủ ti ̣ch Hồ Chí Minh qua đời . Để tỏ lòng tôn kính Người và ghi nhớ công lao trời biển của Người, đồng thời để các thế hệ người Việt hôm nay và mãi mãi mai sau được học tập rèn luyện và nghiên cứu sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người, ngày 25/11/1970, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã ra Nghị quyết số 206 – NQ/TW về việc thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ngày ấy, Bảo tàng Hồ Chí Minh có tên là CQ 41A (Mật danh của Văn phòng Bác khi Người còn sống và ghi nhớ năm 1941, Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo Cách mạng).

Ngày 12/09/1977, đúng ngày Kỷ niệm Xô Viết - Nghệ Tĩnh, thay mặt Bộ Chính trị Ban chấp hành TW Đảng, đồng chí Lê Duẩn, Tổng bí thư BCHTW Đảng đã ký Nghị quyết 04-NQ/TW về việc thành lập Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh với những quy định sau:

- Thành lập Bảo tàng Hồ Chí Minh trực thuộc BCHTW Đảng và Hội đồng Chính phủ.

- Cơ quan có chức năng nghiên cứu và giáo dục thông qua những di tích, những tài liệu hiện vật có liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Nhiệm vụ của Bảo tàng Hồ Chí Minh là tiến hành các công việc cụ thể của bảo tàng như nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, giáo dục nhằm giới thiệu ngày càng đầy đủ sâu sắc về toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Tổ chức hướng dẫn cán bộ, nhân dân học tập nghiên cứu vể Người. Hướng dẫn khách quốc tế đến tham quan, nghiên cứu ở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Quy hoạch hệ thống chi nhánh Bảo tàng và các nơi lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ đạo và hướng dẫn về nghiệp vụ cho các nơi đó.

Năm 1978, Hội đồng Chính phủ phê chuẩn nhiệm vụ, thiết kế Bảo tàng và ngày 19/05/1979 đã ban hành Nghị định số 375/CP về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Viện Bảo tàng. Nghị định của Chính phủ nêu rõ:

- Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh là trung tâm nghiên cứu những tư liệu, hiện vật và di tích lịch sử có quan hệ đến đời sống và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng của Người và tuyên truyền, giáo dục quần chúng về sự nghiệp tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người thông qua những tư liệu hiện vật và di tích đó.

- Bảo tàng Hồ Chí Minh tiến hành các công tác nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quản lý và thống nhất các công tác nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các ngành và các địa phương có liên quan, quy hoạch hệ thống các chi nhánh của bảo tàng và các nơi lưu niệm, chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ cho các nơi đó.

- Bảo tàng Hồ Chí Minh có hệ thống các chi nhánh và các bảo tàng lưu niệm, các chi nhánh này chịu sự chỉ đạo toàn diện của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương các cấp, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của bảo tàng theo nguyên tắc hai chiều lãnh đạo.

Ngày 17/09/1979, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 238/QĐ “Phê chuẩn thiết kế Bảo tàng Hồ Chí Minh” trong đó xác định phương châm xây dựng bảo tàng “hiện đại - dân tộc - giản dị”, đảm bảo mối quan hệ giữa nội dung, mỹ thuật, kiến trúc, kỹ thuật của một công trình bảo tàng.

Ngày 30/10/1982, Bộ chính trị ra quyết định số 14/QĐ/TW về xây dựng công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh, trong đó xác định thời gian khởi công là năm 1985 và năm 1990 đưa công trình vào hoạt động nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong quyết định, Bộ chính trị đã phân công đồng chí Trường Chinh (Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước) trực tiếp chỉ đạo nội dung tư tưởng của bảo tàng. Đồng chí Đỗ Mười (Ủy viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) phụ trách xây dựng công trình. Sau quyết định này, không khí làm việc của cơ quan vô cùng khẩn trương. Không khí này được lan truyền trong cả nước, từ đồng bằng đến vùng núi cao xa xôi đều hướng về Thủ đô muốn đem công sức, của cải và trí tuệ của mình góp phần vào việc xây dựng công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Ngày 31 tháng 8 năm 1985, nhân kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng Tám và quốc khánh 2-9, Lễ khởi công xây dựng Công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được tổ chức, với tình cảm và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải hoàn thành việc xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh vào đúng dịp Kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Người. Công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh đã hoàn thành sau thời gian gần 5 năm trực tiếp xây dựng và song hành cùng quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của Bảo tàng kéo dài tới gần 20 năm. Ngày 19/05/1990, Lễ khánh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được tổ chức long trọng trong niềm hân hoan vui sướng của toàn Đảng, toàn dân.

Công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh vừa là quà tặng của nhân dân Liên Xô với tình cảm quý trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vừa là những đóng góp to lớn của nhân dân ta, của cán bộ, chiến sĩ, các họa sĩ, các kiến trúc sư, các nhà khoa học, kỹ thuật, công sức tiền của và cả những sự động viên khích lệ của nhân dân. Lễ khánh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh ngày 19/5/1990, đánh dấu mốc quan trọng trong

những chặng đường phát triển của Bảo tàng Hồ Chí Minh và từ đây hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh đã bước sang một giai đoạn mới.

Từ khi chính thức đi vào hoạt động, cùng với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh – công trình văn hóa đặc biệt về Bác Hồ, đã trở thành một điểm hẹn thân thiết, nơi hành hương của đồng bào, đồng chí cả nước, của bạn bè khắp năm châu mỗi khi đến Thủ đô Hà Nội.

Tháng 5/1990, theo thông báo của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bảo tàng Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch). Hòa nhập cùng với ngành Bảo tồn bảo tàng và văn hóa thông tin trong cả nước, Bảo tàng Hồ Chí Minh hoạt động trong điều kiện mới, cơ chế mới, nhưng vẫn thực thi những chức năng, nhiệm vụ do Bộ Chính trị Trung ương Đảng xác định từ ban đầu.

Đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã có hơn 40 năm xây dựng và phát triển, trong đó có hơn 20 năm chính thức đi vào hoạt động. Với 12 phòng chức năng và 172 công chức, viên chức và người lao động, nhân viên được đào tạo từ những ngành nghề khác nhau, luôn không ngừng phấn đấu, vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình. Bảo tàng luôn chú trọng đến việc chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, quản lý tốt các hoạt động nghiệp vụ, gìn giữ và phát huy tốt các giá trị di sản văn hóa Hồ Chí Minh, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong thời gian qua, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã góp phần vào nhiệm vụ giới thiệu tư tưởng Hồ Chí Minh qua trưng bày của Bảo tàng.

Bảo tàng Hồ Chí Minh được coi là một trong những Bảo tàng lớn và hiện đại trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam, với dáng dấp của một bông sen trắng đang nở cùng với các công trình văn hóa khác tại Cụm di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình.

Bảo tàng Hồ Chí Minh đã trở thành một trung tâm văn hóa, chính trị, nơi hội tụ của đồng bào cả nước và bầu bạn khắp năm châu đến thăm viếng và bày tỏ tình cảm kính trọng đối với vị lãnh tụ của nhân dân Việt Nam - một con người đã góp phần làm thay đổi diện mạo thế kỷ XX.

Tòa nhà Bảo tàng Hồ Chí Minh có mặt bằng hình vuông, vát 4 góc, đặt chéo để 4 cửa hướng ra 4 phía: Hùng Vương, Đội Cấn, Ngọc Hà và Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Với diện tích sử dụng 13.000m2, Bảo tàng Hồ Chí Minh có hệ thống kho bảo quản hiện vật rộng hơn 1200m2, đảm bảo mọi điều kiện kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu trong và ngoài cơ quan; có tầng trưng bày; gian triển lãm chuyên đề. Bảo tàng còn có thư viện chuyên đề phục vụ công tác nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, có hội trường 400 chỗ ngồi để hội họp và chiếu phim tư liệu về Bác Hồ.

Tầng trưng bày chính của Bảo tàng Hồ Chí Minh ở tầng 3, rộng gần 4.000m2 với trên 2000 tài liệu, hiện vật trưng bày phản ánh một cách hệ thống cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam và thế giới từ cuối thế kỷ XIX đến ngày nay.

Tầng trưng bày được phân chia thành 3 không gian trưng bày chính:

Không gian thứ nhất: Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời niên thiếu, quá trình hoạt động cách mạng đến khi Người qua đời và nhân dân Việt Nam thực hiện Di chúc của Người.

Không gian thứ hai: Cuộc sống, chiến đấu và chiến thắng của nhân dân Việt Nam thực hiện đường lối giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng do Người sáng lập.

Không gian thứ ba: Một số sự kiện chính trong lịch sử thế giới từ cuối thế kỷ XIX đến nay và ảnh hưởng của nó đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tiến trình cách mạng Việt Nam.

Ba nội dung trên là một tổng thể gắn bó chặt chẽ với nhau, làm nổi bật chủ đề chính về cuộc dời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tiến trình cách mạng Việt Nam.

Nội dung cơ bản của các phần trưng bày như sau:

A. Phần trưng Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời niên thiếu, quá trình hoạt động cách mạng đến khi Người qua đời và nhân dân Việt Nam thực hiện Di chúc của Người.

Đây là nội dung chính, gồm 8 chủ đề:

Chủ đề 1: Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng (1890 – 1911).

Chủ đề được thể hiện bằng tổ hợp “Quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Nôi dung chính nêu lên đặc điểm của thời kỳ lịch sử từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời và lớn lên. Những tác động của toàn cảnh xã hội, gia đình kết hợp với trí tuệ của bản thân đã góp phần hình thành tinh thần yêu nước chân chính và ý chí quyết tâm tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ đề 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy chủ nghĩa Mác – Lênin, chân lý của thời đại (1911-1920).

Giới thiệu hành trình của Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy con đường cứu nước mới. Cuộc sống hòa mình với nhân dân lao động với thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân đã giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức được nguồn gốc của áp bức dân tộc và áp bức giai cấp, tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn cho nhân dân Việt Nam.

Chủ đề 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920 – 1924).

Chủ đề này giới thiệu hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Đảng Cộng sản Pháp và trong Quốc tế Cộng sản. Người kiên trì đấu tranh để Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản hiểu rõ hơn tư tưởng của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa và hoạt động của Người lên án chủ nghĩa thực dân, thức tỉnh cổ vũ sự đoàn kết của các dân tộc bị áp bức đứng lên chống kẻ thù chung, tự giải phóng theo con đường cách mạng vô sản.

Chủ đề 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam (1924-1930).

Giới thiệu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức

nhằm sáng lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Sự kiện Nguyễn Ái Quốc với Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chủ đề 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc và Cách mạng tháng Tám, sáng lập nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á (1930-1945).

Giới thiệu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc cùng với Đảng cộng sản Việt Nam đề ra đường lối và tổ chức thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á đã khẳng định quan điểm đúng đắn của Nguyễn Ái Quốc là có Đảng theo chủ nghĩa Mác – Lên nin, các dân tộc thuộc địa hoàn toàn có thể giành thắng lợi trong cách mạng giải phóng dân tộc trước khi giai cấp vô sản chính quốc giành chính quyền.

Chủ đề 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954).

Giới thiệu sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ dựa vào sức mạnh và cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ dựa vào sức mình là chính đến chiến thắng Điện Biên Phủ, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi thế giới.

Chủ đề 7: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc (1954-1969).

Giới thiệu đường lối đúng đắn và sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trong việc lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc chủ nhân dân ở miền Nam.

Chủ đề 8: Mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ đề này giới thiệu Đảng Cộng sản Việt Nam là kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam

hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, quyết tâm biến những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thành hiện thực.

Một mảng tư liệu quan trọng, hấp dẫn bổ sung trong việc nghiệp cứu nước với 8 chủ đề về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là 8 bộ phim tư liệu được chọn lọc về các giai đoạn lịch sử đáng ghi nhớ trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là các phim: Ra đi tìm đường cứu nước; Lần đầu tiên trên đất nước V.I. Lênin; Cách mạng tháng Tám và ngày 2 tháng 9 ở Hà Nội Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Cộng hòa Pháp (1946); Chủ tịch Hồ Chí Minh ở chiến khu Việt Bắc;

Hoạt động quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1954-1960); Bác Hồ sống mãi.

Kết thúc của mỗi chủ đề là những điểm nhấn được thể hiện bằng những hình tượng mỹ thuật, gợi người xem suy tư về ý nghĩa của từng giai đoạn lịch sử, đó cũng là những điểm ghi dấu mốc quan trọng cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của cách mạng Việt Nam: Tìm ra đường lối cứu nước năm 1920; Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930; Đất nước độc lập năm 1945; Chiến thắng Điện Biên Phủ oanh liệt năm 1954; Những ngày đau thương năm 1969; Giải phóng miền Nam năm 1975.

B. Phần trưng bày về mảnh đất Việt Nam, cuộc sống, cuộc chiến đấu và chiến thắng của nhân dân Việt Nam thực hiện đường lối giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập.

Với nội dung rất khái quát về những giai đoạn chính của cách mạng Việt Nam, phần trưng bày được thể hiện bằng 6 tổ hợp nghệ thuật còn được gọi là tổ hợp không gian hình tượng.

1. Tổ hợp không gian hình tượng “Quê hương”

2. Tổ hợp không ian hình tượng “Xô Viết - Nghệ Tĩnh”

3. Tổ hợp không gian hình tượng “Pác Pó cách mạng”

4. Tổ hợp không gian hình tượng ”Việt Nam chiến đấu”

5. Gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luan van quản lý di sản văn hóa hồ chí minh tại bảo tàng hồ chí minh (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)