Những tồn tại, nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luan van quản lý di sản văn hóa hồ chí minh tại bảo tàng hồ chí minh (Trang 90 - 93)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

2.2. Thực trạng quản lý di sản văn hóa phi vật thể

2.3.2. Những tồn tại, nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hồ Chí Minh còn tồn tại một số hạn chế sau đây:

Thứ nhất: Công tác nghiên cứu, sưu tầm, xác minh hiện vật trong nhiều năm qua BTHCM đã chú trọng đầu tư sưu tầm hiện vật bổ sung cho trưng bày và kho cơ sở, tuy nhiên do có một thời gian BTHCM chưa thực sự chú tâm đến việc xác minh hiện vật, nên hiện nay cán bộ lão thành là những người được sống và làm việc cùng Bác đã mất gần hết nên việc xác minh gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác tài liệu hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh được bảo quản ở nhiều cơ quan khác nhau: các Bộ, ngành, tập trung nhiều nhất là Văn phòng Lưu trữ TW Đảng, Lưu trữ Văn phòng Chính phủ, Ban Bí thư… Vì vậy công tác sưu tầm để thu thập những tài liệu, hiện vật đó tập trung về Bảo tàng để bảo quản lâu dài có liên quan tới nhiều ngành và các kho lưu trữ khác nhau cũng lại là một vấn đề khó khăn không phải giải quyết ngày một ngày hai được.

Một mặt khác đó là đội ngũ cán bộ sưu tầm còn mỏng đòi hỏi phải giải quyết nhiều về khối lượng và đa dạng về tính chất. Bên cạnh đó, mạng lưới cộng tác viên sưu tầm hiện vật cho bảo tàng ở nhiều nơi, song chưa có hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn sưu tầm một cách chi tiết, bài bản. Điều này dẫn đến việc ghi chép thông tin hiện vật đôi khi chưa đầy đủ, thậm chí sơ sài sẽ là một khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ hiện vật khi đưa về bảo tàng. Các chế độ với đối với mạng lưới công tác viên kèm theo cũng chưa có trong quy định hiện hành của Bảo tàng.

Thứ hai: Công tác quản lý hiện vật kho cơ sở BTHCM chưa được chuẩn hóa cụ thể đó là: Phải xây dựng được nội quy, quy chế hoa ̣t đô ̣ng của kho cơ sở. Trên cơ sở bản quy c hế đó, công tác kiểm kê, bảo quản nói riêng và công tác kho nói chung sẽ được triển khai đúng nguyên tắc và chắc chắn thu được kết quả . Đồng thời với cán bộ làm công tác kho ngoài phần am hiểu nghiệp vụ chuyên môn , luôn câ ̣p nhâ ̣p những thông tin khoa ho ̣c mới về công tác kho còn phải có lòng nhiê ̣t tình , yêu nghề, cẩn thâ ̣n, tỷ mỉ và có tinh thần tự giác cao đối với việc được phân công . Bên cạnh đó, phải có sự quan tâm của lãnh đạo cơ quan và sự ph ối hợp công tác của các phòng ban trong cơ quan và các bảo tàng bạn.

Thứ ba: Trưng bày BTHCM hiện nay đạt tới trình độ khái quát cao, phương pháp trưng bày so với bảo tàng trong nước hoàn toàn mới, nội dung trưng bày được thông qua các biểu tượng, hình tượng nghệ thuật có tính triết lý cao nên đôi khi khó hiểu. Trong khi đó khách tham quan vào bảo tàng lại có nhiều đối tượng khác nhau bao gồm học sinh, sinh viên, khách tham quan theo đoàn và khách tham quan tự do... Các tài liệu trưng bày trong BTHCM chủ yếu là các tài liệu làm lại khoa học chính xác từ hiện vật gốc, các tác phẩm nghệ thuật, hiện vật gốc so với tổng số hiện vật trưng bày trên đai trưng bày chưa nhiều. Trong đó, còn nhiều tài liệu trưng bày bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc… chưa được dịch ra tiếng Việt, nên chưa có sức hấp dẫn để thu hút khách tham quan…

Thứ tư: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý trong bảo tàng chưa được quan tâm thường xuyên, chưa có kế hoạch cụ thể cho từng đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng. Chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra đối với việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý di sản quý giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do đó, mấy năm gần nay, đội ngũ cán bộ quản lý của các phòng chuyên môn còn yếu và thiếu. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý chưa cao và không đồng đều nên có những hạn chế trong việc quản ký công việc. Một số cán bộ quản lý trẻ, thâm niên trong ngành bảo tàng chưa nhiều, kinh nghiệm trong quản lý còn yếu, vì vậy khi được bổ nhiệm vào vị trí cán bộ quản lý thuộc các phòng chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Năng lực lãnh đạo điều hành quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chưa ngang tầm nhiệm vụ, còn nhiều lúng túng, chưa bắt nhịp kịp với cơ chế mới, với sự hội nhập, với khoa học kỹ thuật hiện đại.

Tiểu kết

Những hoạt động cụ thể của Bảo tàng Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Hồ Chí Minh trong 46 năm qua là những đóng góp tích cực, bền bỉ vào sự nghiệp lớn lao của Đảng và nhân dân ta. 46 năm qua, hệ thống bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến hết sức mình, không ngừng học tập để phát triển và đạt nhiều kết quả rất đáng trân trọng: gìn giữ, sưu tầm hàng nghìn tài liệu, hiện vật bổ sung cho kho cơ sở và cho trưng bày, hoàn thành việc

kiểm kê phổ thông cho 663 di tích về Hồ Chí Minh trong cả nước. Đặc biệt, bằng nhiều hình thức tuyên truyền, hệ thống bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đón tiếp và giới thiệu cho hàng chục triệu đồng bào trong cả nước và bạn bè quốc tế tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sự phát triển của thế giới hiện đại đang chứng minh vai trò cực kỳ quan trọng của văn hóa, nhất là trong mối quan hệ quốc tế trên lĩnh vực văn hóa. Mối quan hệ này đã thu hút sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo cao nhất của các quốc gia, các tổ chức liên Chính phủ, tổ chức quốc tế và khu vực, đến những nhà quản lý văn hóa và mọi tầng lớp nhân dân. Bởi vì chúng ta đều biết rằng yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và toàn thế giới chính là sự coi trọng văn hóa, tăng cường đối thoại văn hóa nhằm tạo lòng tin, sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau và phát triển tình hữu nghị.

Trong quá trình đi đến mục tiêu đó, nhân loại đang tìm thấy trong di sản văn hóa Hồ Chí Minh những giá trị đích thực. Nhiệm vụ của những người đang trực tiếp gìn giữ tài sản vô giá này là nghiên cứu, học tập kinh nghiệm và ứng dụng kết quả khoa học hện đại để có thể thu hút ngày càng đông đảo khách trực tiếp đến thăm các di tích và Bảo tàng Hồ Chí Minh; phải có sự chủ động phối hợp trong hệ thống các bảo tàng và di tích lưu niệm về Người, phối hợp với ngành du lịch trong việc đón tiếp và hướng dẫn các đoàn khách tham quan tiếp cận với tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, để tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh cổ vũ các tầng lớp nhân dân trong nước và quốc tế hành động giải quyết những vấn đề nóng bỏng của thời đại. Làm tốt được việc này chính là sự góp phần tích cực và thiết thực để thế giới bớt đi những tiếng súng, loài người được sống trong hòa bình, tình hữu nghị và phát triển bền vững.

Thấm nhuần quan điểm của Đảng: Di sản tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh soi đường cho quốc dân đi, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ cố gắng nỗ lực để thực sự trở thành một trung tâm giáo dục lớn và tư tưởng Hồ Chí Minh cho các thế hệ người Việt Nam và sẽ là nơi tuyên truyền và đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, là chiếc cầu nối liền khách quốc tế và du lịch đến với Việt Nam.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luan van quản lý di sản văn hóa hồ chí minh tại bảo tàng hồ chí minh (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)