Đối với xã hội

Một phần của tài liệu Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội tại thành phố hải phòng từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 145 - 149)

Chương 5. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015

5.2.2. Đối với xã hội

Trong 15 năm thực hiện chính sách ASXH, có 3 năm liên tiếp thành phố chọn ASXH là chủ đề của năm. Năm 2009, “Tăng thu ngân sách, đảm bảo ASXH”; năm 2010, “Tăng cường bảo vệ môi trường và đảm bảo ASXH”, năm 2011, “Năm đô thị và bảo đảm ASXH”. Đây là những năm kinh tế thành phố rời vào suy thoái do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhưng sự ưu tiên tập trung thực hiện trong 3 năm cũng như trong suốt quá trình 15 năm qua đã tác động lớn đến nhiều phương diện xã hội của Hải Phòng.

Thứ nhất, góp phần ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và tạo ra sự gắn kết trong xã hội.

Với việc thực hiện có hiệu quả chính sách GQVL, XĐGN, đảm bảo các DVXHCB đã góp phần ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Hải Phòng.

Thu nhập bình quân đầu người của thành phố liên tục tăng và cao hơn mức thu nhập trung bình chung của cả nước cũng như của khu vực Đồng bằng sông Hồng.

Bảng 5.4: Thu nhập bình quân đầu người/tháng của Hải Phòng so với cả nước và các tỉnh/thành phố thuộc Đồng bằng sông Hồng (2010- 2014)

(Đơn vị: nghìn đồng)

2010 2012 2014

Cả nước 1.387 2.000 2.637

Đồng bằng sông Hồng 1.580 2.351 3.265

Hà Nội 2.013 2.945 4.113

Vĩnh Phúc 1.232 1.867 2.378

Bắc Ninh 1.646 2.502 3.512

Quảng Ninh 1.787 2.557 3.053

Hải Dương 1.306 2.047 2.755

Hải Phòng 1.694 2.526 3.923

Hưng Yên 1.199 1.803 2.192

Thái Bình 1.129 1.729 2.469

Hà Nam 1.150 1.754 2.198

Nam Định 1.237 1.791 2.816

Ninh Bình 1.202 1.696 2.215

(Nguồn: Tổng cục thống kê, [123]) Từ năm 2010 đến năm 2014, thu nhập bình quân đầu người ở Hải Phòng tăng từ 1.694 nghìn đồng lên 3.923 nghìn đồng, tăng 2,3 lần. Mức thu nhập bình quân của Hải Phòng (chỉ đứng sau Hà Nội) cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của các địa phương ở Đồng bằng sông Hồng và so với mặt bằng chung của cả nước.

Không chỉ tăng thu nhập bình quân mà mức độ chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư, giữa nông thôn và thành thị có xu hướng thu hẹp lại.

Bảng 5.5: Mức độ chênh lệch thu nhập giữa các nhóm, các vùng

2008 2014

Thu nhập phân theo khu vực (theo tháng)

Thành thị 1.565,0 3.670,9

Nông thôn 869,1 2.494,1

Phân theo nhóm (Nghìn đồng)

Nhóm 1 383,9 1.353,4

Nhóm 2 616,1 2.118,1

Nhóm 3 863,7 2.642,9

Nhóm 4 1.168,2 3.330,6

Nhóm 5 2.958,9 5.890,5

Chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất (Lần)

Nông thôn 7,64 4,13

Thành thị 7,12 3,72

(Nguồn: Cục thống kê Hải Phòng, [20, tr.404]) Qua bảng trên có thể thấy, từ năm 2008 đến năm 2014, xu hướng chung là thu hẹp khoảng thu nhập giữa các khu vực và các nhóm: Chênh lệch trong thu nhập giữa nông thôn và thành thị là 1,8 lần giảm xuống còn 1,3 lần; giữa nhóm cao nhất (nhóm 5) với nhóm thấp nhất (nhóm 1) ở khu vực nông thôn là 7,64 lần xuống còn 4,13 lần, khu vực thành thị là 7,12 lần xuống còn 3,72 lần.

Điều này một phần phản ánh được chất lượng tăng trưởng kinh tế của thành phố, khi những thành quả kinh tế được phân bổ đến mọi khu vực.

Bên cạnh đó những chỉ số liên quan đến chất lượng cuộc sống của người dân Hải Phòng cũng được cải thiện. Với sự phát triển mạnh, toàn diện của hệ thống giáo dục, người dân ở cả nông thôn, thành thị, các huyện đảo đều dễ dàng tiếp cận được các loại hình giáo dục, từ công lập đến tư thục, từ giáo dục phổ cập đến chuyên sâu, đạt chuẩn quốc tế và phù hợp với điều kiện, khả năng của mọi tầng lớp dân cư. Trên lĩnh vực y tế cũng có sự phát triển đồng bộ, nhờ đó tuổi thọ trung bình của người dân Hải Phòng liên tục tăng từ 72 tuổi năm 2006 lên 76 tuổi năm 2015 [112]. Ngoài ra, đó còn sự thuận lợi trong việc tiếp cận các loại hình

dịch vụ khác như thông tin, nước sạch, môi trường nông thôn, cảnh quan đô thị được cải thiện. Những yếu tố đã góp phần không nhỏ vào việc ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Hải Phòng.

Thực hiện tốt một số nội dung trong chính sách ASXH đã tạo ra sự gắn kết trong xã hội. Đó là sự quan tâm của người dân, chung tay góp sức từ các doanh nghiệp, tinh thần đoàn kết, trương trợ trong trong xã hội được phát huy.

Các tổ chức chính trị - xã hội, thông qua các chương trình cụ thể có những sự giúp đỡ thiết thực, hiệu quả đối với các hội viên gặp khó khăn, do đó, vai trò của tổ chức được củng cố, tăng cường, trở thành hạt nhân đoàn kết các hội viên.

Có thể khẳng định qua các hoạt động cụ thể, thiết thực trên vừa đóng góp trực tiếp vào thực hiện chính sách ASXH và sự gắn kết, chia sẻ giữa cộng đồng dân cư được củng cố và phát huy.

Thứ hai, góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội ở địa bàn nông thôn Quá trình đô thị hóa, CNH, HĐH và sự tác động của cơ chế thị trường làm cho khu vực nông thôn ít nhiều xáo trộn. Sự diễn biến phức tạp của điều kiện tự nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân nông thôn. Do đó, thực hiện tốt chính sách ASXH sẽ góp phần giữ vững ổn định về chính trị, xã hội ở nông thôn.

Trong 15 năm thực hiện chính sách ASXH với những kết quả đạt được đã vừa góp phần vào thay đổi bộ mặt nông thôn ở Hải Phòng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện chính sách ASXH vấn đề dân chủ ở cơ sở, tinh thần dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra được thực hiện nghiêm tục và hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Do đó, tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội ở nông thôn cơ bản được giữa vững.

Thứ ba, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Đô thị văn minh, hiện đại không chỉ là sự phát triển về kinh tế, hạ tầng giao thông; nếp sống của người dân, môi trường... mà nó còn đến từ những thiết chế cơ bản về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin... Những thiết chế đó ngày càng được hoàn thiện, phát triển hiện đại gắn với quá trình thực

hiện chính sách ASXH ở thành phố. Hệ thống giáo dục phát triển đồng bộ từ mầm non đến đại học; từ giáo dục đại trà, phổ cập đến giáo dục theo chuẩn quốc tế; các bệnh viện trong và ngoài công lập vừa đáp ứng yêu cầu của người dân vừa phục vụ cho người nước ngoài; các khu chung cư, tổ hợp nhà cao tầng cho người lao động, người thu nhập thấp được xây dựng thay thế dần cho các khu chung cư cũ, xuống cấp...; hệ thống phát thanh, truyền hình, trung tâm thông tin viện đầy đủ, đa dạng; 100% người dân đô thị được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh… Bên cạnh đó, thực hiện tốt chính sách trợ giúp xã hội, các trung tâm trợ giúp xã hội được mở rộng, nâng cấp, kịp thời hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Do đó, ở Hải Phòng gần như không còn người vô gia cư, người ăn xin, trẻ mồ côi lang thang trên đường phố. Điều này góp phần xây dựng hình ảnh của một thành phố văn minh, tiến bộ và hiện đại.

Một phần của tài liệu Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội tại thành phố hải phòng từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 145 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)