Chương 5. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015
5.1.4. Quá trình thực hiện chính sách ASXH tại thành phố Hải Phòng có nhiều tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực, giai đoạn sau phát triển hơn giai đoạn trước và so mới mặt bằng chung của cả nước
Từ năm 2001 đến năm 2015 thực hiện chính sách ASXH đã đem lại những kết quả tích cực, các lĩnh vực của ASXH có bước phát triển, góp phần làm thay đổi bộ mặt thành phố, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên.
Trên lĩnh vực giải quyết việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị được giữ ở mức thấp, thời gian lao động ở khu vực nông thôn tăng lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo được cải thiện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (đào tạo dài hạn 3 tháng trở lên và có chứng chỉ) tăng từ 23,1% năm 2008 lên 31,8% năm 2015 [123].
Biểu đồ 5.1: So sánh tỷ lệ lao động qua đào tạo của Hải Phòng với cả nước, ĐBSH và một số địa phương (2015)
(Nguồn: Tổng cục thống kê, https://www.gso.gov.vn/, [123]) Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Hải Phòng chỉ thấp hơn Hà Nội (Thủ đô) và Quảng Ninh (trung tâm khai thác khoáng sản), cao hơn so mới mặt bằng chung của cả nước, của khu vực đồng bằng Sông Hồng và một số địa phương lân cận.
Trong công tác đào tạo nghề có sự chuyển biến tích cực, đi vào thực chất và hiệu quả hơn, gắn với nhu cầu doanh nghiệp và thị trường lao động.
Hình thành được các nghề đào tạo trọng điểm (cấp độ ASEAN, cấp độ quốc tế) vừa phục vụ cho quá trình CNH, HĐH của thành phố cũng như hướng vào xuất khẩu. Các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đi vào trọng điểm, chú trọng vào việc ứng dụng kỹ thuật và công nghệ. Quỹ quốc gia giải quyết việc làm tiếp tục phát huy được hiệu quả, số vốn hỗ trợ được nâng lên, thị trường lao động được hoàn thiện chuyên nghiệp hơn.
Về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Đối tượng tham gia các loại hình bảo hiểm ngày một tăng. Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin đẩy mạnh thực hiện so với giai đoạn trước. Một số chính sách bảo hiểm mới được triển khai như bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tự nguyện cho nông dân; nâng mức hỗ trợ bảo hiểm xã hội cho nông dân, ngư dân và cư dân các huyện đảo. Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chặt chẽ, chi trả đúng đối tượng, đúng định mức.
19.9
27.5
31.8
39.4
22.5
35.6
18.8 21.5
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Cả nước ĐBSH Hải Phòng
Hà Nội Vĩnh Phúc
Quảng Ninh
Hải Dương
Hưng Yên
Về xóa đói giảm nghèo. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Hải Phòng đạt được kết quả toàn diện. Tỷ lệ hộ nghèo liên lục giảm qua các năm, từ 6,55% năm 2010 xuống còn 1,53% năm 2015 (số hộ nghèo giảm từ 31.948 hộ năm 2010 xuống còn 8.033 hộ năm 2015), bình quân mỗi năm giảm trên 1%. Đời sống của một bộ phận dân cư nghèo được nâng lên. Nhận thức của các cấp, các ngành về công tác giảm nghèo bền vững ngày càng đầy đủ, ý chí, quyết tâm vươn lên thoát nghèo của người dân ngày càng cao.
Về trợ giúp xã hội. Thành phố thực hiện đầy đủ, kịp thời trợ giúp xã hội thường xuyên. Cơ sở vật chất tại các trung tâm bảo trợ xã hội được cải tạo, nâng cấp và xây mới. Công tác đào tạo người làm công tác xã hội, người làm trong các trung tâm trợ giúp xã hội được quan tâm hơn. Bên cạnh đó, công tác trợ giúp đột xuất cũng được thành phố thực hiện kịp thời nhằm bảo đảm ổn định đời sống người dân khi gặp thiên tai, hỏa hoạn và các nguyên nhân bất khả kháng. Thành phố luôn chủ động bố trí ngân sách của địa phương đồng thời huy động cộng đồng và các nhà hảo tâm hỗ trợ.
Về các DVXHCB. Đảm bảo các DVXHCB cho người dân được thực hiện có kết quả toàn diện về cả chiều rộng và chiều sâu, vừa đáp ứng được yêu cầu cơ bản, cấp thiết của người dân, trong đó có người dân thuộc nhóm yếu thế của xã hội, vừa đáp ứng yêu cầu cao, phù hợp với mức sống của một bộ phận dân cư có điều kiện kinh tế. Điều đó được thể hiện ở các mặt sau:
- Về giáo dục. Hệ thống cơ sở vật chất, mạng lưới giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh và đa dạng hóa với đầy đủ các cấp học, trình độ và loại hình đào tạo từ mầm non đến đại học cả công lập và ngoài công lập. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Với những điều kiện, yếu tố trên, Hải Phòng trở thành một trong những địa phương thực hiện phổ cập các cấp sớm nhất so với cả nước.
- Về dịch vụ y tế. Hệ thống y tế được hoàn thiện và phát triển hơn so với giai đoạn trước. Y tế biển đảo được quan tâm và thực hiện tốt, người dân
tại các huyện đảo dễ dàng tiếp cận được dịch vụ y tế. Ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật hiện đại đạt trình độ ngang với các bệnh viện tuyến Trung ương và quốc tế. Các chỉ tiêu tổng quát về sức khỏe của nhân dân thành phố đều tiến bộ hơn so với giai đoạn trước.
Bảng 5.2: Các chỉ tiêu về y tế của thành phố Hải Phòng (2006 - 2015)
Các chỉ tiêu 2006 2015
Tuổi thọ trung bình 72 76
Tỷ số chết mẹ/trẻ đẻ sống 16,8/100.000 >9/100.000
Tỷ suất chết trẻ dưới 1 tuổi 5,3‰ 3,5‰,
Tỷ suất chết trẻ dưới 5 tuổi 7,2‰ 5‰
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 15,1% 11,3%.
(Nguồn: Thành ủy Hải Phòng, năm 2016, [112]) Không chỉ có sự tiến bộ hơn so với giai đoạn trước mà so với mặt bằng chung các tỉnh/thành phố thuộc Đồng bằng Sông Hồng và cả nước có nhiều chỉ số tiến bộ hơn. Số bệnh viện, số Bác sĩ của thành phố Hải Phòng đều hơn các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng (chỉ sau Hà Nội), số Dược sĩ đứng thứ 6/11; tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thấp thứ 2 (sau Hà Nội), tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đứng thứ 8/11 [Phụ lục 5.1].
- Về nhà ở. Tính đến năm 2014, 100% hộ dân trên địa bàn thành phố Hải Phòng có nhà ở với diện tích bình quân là 18,5m2, không có tình trạng nhà tạm, nhà tranh tre, vách đất. Thành phố đã thực hiện tốt việc xóa nhà tạm cho hộ nghèo; nhà ở cho sinh viên được quan tâm, đầu tư phát triển cơ bản đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Nhiều dự án nhà ở xã hội được triển khai, xây dựng và đi vào hoạt động.
- Về thông tin. Hệ thống cung cấp thông tin có sự phát triển vượt bậc, đa dạng về loại hình, bên cạnh hệ thống cung cấp thông tin truyền thống như truyền hình, phát thanh, báo in, tạp chí… đã hình thành nên hệ thống thông tin truyền thông hiện đại thông qua báo điện tử, mạng xã hội. Người dân cả nông thôn, thành thị và hải đảo dễ dàng tiếp cận được các nguồn thông tin do thành
phố khuyến khích, tạo điều kiện và tập trung đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông, thông tin liên lạc. Điều này góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời nâng cao năng lực, nhận thức cho người dân về mọi mắt.
- Về nước sạch. Tính đến hết năm 2015, Thành phố cơ bản hoàn thành các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2011-2015.
Cụ thể: số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt khoảng 86%, trong đó 45% đạt QCVN 02/2009/BYT. Nhận thức của người dân nông thôn về sử dụng nước sạch, thực hành các hành vi vệ sinh và bảo vệ môi trường được nâng lên. Các công trình đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành hệ thống cấp nước được cải thiện.