Phương hướng gìn giữ, phát triển di sản văn hóa Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luan van quản lý di sản văn hóa hồ chí minh tại bảo tàng hồ chí minh (Trang 93 - 96)

Chương 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA HỒ CHÍ

3.1. Phương hướng gìn giữ, phát triển di sản văn hóa Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh là bảo tàng danh nhân, có nội dung trưng bày theo biên niên cuộc đời sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch hồ Chí Minh trong mối quan hệ gắn bó giữ dân tộc và thời đại. Kể từ khi ra đời cho đến nay trải qua 47 năm, các thế hệ cán bộ, viên chức và người lao động Bảo tàng Hồ Chí Minh không ngừng phấn đấu, vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó:

nghiên cứu, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa Hồ Chí Minh.

Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay, để phát triển hệ thống bảo tàng trong cả nước nói chung, Bảo tàng Hồ Chí Minh nói riêng cần phải linh hoạt và nhạy bén trong xây dựng chiến lược phát triển bền vững, cũng như nâng cao hiệu quả các mặt hoạt động của bảo tàng. Biến Bảo tàng thành “ngôi nhà chung của công chúng”, “nơi hội tụ và đáp ứng các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của công chúng”, “nơi phát huy có hiệu quả các giá trị nhiều mặt” của hệ thống hiện vật có liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử mà bảo tàng lưu giữ, chứ không chỉ là nơi lưu giữ các tài liệu hiện vật thuần túy; cũng không chỉ là nơi tuyên truyền, giáo dục các giá trị truyền thống của dân tộc và Tổ quốc mà Bảo tàng đã làm tốt trong giai đoạn trước đây. Hệ thống bảo tàng hiện nay cần được trở thành một thiết chế văn hóa – xã hội hiện đại với việc bổ sung nhiều chức năng được đặt ra từ yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Để đáp ứng yêu cầu hiện tại cũng như lâu dài, hệ thống bảo tàng nói chung, Bảo tàng Hồ Chí Minh nói riêng cần có những thay đổi căn bản trên nhiều phương diện… Chỉ riêng các nội dung có liên quan đến công tác quản lý di sản văn hóa Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh trong thời gian tới, theo chúng tôi bảo tàng cũng cần có những phương hướng cụ thể sau đây:

- Xây dựng chiến lược phát triển bảo tàng.

Đây là nhiệm vụ trọng tâm mà Bảo tàng Hồ Chí Minh cần phối hợp với các cấp, cán ban ngành, đoàn thể xây dựng chương trình cụ thể về lưu giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa Hồ Chí Minh; cần chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn thuộc Bảo tàng phối hợp tiến hành rà soát toàn bộ các công việc đã làm được và công việc cần phải làm, lập kế hoạch sưu tầm, quản lý, bảo quản nhằm gìn giữ và phát huy giá trị các di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Đặc biệt chú trọng việc khai thác, giới thiệu các tài liệu hiện vật gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua trưng bày cố định tại Bảo tàng Hồ Chí Minh và qua các cuộc trưng bày triển lãm tại Bảo tàng và hệ thống bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong nước và nước ngoài.

Có phương án, dựng xây kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn trong việc xây dựng và triển khai các đề án nhằm gìn giữ và phát huy giá trị di sản Hồ Chí Minh đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Xây dựng và quy hoạch tổng thể, chi tiết bảo tồn và phát huy tác dụng đối với những di tích tiêu biểu liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong nước và nước ngoài với nguồn kinh phí, nguồn nhân lực cụ thể sau đó trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Chiến lược quan trọng nhất mà Bảo tàng Hồ Chí Minh hướng tới là phải tập trung xây dựng, “biến” bảo tàng thành một cơ sở giáo dục quan trọng nhất, cụ thể và thiết thực, hiệu quả nhất trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với mọi Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các tổ chức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Dưới góc độ nào đó, Bảo tàng HCM phải thực sự trở thành “trường học (của những Đảng viên Đảng Cộng sản) về mục tiêu, lý tưởng của những người cán bộ cách mạng – những người phục vụ nhân dân; Người trung thành với lợi ích của dân tộc và Tổ quốc! trung thành với lý tưởng mà Bác Hồ đã chọn...!???”. Bảo tàng HCM không chỉ là nơi các cán bộ cao cấp của Đảng đến tham quan, huấn thị, quán triệt… vào những dịp đặc biệt mà Bảo tàng phải là nơi dành cho tất cả các cán bộ Đảng viên

trong bộ máy quản lý các cấp theo lịch trình phải được tổ chức đến đây tham quan, học tập, thấm nhuần tư tưởng đạo đức của người cán bộ cách mạng theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Cải tiến bộ máy tổ chức quản lý và chuyên môn theo phương hướng hiện đại chuyên nghiệp đáp ứng theo yêu cầu hiện nay.

Cần nghiên cứu đổi mới bộ máy tổ chức của Bảo tàng theo hướng tinh giản gọn nhẹ, hiệu quả và thiết thực. Thực hiện tốt nhất công tác cải cách hành chính, nhằm tạo ra một bước chuyển biến mới, đáp ứng những yêu cầu của kinh tế thị trường, hướng tới mục tiêu công nghệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện được nội dung này có thể phải nghiên cứu bổ sung, thay đổi cả chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. Chúng tôi nêu vấn đề này vì trong thực tế có những đề án, dự án đổi mới cơ chế khá tích cực, khá hay nhưng vì không có bộ máy tổ chức thích hợp nên cũng không thành công được. Vì vậy, muốn đổi mới cơ chế hoặc xây dựng cơ chế quản lý phù hợp thì trước hết phải tính đến là việc bổ sung hoặc đổi mới chức năng, nhiệm vụ và bộ máy cơ quan, đơn vị theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả và thiết thực, phù hợp với tình hình mới của đất nước.

- Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp, có khả năng đảm bảo hoạt động tốt và thu hút khách tham quan, tăng nguồn thu cho bảo tàng để duy trì và phát triển hoạt động từ các nguồn thu ngoài ngân sách.

Cần dứt khoát thống nhất trong nhận thức và trong hành động là phải xây dựng một cơ chế quản lý lấy hiệu quả công việc làm trọng, lấy việc tạo điều kiện phát huy năng lực và cống hiến của cán bộ, công chức và người lao động lên hàng đầu. Gắn kết lợi ích của cơ quan đơn vị với lợi ích của người lao động làm động lực. Xây dựng một cơ chế quản lý mang tính tự giác cao, dân chủ, minh bạch, cởi mở, thu hút được người làm việc có chất lượng cao cả về năng lực chuyên môn và cả về trách nhiệm công việc và với công chúng. Trong điều kiện thực tế của Bảo tàng Hồ Chí Minh, nếu đổi mới được cơ chế quản lý, đa dạng hóa các dịch vụ mới, nhất định sẽ tạo ra một bước chuyển biến quan trọng cả trong quản lý và cả hoạt động và điều hành. Từ đó hấp dẫn và thu hút đông đảo các đối tượng công chúng là

“khách hàng” thường xuyên của Bảo tàng giúp cho việc tăng nguồn thu từ các dịch vụ của Bảo tàng phục vụ các nhu cầu đa dạng của du khách. Tăng nguồn thu từ ngoài ngân sách, hướng tới tự chủ về tài chính trong chặng đường xa ở phía trước?!

Đây là một công việc cần phải tiến hành đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ và có những bước đi thích hợp. Để hoàn thành được mục tiêu đó, cần thiết phải có đầu tư để xây dựng một đề án chi tiết, khoa học và có tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu Luan van quản lý di sản văn hóa hồ chí minh tại bảo tàng hồ chí minh (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)