Chương 2. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015
2.1. Những vấn đề chung về chính sách an sinh xã hội
2.1.2. Đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về
Trong quá trình lãnh đạo đất nước, nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề an sinh xã hội ngày càng rõ ràng, cụ thể, phù hợp với sự vận động của kinh tế thị trường và hội nhập nhập quốc tế.
Đại hội IX (2001), lần đầu tiên thuật ngữ an sinh xã hội được Đảng đề nêu ra: “từng bước mở rộng vững chắc hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội” [41, tr.105]. Đây được coi là một bước tiến trong tư duy của Đảng khi thuật ngữ này đã được đề cập trực tiếp trong một văn kiện Đại hội Đảng.
Đại hội X (2006), với thức tiễn sau 20 năm đổi mới, Đảng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc thực hiện an sinh xã hội, khẳng định là lĩnh vực thể hiện rõ nhất bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Do đó, cần giải quyết các vấn đề xã tương xứng với nhịp độ phát triển kinh tế: “Kết hợp chặt chẽ, hợp lý các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi với nghĩa vụ, cống hiến với hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ hơn cho phát triển kinh tế - xã hội” [42, tr.148].
Đại hội XI (2011), nhận thức về ASXH được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011): “Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc” [43, tr.78]. Đại hội tiếp đề ra những định hướng cho việc đảm bảo ASXH: Hoàn thiện hệ thống chính sách, kết hợp chặt chẽ các mục tiêu, chính sách kinh tế với các mục tiêu, chính sách xã hội; thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững. Cụ thể hóa tư tưởng chỉ đạo của Đại hội XI, Nghị quyết số 15-NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI ngày 1/6/2012 về Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 đã đề ra mục tiêu: “Ðến năm 2020, cơ bản bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân”. Nghị quyết số 15 là một bước phát triển mới trong nhận thức của Đảng về ASXH, đánh dấu sự hoàn thiện về đường lối ASXH.
Đại hội XII (2016), công cuộc đổi mới đất nước tiến hành được 30 năm, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Tại Đại hội, Đảng khẳng định bảo đảm an sinh xã hội là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ mới, đồng thời đề ra định hướng lớn là: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội tới mọi người dân… Chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh xã hội của công dân” [44, tr.137]; “Khuyến khích nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh xã hội của mỗi người dân. Mọi người dân đều có cơ hội và điều kiện bảo đảm an sinh xã hội và phát huy khả năng tự bảo đảm an sinh xã hội của mình” [44, tr.300].
Từ quá trình thay đổi nhân thức trên, quan điểm chỉ đạo được rút ra là:
Một là, bảo đảm ASXH là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Hai là, chính sách ASXH phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nước trong từng thời kỳ; ưu tiên người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.
Ba là, hệ thống ASXH phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ; bảo đảm bền vững, công bằng.
Bốn là, Nhà nước bảo đảm thực hiện và giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách ASXH; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia. Ðồng thời tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh.
Năm là, tăng cường hợp tác quốc tế để có thêm nguồn lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách ASXH.
Bên cạnh đó, những chủ trương lớn cũng được đề cho một số lĩnh vực cụ thể:
Về giải quyết việc. Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, học nghề, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, ưu tiên người nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn; kết nối cung - cầu về lao động.
Về xóa đói giảm nghèo. Thực hiện hỗ trợ cho các địa phương đặc biệt khó khăn và hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo; Khuyến khích làm giàu hợp pháp, đồng thời ra sức xóa đói giảm nghèo; Tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng và năng lực sản xuất để địa phương hoặc người nghèo có thể tự phát triển; Đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức bảo đảm giảm nghèo bền vững.
Về BHXH, BHYT. Tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân; Quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả Quỹ BHXH, BHYT; Xây dựng hệ thống BHXH, BHYT hiện đại, chuyên nghiệp;
Đa dạng sản phẩm dịch vụ BHYT, áp dụng thêm các loại BHXH mới.
Về trợ giúp xã hội. Mở rộng đối tượng thụ hưởng; nâng dần mức trợ cấp xã hội; Củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân; Hỗ trợ kịp thời người gặp rủi ro nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Về đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản. Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ; Đẩy mạnh xã hội hóa, đồng thời đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị công lập theo hướng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, công khai, minh bạch, hiệu quả; Tạo điều kiện các cơ sở ngoài công lập tham gia cung ứng dịch vụ.
Sơ đồ 2.2: Chính sách xã hội của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020
(Nguồn: NCS thiết kế theo Nghị quyết số 15-NQ/TW) Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước thể chế hóa bằng văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách cụ thể. Hiến pháp năm 2013, Điều 34 quy định: “Công dân có quyền được bảo đảm ASXH”. Đây là lần điều tiên Quốc hội Việt Nam dành hẳn một điều độc lập để khẳng định quyền ASXH của người dân trong một văn bản pháp lý cao nhất - Hiến pháp. Bên cạnh đó,
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ
CÔNG
CHÍNH SÁCH ASXH
Việc làm
BHXH BHYT
Trợ giúp xã hội
Dịch vụ XH cơ XĐGN
trên các trụ cột của ASXH, hệ thống pháp luật, chính sách cũng được Nhà nước ban hành, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn [Phụ lục 2.1].
Có thể nói, đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về ASXH đã tạo ra sự thống nhất trong chỉ đạo thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin cho cán bộ đảng viên và người dân cả nước nói chung, thành phố Hải Phòng nói riêng.