Quá trình thực hiện chính sách ASXH có sự tham gia của cả hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội tại thành phố hải phòng từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 135 - 138)

Chương 5. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015

5.1.2. Quá trình thực hiện chính sách ASXH có sự tham gia của cả hệ thống chính trị

Trên tinh thần chỉ đạo của trung ương, quá trình thực hiện chính sách ASXH tại thành phố Hải Phòng đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc,

vai trò lãnh đạo, chỉ đạo Đảng bộ thành phố được phát huy; hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước được nâng cao và với sự tham gia tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị - xã hội.

Về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ thành phố, sau khi có Nghị quyết số 15-NQ/TW của trung ương, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Chương trình số 18-CT/TU ngày 06/12/2012 về thực hiện Nghị Quyết số 15-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Một số chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020. Điều này cho thấy sự kịp thời trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ thành phố. Bên cạnh đó, trong các trong văn kiện của Đại hội Đảng bộ, vấn đề ASXH được nêu ra để đánh giá những kết quả thực hiện, rút ra những kinh nghiệm từ đó đề ra các chỉ tiêu và giải pháp phù hợp. Những trụ cột chính, quan trọng của ASXH có nhiều nghị quyết, chỉ thị ban hành tập tập trung thực hiện như: Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17/7/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Chỉ thị số 08- CT/TU ngày 29/12/2011 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường công tác đào tạo nghề trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 28/10/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy, về việc thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020. Các văn bản trên đã tạo ra sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, tạo ra sự đồng thuận cao trong đảng viên và nhân dân. Đồng thời, Đảng bộ thành phố luôn nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong quá trình tổ chức thực hiện, đưa nội dung thực hiện vào kiểm điểm thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm đối với các cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan đơn vị chuyên môn.

Vai trò của HĐND được thể hiện trên nhiều phương diện, trong đó, vai trò giám sát được thể hiện rõ nét. Các hoạt động giám sát thường tập trung vào

những vấn đề “nhạy cảm” như: xóa đói giảm nghèo; vấn đề về nhà ở cho người thu nhập thấp; thực hiện chính sách BHXH, BHYT; quyền ASXH của người dân thuộc diện thu hồi đất... Qua hoạt động đó, đã kịp thời phát hiện và kiến nghị khắc phục những sai sót, yếu kém trong quá trình tổ chức thực hiện. Mặt khác, HĐND còn góp ý sửa đổi một số nội dung về ASXH cho phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính hiệu quả trong việc hoạch định chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

UBND thành phố có vai trò trực tiếp trong tổ chức thực hiện và quản lý có hiệu lực, hiệu quả trên các lĩnh vực của ASXH. Chủ động ban hành các chương trình, đề án cụ thể, bố trí ngân sách hợp lý, quản lý tốt các loại quỹ (Quỹ hỗ trợ giảm nghèo, Quỹ quốc gia về việc làm) gắn với đa dạng hóa phương thức hỗ trợ (về vốn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm) phù hợp với khả năng của từng đối tượng. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ để phòng ngừa, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trong công tác quản lý, triển khai thực hiện đảm bảo ASXH.

Các tổ chức chính trị - xã hội, cụ thể là Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đã tích cực tham gia, tham gia có hiệu quả. Điển hình, các tổ chức như Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên tích cực phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện các chương trình cho vay đối với người nghèo, người lao động cho nhu cầu tìm việc, học sinh, sinh viên, vay để xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường . Ngoài ra, các tổ chức chính trị - xã hội còn chủ động đề ra các chương trình hành động cụ thể, các mô hình hay phù hợp với hoạt động. Trong đó, có nhiều mô hình hướng tới người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, thông qua các mô hình đó, một bộ phận không nhỏ người dân được hỗ trợ về vật chất và tinh thần, chủ động vươn lên trong cuộc sống và nâng cao năng lực an sinh của bản thân.

Một phần của tài liệu Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội tại thành phố hải phòng từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 135 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)