Khái niệm, trụ cột và chức năng của chính sách an sinh xã hội

Một phần của tài liệu Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội tại thành phố hải phòng từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 39 - 45)

Chương 2. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015

2.1. Những vấn đề chung về chính sách an sinh xã hội

2.1.1. Khái niệm, trụ cột và chức năng của chính sách an sinh xã hội

* Khái niệm

Khái niệm ASXH xuất phát từ cụm từ “social security” trong tiếng Anh. Trong đó, “social” là xã hội; “security” là sự an toàn (khỏi bị nguy hiểm), sự an ninh, sự bảo vệ. Như vậy, “Social security” có thể hiểu là an toàn xã hội, bảo vệ xã hội, con người được bảo vệ trước những mối nguy hiểm, được sống trong môi trường an toàn.

Để làm rõ hơn nội hàm của khái niệm này, một số tổ chức quốc tế đã đưa ra các định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.

Theo Ngân hàng thế giới (WB): “ASXH là những biện pháp của chính phủ nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh thu nhập” [145, tr.9].

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “ASXH là một sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong” [145, tr.9].

Có thể thấy, điểm chung trong hai định nghĩa trên đều xoay quanh vấn đề thu nhập. ASXH được hiểu là những biện pháp của Nhà nước để duy trì, bảo vệ thu nhập cho người dân trước những biến động của tự nhiên và xã hội.

Trong Nghị quyết số 15-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 có nêu: “Ðến

năm 2020, cơ bản bảo đảm ASXH toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của Nhân dân”[48]. Tuy đây không phải là định nghĩa về ASXH nhưng đã cho thấy quan điểm của Đảng về một số vấn đề về đối tượng, mục tiêu, nội dung của chính sách ASXH ở Việt Nam. Trên cơ sở này, tác giả đưa ra định nghĩa chính sách ASXH để làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu: Chính sách ASXH là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và biện pháp do Đảng và Nhà nước Việt Nam ban hành để bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đảm bảo những điều kiện tối thiểu về thu nhập, nhà ở, y tế, giáo dục, nước sạch và thông tin cho những người yếu thế trong xã hội, một yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Định nghĩa trên thể hiện một số vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, về chủ thể ban hành chính sách. Đảng và Nhà nước là chủ thể ban hành chính sách. Trong đó, Đảng ban hành đường lối, chủ trương và định hướng lớn, Nhà nước thể chế hóa bằng Hiến pháp, pháp luật và các chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể và bằng bộ máy cùng với các nguồn lực Nhà nước tổ chức thực hiện trong thực tiễn. Do đó, thực hiện chính sách ASXH là một vấn đề bắt buộc đối với các chủ thể có liên quan và các địa phương.

Thứ hai, về đối tượng chính sách ASXH. Đối tượng ASXH là toàn dân,

“đảm bảo ASXH toàn dân”, toàn bộ thành viên trong xã hội, thuộc mọi tầng lớp dân cư, thành phần xã hội và địa bàn cư trú. Trong đó, ưu tiên cho nhóm đối tượng yếu thế (người nghèo, người ở vùng khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người khuyết tật..) và người gặp phải rủi ro (do sự tác động tiêu cực tự nhiên và xã hội).

Thứ ba, mục tiêu của ASXH. Mục tiêu chung nhất, mang tính tổng quát là bảo vệ cuộc sống người dân, bảo đảm cho mọi thành viên có cuộc sống an

toàn, ổn định, góp phần xây dựng xã hội phát triển bền vững. Ở mức độ thấp hơn là bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông cho những những người yếu thế, những người gặp phải những rủi ro.

* Các trụ cột chính của chính sách ASXH ở Việt Nam

Cũng theo Nghị quyết 15-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, có thể xác định các trụ cột của chính sách ASXH của Việt Nam gồm:

1) Chính sách giải quyết việc làm. Việc làm là vấn đề không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, chi phối toàn bộ hoạt động của cá nhân và xã hội. Do đó, đây là vấn đề cốt lõi của chính sách ASXH. Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, biến động cung - cầu lao động luôn phức tạp, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm diễn ra căng thẳng. Do đó, tạo ra nhiều việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp trở thành mối quan tâm thường trực đối với Đảng và Nhà nước. Để giải quyết vấn đề này, nhiều chính sách về việc làm đã được ban hành: Chính sách phát triển thị trường lao động; Chính sách tín dụng ưu đãi hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm;

Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề; Chính sách đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng…

2) Chính sách xóa đói, giảm nghèo. Việt Nam có điểm xuất phát thấp, nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu; trải qua nhiều cuộc chiến tranh; lãnh thổ

ắ là đồi nỳi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dõn tộc ớt người; cựng đú là ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và dịch bệnh, do đó, tỷ lệ hộ đói nghèo, xã nghèo lớn. Bởi vậy, chính sách xóa đói giảm nghèo là hợp phần quan trọng trong chính sách ASXH của Viêt Nam. Chính sách này nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn với thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Chính sách xóa đói giảm

nghèo bao gồm: các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo và các chính sách hỗ trợ xã nghèo, huyện nghèo.

3) Chính sách bảo hiểm xã hội. BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH. Chính sách bảo hiểm vai trò tích cực cho sự ổn định kinh tế - xã hội, mang đến trạng thái an toàn về tinh thần, giảm bớt sự lo âu trước rủi ro, bất trắc cho người được bảo hiểm;

giảm sức ép đối với hệ thống ASXH. Có hai hình thức BHXH, BHYT là tự nguyện và bắt buộc.

4) Chính sách trợ giúp xã hội. Trợ giúp xã hội có hai hình thức là trợ giúp thường xuyên và trợ giúp xã hội đột xuất. Trợ giúp xã hội thường xuyên, bao gồm: Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng những người không tự lo được cuộc sống tại cơ sở bảo trợ xã hội và tại cộng đồng bằng hình thức tiền mặt. Trợ giúp xã hội đột xuất là hình thức Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ những người không may gặp phải rủi ro (lũ lụt, mất mùa, dịch bệnh...) hoặc những biến cố khác nhằm khắc phục khó khăn để ổn định đời sống và sản xuất.

5) Chính sách đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin). Trong việc đảm bảo các DVXHCB thường có hai cách tiếp cận để giải quyết. Thứ nhất, đảm bảo các DVXHCB ở mức tối thiểu cho những đối tượng yếu thế (người tàn tật, người nghèo, người dân ở biên giới, hải đảo…). Thứ hai, đảm bảo các DVXHCB ở mọi cấp độ, phù hợp với mọi yêu cầu khác nhau của người dân và được thực hiện với tư cách một loại hàng hóa dịch vụ gắn với cơ chế thị trường. Đảm bảo các DVXHCB là nội dung phổ quát nhất trong hệ thống chính sách ASXH, có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến mọi đối tượng trong xã hội. Việc tiếp cận các DVXHCB có thể coi là một yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực tự an sinh của người dân.

Sơ đồ 2.1: Các trụ cột chính sách ASXH Việt Nam

(Nguồn: NCS sơ đồ theo Nghị quyết số 15-NQ/TW) Có thể thấy, chính sách ASXH ở Việt Nam bao gồm nhiều lĩnh vực có sự tham gia của nhiều bộ, ngành và cơ quan liên quan như: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.... Sự tham gia của các cơ quan trên được quy định trong các quyết định về chức năng, nhiệm vụ do Chính phủ ban hành và trong từng chính sách cụ thể. Trong đó, Bộ Lao động -Thương Binh và Xã hội là cơ quan chính, có vai trò quan trọng nhất trong việc đề xuất, tham mưu xây dựng chính sách, điều phối và tổng kết việc thực hiện chính sách.

TRỤ CỘT HỆ THỐNG ASXH VIỆC

LÀM Tín dụng Xuất khẩu

LĐ Phát triển

TTLĐ Dạy nghề

XĐGN Hộ trợ hộ nghèo

Hỗ trợ xã nghèo

BHXH, BHYT

Bắt buộc

Tự nguyện

TGXH Thường

xuyên Đột xuất

DVXHCB

Giáo dục

Y tế

Nhà ở

Nước sạch

Thông tin

Bảng 2.1: Các cơ quan tham gia hiện chính sách ASXH ở Việt Nam TT Cơ quan thực hiện Nội dung thực hiện

1 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Giải quyết việc làm Trợ giúp xã hội Xóa đói, giảm nghèo Bảo hiểm xã hội

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo Đảm bảo dịch vụ giáo dục

3 Bộ Y tế Đảm bảo về dịch vụ y tế

4 Bộ Xây dựng Đảm bảo về nhà ở

Đảm bảo nước sạch ở đô thị 5 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đảm bảo nước sạch ở nông thôn 6 Bộ Thông tin và Truyền thông Đảm bảo dịch vụ thông tin

7 Bảo Hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

(Nguồn: NCS tổng hợp)

* Chức năng của chính sách ASXH

Chính sách ASXH là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý phát triển xã hội nói chung và quản lý rủi ro nói riêng. Theo đó, quản lý rủi ro gồm 3 cấp độ: phòng ngừa rủi ro; giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro [145, tr.15].

1) Phòng ngừa rủi ro. Gồm những chính sách hỗ trợ người dân để có nguồn lực, năng lực chủ động ngăn ngừa rủi ro trong cuộc sống. Đó là những chính sách về thị trường lao động, tạo việc làm, dạy nghề… giúp cho người dân có việc làm, thu nhập, có nguồn lực cần thiết để đối phó một cách tốt nhất với rủi ro và tự bảo vệ mình trước rủi ro.

2) Giảm thiểu rủi ro. Gồm những chính sách giúp cho người dân có nguồn lực để bù đắp những thiếu hụt về thu nhập do các biến cố về sức khỏe;

sản xuất kinh doanh và môi trường tự nhiên. Để giảm thiểu được rủi ro đòi

hỏi phải có sự tham gia các bên Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Đó là chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

3) Khắc phục rủi ro. Gồm những chính sách hỗ trợ kịp thời, trực tiếp cho những người yếu thế trong xã hội, bảo đảm điều kiện sống ở mức tối thiểu cho họ. Đó là chính sách về trợ giúp xã hội hướng vào những người tàn tật, trẻ em mồ côi, người già cô đơn…

Một phần của tài liệu Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội tại thành phố hải phòng từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)