Chương 2. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015
2.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tác động đến quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội tại thành phố Hải Phòng
2.2.3. Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội tại thành phố Hải Phòng sau
Trong những năm đầu đổi mới, Hải Phòng cũng như cả nước đứng trước những khó khăn, thử thách lớn. Sự khủng hoảng và sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã tác động lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội ở trong nước, các khoản viện trợ bị cắt giảm, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại, bị đình trệ. Trong khi đó, việc bị cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị làm cho tình trạng khủng hoảng - kinh tế xã hội ở Hải Phòng cũng như cả nước diễn ra trầm trọng hơn.
Đứng trước thực trạng đó, trong 5 năm đầu đổi mới, những khó khăn của cơ chế mới dần được khắc phục, tinh thần của đổi mới được thích nghi và lan tỏa tạo ra động lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hải Phòng. Trong 10 năm (1991 - 2000) thực hiện chiến lược ổn định và phát triển - kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng luôn được duy trì ở mức là 10,3% [17, tr.11]. Việc duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khoảng thời gian dài đã góp phần làm thay đổi toàn diện nền kinh tế Hải Phòng. Từ một nền kinh tế có quy mô nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp dần trở thành nền kinh tế phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường.
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Hải Phòng (1991 - 2000)
(Nguồn: [17]) Với sự chuyển biến và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các vấn đề về xã hội được quan tâm thực hiện và đạt được kết quả quan trọng.
Thực hiện Chương trình giải quyết việc làm, trung bình hằng năm thời kỳ 1996 - 2000 có 1,75 vạn lao động được đào tạo và có trên 3 vạn lao động được giải quyết việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị từ 8,1% (1996) xuống còn 7,2% (2000) [17, tr.17]. Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm 1991: 272 USD; 1996: 487,4 USD; 1997:
528,6 USD; 2000: 641 USD [17, tr.11].
Hệ thống giáo dục phát triển đa dạng các ngành học gắn liền với chủ trương xã hội hoá giáo dục được triển khai rộng rãi. Đến năm 2000, thành phố có 229 trường mầm non (trong đó: dân lập có 126 trường; tư thục có 03 trường); 222 trường tiểu học (trong đó có 03 dân lập); 189 trường trung học cơ sở; 96,7% số xã có trường học cao tầng, 100% số quận, huyện, thị xã phổ cập trung học cơ sở [17, tr.17]. Giáo dục đại học có bước phát triển mới, các trường Đại học Y, Đại học Dân lập, Đại học Sư phạm, Cao đẳng cộng đồng được thành lập, đáp ứng nhu cầu đào tạo ở bậc đại học và chuyên nghiệp.
5.6
12
14.1 13.96
15.02
9.6 9.7
8.1
6.3
9.1
0 2 4 6 8 10 12 14 16
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Về y tế, đến năm 2000, toàn thành phố có 20 bệnh viện; 28 phòng khám khu vực, 7 cơ sở điều dưỡng, 215 trạm y tế xã phường và 640 cơ sở tư nhân. Toàn thành phố có 101/175 trạm y tế xã phường có bác sĩ [17, tr.17].
Chất lượng khám và chữa bệnh được cải thiện, Bảo hiểm y tế được triển khai.
Chương trình xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tốt. Thời kỳ 1990 - 1995 có 4,9% hộ đói, 26,5% hộ nghèo ở các thành thị và nông thôn, đến năm 2000, tỷ lệ hộ nghèo còn 5,8% [17, tr.17], không còn hộ đói, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện.
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế chưa được khắc phục.Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao; Chất lượng giáo dục và đào tạo thấp so với yêu cầu; Cơ sở vật chất của ngành y tế còn thiếu thốn và lạc hậu, nhất là ở tuyến huyện và xã; Tỷ lệ người dân tham gia BHXH, BHYT còn thấp; Tỷ hộ nghèo còn tương đối cao. Mức sống người dân, nhất là nông dân ở nông thôn và hải đảo còn thấp.
Tiểu kết chương 2
Đảm bảo ASXH trở thành một mục tiêu quan trọng, gắn liền với quá trình tăng trưởng kinh tế, góp phần đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội. Do đó, đường lối, chủ trương, chính sách về ASXH ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn trong nước và thế giới, kết hợp với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế xã hội đây chính là cơ sở quan trọng để thành phố Hải Phòng tổ chức thực hiện chính sách ASXH theo đúng mục tiêu, định hướng đã đề ra.
Sau 15 năm đầu đổi mới, kinh tế Hải Phòng đã thoát khỏi khủng hoảng, dần ổn định và có sự tăng trưởng cao, tạo ra những tiền đề cần thiết để bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Trên lĩnh vực xã hội, những vấn đề bức xúc như tình trạng thất nghiệp, đói nghèo, giáo dục, y tế… có những chuyển
biến tích cực, đời sống người dân được cải thiện rõ nét. Tuy nhiên, kinh tế vẫn còn thiếu ổn định, chưa thực sự trở thành một đầu tàu kinh tế của cả nước. Các lĩnh vực việc làm, thất nghiệp còn hết sức gay gắt, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin… đối diện với nhiều áp lực trong cơ chế mới và chưa theo kịp với yêu cầu của xã hội.
Trước tình hình đó, yêu cầu đặt ra cho thành phố Hải Phòng trong giai đoạn mới là phát huy có hiệu quả tiềm năng lợi thế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời đảm bảo an sinh xã hội tốt hơn cho người dân.
Chương 3
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2010