Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
2.2. Thực trạng quản lý di sản văn hóa phi vật thể
2.2.3. Công tác tuyên truyền giáo dục, quảng bá, maketing
Như chúng ta đã biết , bảo tàng là cơ quan nghiên cứu , sưu tầm, bảo quản, trưng bày, giới thiê ̣u các di sản văn hóa . Hoạt động của bảo tàng là hoạt động có ý nghĩa trong việc gìn giữ truyền thống lịch sử , các giá trị vật chất và tinh thần, những nét đặc trưng và bản sắc văn hóa dân tộc lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác . Tuy nhiên các di sản văn hóa sẽ không có ý nghĩa gì nếu chúng ta không mang nó
đến công chúng thông qua tổ chức viê ̣c tham quan để giáo du ̣c.
Hoạt động giáo dục của Bảo tàng Hồ Chí Minh có vai trò đặc biệt quan trọng. Bảo tàng Hồ Chí Minh luôn chú ý công tác sưu tầm , bổ sung tài liê ̣u hiê ̣n vâ ̣t mới để đổi mới trưng bày, sưu tầm tài liệu, hiê ̣n vâ ̣t nhằm đáp ứng nhu cầu giáo du ̣c của Bảo tàng.
Bảo tàng Hồ Chí Minh luôn thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền giới thiê ̣u về bảo tàng trên các phương tiê ̣n thông tin đa ̣i chúng , tổ chức ho ̣c tâ ̣p trao đổi kinh nghiê ̣m với các bảo tàng khác , tổ chức các buổi hô ̣i thảo , tọa đàm nhằm nâng cao hiê ̣u quả công tác giáo du ̣c của bảo tàng thực hiê ̣n các hoa ̣t đô ̣ng liên ngành để
thu hút khách tham quan.
Công tác giáo du ̣c Bảo tàng Hồ C hí Minh có vai trò rất to lớn trong việc giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân và đặc biệt là thế hệ trẻ – thế hê ̣ tương lai của đất nước, về cuô ̣c đời , sự nghiê ̣p, tư tưởng của Chủ ti ̣ch Hồ Chí Minh qua các tài liê ̣u hiê ̣n vâ ̣t được trưng bày. Qua đó, giáo dục về lòng yêu nước, về li ̣ch sử dân tô ̣c , về tấm gương vủa Chủ ti ̣ch Hồ Chí Minh luôn gắn công tác giáo du ̣c của mình vào viê ̣c tuyên truyền đường lối chính sách của Đ ảng và Nhà nước. Thông qua các hoạt đô ̣ng giáo du ̣c, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó để xứng đáng là mô ̣t bảo tàng quốc gia , bảo tàng đầu hệ về lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Là cầu nối giữa bảo tàng và côn g chúng, cán bộ thuyết minh đã t ừng bước nắm vững nô ̣i dung trưng bày, nghiên cứu phương pháp thể hiê ̣n, dẫn dắt người xem vào thế giới trưng bày hiện đại và cuốn hút của Bảo tàng Hồ Chí Minh , làm cho những tài liê ̣u, hiê ̣n vâ ̣t trở nên hấp dẫn, lối cuốn, truyền tới khách tham quan những tư tưởng, đa ̣o đức, tình cảm của Bác.
Mục tiêu truyên truyền của Bảo tàng Hồ Chí Minh là hướng đến toàn bộ công chúng trong xã hội, giới thiê ̣u, tuyên truyền cho mo ̣i tầng lớp nhân dân cũng như ba ̣n bè quốc tế hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ý nghĩa giá trị những tư tưởng lớn của Người trong thời đại ngày nay. Để làm tốt nhiê ̣m vụ đó, trong nhiều năm qua, cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh nói chung , cán bộ phòng giáo dục nói riêng đã không ngừng trau dồi kiến thức về lịch sử, xã hội, về ngoa ̣i ngữ, nghiên cứu khoa ho ̣c và lý luâ ̣n chuyên ngành, tham gia các lớp ho ̣c nghiê ̣p vu ̣…
Qua thực tế hướng dẫn khách tham quan, phòng Giáo dục đã xác định được các đối tượng khách tham quan đến bảo tàng, từ đó xây dựng nội dung thuyết minh cho phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi, đáp ứng nhu cầu tham quan là học tập tri thức, nghiên cứu khoa học, thưởng thức nghệ thuật trưng bày Bảo tàng hay đơn thuần chỉ là nghỉ ngơi, giải trí. Dù đó là đối tượng nào, nhu cầu gì, khi đến Bảo tàng Hồ Chí Minh họ cũng được cán bộ thuyết minh đón tiếp và hướng dẫn nhiệt tình.
Đối với các đối tượng tham quan nghiên cứu, học tập, ngoài hình thức thuyết minh theo hệ thống trưng bày là giới thiệu về tiểu sử sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cán bộ thuyết minh đã nghiên cứu xây dựng các chuyên đề, các nội dung thuyết minh cho các đối tượng khác nhau, trên cơ sở khai thác sâu tài liệu, hiện vật trưng bày.
Đối với khách nước ngoài, đồng thời với việc giới thiệu về tiểu sử, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ thuyết minh còn cung cấp những thông tin rộng hơn phù hợp với các đối tượng là khách từ các châu lục, các nước khác nhau, như khách từ các nước Pháp, Nga, Trung Quốc, Thái Lan, Lào… để họ thấy được mối quan hệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nước, góp phần tăng cường sự hiểu biết,
tình hữu nghị, tình đoàn kết quốc tế… Khách quốc tế đến thăm Bảo tàng đều có thể được nghe giới thiệu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Trung.
Để nâng cao chất lượng thuyết minh, tăng tính hấp dẫn, tính khoa học, tính thời sự, cán bộ thuyết minh đã luôn cập nhật thông tin, kết quả sưu tầm, kết quả nghiên cứu của các cơ quan, các nhà khoa học bên ngoài, để bổ sung cho phần thuyết minh của mình.
Nhiệm vụ của Bảo tàng Hồ Chí Minh gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW, ngày 27-3- 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới; Chỉ thị 06- CT/TW của Bộ Chính trị về Cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã triển khai mạnh mẽ, mở rộng hơn các hoạt động tuyên truyền, đón nhiều đoàn khách tham quan từ các cơ quan, trường học, đơn vị bộ đội, nhà máy, xí nghiệp, đến Bảo tàng tham quan học tập.
Đồng thời với việc hướng dẫn khách tham quan tại Bảo tàng, Bảo tàng Hồ Chí Minh còn phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức xây dựng các chuyên đề về Hồ Chí Minh giới thiệu trên các phương tiện thông tin khác. Từ năm 2000 đến nay, cán bộ phòng Giáo dục thực hiện hàng trăm cuộc nói chuyên theo chuyên đề, về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các trường học, tại các cơ quan, đơn vị Quân đội, Công an và nhiều tổ chức xã hội khác…
Bảo tàng Hồ Chí Minh đã mở cửa đón và hướng dẫn tham quan chu đáo, liên tục 7 ngày trong tuần, kể cả ngày Tết, ngày lễ và chủ nhật. Những nỗ lực phấn đấu của Bảo tàng Hồ Chí Minh, mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ thuyết minh của Bảo tàng được thể hiện qua những con số đày thuyết phục: Từ khi khánh thành đến nay, Bảo tàng đã đón nhận hơn 30 triệu lượt khách, trong đó có hơn 5 triệu lượt khách là người nước ngoài đến tham quan, nghiên cứu về tiểu sử, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Năm 2016, Bảo tàng đã đón tiếp chu đáo gần 1.250.000 lượt khách tham quan, hướng dẫn 2.484 lượt đoàn khách trong nước và nước ngoài với tổng số là
49.282 người, trong số đó có 727 đoàn nước ngoài với tổng số 5.036 người; 438 đoàn gồm 21.360 người đến từ các trường Đại học, cao đẳng, Học viện, trung tâm chính trị, các cơ quan đoàn thể… nghiên cứu, học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Bảo tàng cũng đón tiếp và phục vụ nhiều đoàn truyền hình, báo chí trong nước và quốc tế đến đưa tin, ghi hình nhân các sự kiện, làm phim tư liệu trên tầng trưng bày về cuộc đời sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.
Phát huy giá trị và ý nghĩa công trình, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, các cơ sở Đảng tổ chức 10 buổi lễ kết nạp đoàn, đội, lễ phát thẻ Đảng và giấy chứng nhận cho các đảng viên mới, các đối tượng Đảng tại Gian long trọng và Hội trường Bảo tàng.
Với phương châm đa dạng hóa các hoạt động giáo dục tại bảo tàng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của công chúng đặc biệt hướng vào thế hệ trẻ, hoạt động giáo dục của bảo tàng hiện nay đã mở rộng từ hoạt động tĩnh (trưng bày, triển lãm) sang hoạt động động (kết hợp với các hoạt động trình diễn, trải nghiệm, tương tác với khách). Đã có hai chương trình trải nghiệm cố định được xây dựng tại không gian khám phá và hoạt động với tần suất 4 ngày trong tuần. Đó là chương trình tìm hiểu về Pác Bó cách mạng và chương trình Đôi dép cao su Bác Hồ, kết hợp với trình diễn Quy trình làm dép cao su của nghệ nhân Phạm Quang Xuân.
Ngoài hai chương trình cố định, tiếp nối từ thành công của chương trình giáo dục trải nghiệm “Một ngày hoạt động của em tại Bảo tàng Hồ Chí Minh” dành cho học sinh, công chúng kết hợp hình thức trưng bày ngoài trời với chủ đề “Thiếu nhi Việt Nam với phong trào Thi đua yêu nước” tổ chức năm 2015 nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 2016, đã có hai chương trình khám phá trải nghiệm được thực hiên tại khuôn viên vườn Bảo tàng. Đó là chương trình “Không gian Văn hóa xứ Nghệ”, chương trình “Không gian Văn hóa Huế với tuổi thơ Hồ Chí Minh”. Mỗi đợt kéo dài từ 5 đến 7 ngày với sự tham gia của gần 7.000 học sinh, giáo viên của 10 trường THCS, TH trên địa bàn Hà Nội và một số khách tham quan tự do.
Các chương trình hoạt động thường xuyên tại Không gian Khám phá cũng như chương trình hoạt động ngoài trời tại sảnh bảo tàng đã bước đầu thu được kết quả tốt đặc biệt với đối tượng học sinh. Thông qua các hoạt động vừa nâng cao sự hiểu biết của học sinh về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vừa tăng cường khả năng tư duy, ứng biến, sáng tạo, tăng cường vận động cho học sinh tránh sự nhàm chán, kích thích sự vận động chủ động, tương tác giữa công chúng với câu chuyện và các hiện vật trưng bày. Đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa Bảo tàng Hồ Chí Minh với nhà trường, xã hội trong việc tổ chức các hoạt động chương trình giáo dục khám phá học, vui chơi. Từ đó xây dựng các giải pháp mang tính giáo dục, định hướng và tổ chức thực hiện các giải pháp đó tại Bảo tàng Hồ Chí Minh mang tính lâu dài.
Bảo tàng Hồ Chí Minh còn là nơi đón nhận, phối hợp tổ chức cùng các cơ quan, đơn vị, địa phương, trường học làm lễ báo công, dâng hoa tưởng niệm Bác Hồ, tổ chức lễ kết nạp Đảng, phát thẻ Đảng viên, kết nạp Đoàn, kết nạp Đội. Trong nhiều năm nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã là địa chỉ quen thuộc gần gũi với nhiều trường học có phong trào thi đua tốt như: Trường Trung học phổ thông Trưng Vương, Trường tiểu học Quốc tế Hà Nội, Trường tiểu học Nguyễn Siêu, Trường Chu Văn An…
Bảo tàng cũng đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, truyền hình một số nước (do Bộ Ngoại giao giới thiệu) xây dựng và phát sóng khoảng 60 phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng đã phối hợp với Đài truyền hình VTV1, VTV2, VTV3, HTV xây dựng nội dung chương trình: Theo dòng lịch sử; Hành trình văn hóa; Vượt qua thử thách; Giáo dục học đường; Mỗi ngày một cuốn sách; Chào buổi sáng… phục vụ tuyên truyền trực tiếp về Bác Hồ, đã phát sóng trong những dịp kỷ niệm ngày sinh của Người và các ngày lễ lớn của dân tộc. Đây là việc làm thường xuyên của Bảo tàng, mỗi năm đều đặn khoảng 10 chương trình được phát sóng.
Riêng năm 2007, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã chủ động phối hợp với Truyền hình Việt Nam xây dựng kịch bản và nội dung cho 02 chương trình Theo dòng lịch sử, xây dựng phim “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Ban
Tuyên huấn Trung ương chủ trì; xây dựng được 04 chương trình phim phóng sự với các chuyên mục như: Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong kỷ nguyên toàn cầu hóa; chương trình khoa giáo; chương trình phụ nữ. Phối hợp và cung cấp tư liệu, ảnh cho Ban Tuyên giáo Trung ương, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, sản xuất 02 đĩa CD-room phục vụ tuyên truyền tới chi bộ, chi đoàn về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”…
Để những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến được với bà con vùng sâu, vùng xa và nhiều bạn trẻ ở biên giới, hải đảo. Bảo tàng đã phối hợp với Đài tiếng nói Việt Nam, cung cấp và trực tiếp đọc trên đài 65 câu chuyện về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phát sóng trên Đài tiếng nói Việt Nam.
Công tác tuyên truyền quảng bá về di sản Hồ Chí Minh của Bảo tàng cũng đã được mở rộng ra bên ngoài bằng việc liên kết tham gia các tổ chức Bảo tàng Quốc tế như Asemmus (Các bảo tàng Quốc tế Á Âu). Đồng thời, cán bộ thuyết minh thường xuyên được nâng cao trình độ nghiệp vụ bằng việc tổ chức và tham gia các cuộc thi tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, kể chuyện tấm gương đạo đức Bác Hồ, thi hướng dẫn viên giỏi… Với mục tiêu phục vụ công chúng và ưu tiên đặc biệt cho đối tượng khách tham quan là học sinh, sinh viên, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã và đang cố gắng để mãi là địa chỉ đỏ đối với các trường trong công tác giảng dạy học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, là điểm đến thân thiết với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế, góp phần giáo dục về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.