TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

Một phần của tài liệu Văn 6 kì 1 2cot (Trang 23 - 29)

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vô, ...

Bước II. Kiểm tra bài cũ :

Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới và sách vở đầu năm học của HS Bước III . Tổ chức dạy và học bài mới

HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.

* Phương pháp: Thuyết trình.

* Kỹ thuật : Động não.

* Thời gian: 3’.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Trong bài thơ "Theo chân Bác"nhà thơ Tố Hữu có

viết:

"Ôi! sức trẻ ! Xưa trai Phủ Đổng Vươn vai, lín bổng dậy nghìn cân Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc ân !

Phủ Đổng Thiên Vương - hay Thánh Gióng đã trở thành biểu tượng tuyệt đẹp. Hình tượng đó đã được nhân dân thêu dệt, lý tưởng hoá như thế nào? ⇒ Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.

- Học sinh lắng nghe và ghi tên bài.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu : + Bước đầu cảm nhận văn bản qua việc đọc + HS hiểu các giá trị nội dung nghệ thuật đặc sắc của văn bản.

+ Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng.

+ Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác... Tích hợp kiến thức văn học

* Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm.

* Kỹ thuật: Động não, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút.

* Thời gian: 35’.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1. HD HS đọc, tìm hiểu chú thích

1.HD HS đọc: to, rõ ràng, thể hiện được sự trưởng thành kì diệu của Gióng.

GV đọc mẫu. Gọi HS đọc. N/xét cách đọc.

2.Cho HS kể tóm tắt truyện.

Nghe,x/định cách đọc 3HS đọc nối tiếp.

1HS kể, HS khác n/xét

3.Cho HS tìm hiểu khái niệm truyện truyền thuyết

Học sinh giải thích từ lẫm liệt, sứ giả?

GV tích hợp chờ: Đó là những từ có nguồn gốc mượn từ tiếng Hán ⇒ Hán Việt

Theo dõi sgk, tìm hiểu, trả lời.

B1. HD HS tìm hiểu khái quát văn bản -VB thuộc thể loại nào?

HS suy nghĩ, xác định, trình bày.

-Thể loại: truyền thuyết.

Truyện được biểu đạt bằng phương thức nào?

-N/vật chính trong truyện là ai? Cách giới thiệu nhân vật ở đây khác cách giới thiệu nhân vật ở truyện mà em đã được học và nghe thế nào?

-Liệt kê các sự việc chính của truyện?

-Dựa vào các sự việc chính, em hãy kể tóm tắt lại truyện?

- Phương thức BĐ: tự sự.

-N/vật chính: Thánh Gióng

-1HS kể lại. HS khác nhận xét.

* HS: có 4 sự việc chính trong truyện:

- Gióng sinh ra - Gióng lín lên

- Gióng đi đánh giặc - Gióng bay về trời B2. HD HS tìm hiểu chi tiết văn bản

Cho HS theo dõi đoạn 1,2 của VB. Nêu yêu cầu:

-Em hãy liệt kê những chi tiết kể về sự ra đời của Gióng?

-Qua những chi tiết ấy, em có suy nghĩ gì về sự ra đời của Gióng?

-HS theo dõi VB, tìm , liệt kê chi tiết và trình bày.

+Người mẹ ướm chân lên vết chân to.Về nhà, bà thụ thai.

+Mẹ mang thai 12 tháng mới sinh.

-> Sự ra đời hết sức kì lạ.

Cho HS thảo luận:

-Tiếng nói đầu tiên của Gióng là câu nói

HS thảo luận nhóm bàn(3’) và trình bày kết quả thảo luận.

nào? Với ai? Trong hoàn cảnh nào?

-Tiếng nói đầu tiên là tiếng nói đòi đi đánh giặc.Điều đó có ý nghĩa gì?

*GV nhận xét, bổ sung: Tiếng rao của sứ giả là lời hiệu triệu của vua, là tiếng gọi của non sông đất nước.

Gióng là h/ả của n/dân: lúc bình thường thì lặng lẽ ,âm thầm nhưng khi đất nước lâm nguy thì cất tiếng nói bảo vệ Tổ quốc. Câu nói của Gióng thể hiện sức mạnh tự cường, niềm tin chiến thắng của dân tộc ta.

-Chi tiết Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đi đánh giặc muốn nói lên điều gì?

HS các nhóm nhận xét

- Lên ba chẳng nói, bỗng dưng cất tiếng nói....

ta sẽ phá tan lũ giặc

Tiếng nói biểu hiện lòng yêu nước, căm thù giặc, thể hiện niềm tin chiến thắng của dân tộc ngay từ buổi đầu dựng nước.

HS: *Những đồ vật ấy chính là sức người, sức của của n/dân ta góp lại để tạo đ/k chongười anh hùng lập nên chiến công.

Nêu yêu cầu:

-Em hãy tìm chi tiết kể về sự lín lên và trưởng thành của Gióng?

-Những người nuôi Gióng lín lên là ai?

-Em có suy nghĩ gì về sự lín lên và trưởng thành của Gióng

HS HĐ cá nhân, tìm chi tiết, suy nghĩ, trình bày

Gióng lín nhanh như thổi…Bà con vui lòng gom góp thóc gạo nuôI Gióng.

->Nhanh chóng và kì diệu Cho HS thảo luận:

-Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi Gióng có ý nghĩa gì? Chi tiết ấy nhằm thể hiện điều gì?

-Chi tiết Gióng lín nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ có ý nghĩa gì? Thể hiện ước mơ gì của người xưa?

-GV bổ sung: Sức mạnh của Gióng là do nhân dân ta hun đóc lên từ những thứ rất bình dị. Hình ảnh Gióng là tượng trưng cho sức mạnh tiềm tàng của dân tộc ta. Để thắng giặc, Gióng phải trở thành tráng sĩ. Cái vươn vai của Gióng là biểu tựơng cho sự trỗi dậy của sức mạnh dân tộc. Nó hội tụ tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm chống ngoại xâm, khát vọng khẳng định sức mnạh vô địch của dân tộc tuy nhỏ bé nhưng anh hùng, bất khuất..

HS thảo luận nhóm bàn(3’) và trình bày kết quả thảo luận. Nhóm khác bổ sung.

Nêu yêu cầu:

-Sự việc Gióng đi đánh giặc được kể lại như thế nào?

-Em có nhận xét gì về việc đánh giặc của Gióng?

-Theo dõi VB, tìm chi tiết, suy nghĩ, trả lời.

- Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan lũ giặc.

=>Ước mong có vò khí sắc bén chống giặc ngoại xâm; phản ánh thời đại văn minh đồ sắt - Gióng lín nhanh như thổi bà con vui lòng gom góp thóc gạo nuôi Gióng

Ước mong Gióng lín nhanh để có sức mạnh đánh giặc.

Suy nghĩ: người anh hùng muốn có sức mạnh phải biết dựa vào nhân dân, nhân dân sẵn sàng che chở, giúp đỡ.

Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân.

Anh hùng Gióng thuộc về nhân dân.

- Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt.

=> Cái vươn vai phi thường, thần kì

Trong hoàn cảnh lâm nguy, dân tộc ta phải trưởng thành nhanh chóng vượt bậc để có đủ sức mạnh chống giặc ngoại xâm.

Cho HS thảo luận: Chi tiết Gióng nhổ những bụi tre bên

đường quật vào giặc khi roi sắt gãy có ý nghĩa gì?

* Tích hợp giáo dục ANQP Hình ảnh Gióng nhổ tre đánh giặc giúp chúng ta cảm nhận được: những vật bình thường nhất của quê hương cũng cùng Gióng đánh giặc. Tre là sản vật của quê hương, cả quê hương sát cánh cùng Gióng đánh giặc. Trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta, cỏ cây cũng trở thn àh vò khí giết quân thù, đóng như lời Bác Hồ nói: “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm”

-HS thảo luận nhóm bàn (2 ‘), trả lời.

- HS lắng nghe

Sau khi đánh tan giặc, anh hùng Gióng đã làm gì? Chi tiết ấy gợi cho em suy nghĩ gì?

*Gióng ra đời khác thường thì ra đi cũng khác thường. Gióng bay lên trời, về cõi vô biên, bất tử. gióng là nước non, đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang. Gióng sống mãi với nhân dân, với quê hương, đất nước.

- HS độc lập trả lời:

Gióng cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay thẳng lên trời.

-> Gióng đánh giặc vì nghĩa lín, cao cả nên khi hoàn thành nhiệm vô, Gióng ra đi vô tư thanh thản

Gióng là bất tử.

Vậy hình tượng Thánh Gióng có ý nghĩa gì? Nhân dân gửi gắm quan niệm, và ước mơ gì

-Đặc điểm của Truyền thuyết là sử dụng yếu tố tưởng tượng kì ảo, em kể một vài chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện?

-Dựa vào sự thật lịch sử nào mà nhân dân ta sáng tạo nên truyện Thánh Gióng? kể các chi tiết cốt lõi sự thật lịch sử?.

GV: Vào đời Hùng Vương chiến tranh tự vệ càng trở lên ác liệt đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng , cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng kiên quyết chống lại mọi đạo quân xâm lước để bảo vệ cộng đồng trong đó có giặc Ân. Làng gióng, Lễ hội Phù Đổng Thiên Vương, tre Đằng Ngà, hồ ao liên tiếp... đó là những sự thật lịch sử, là cốt lõi để nhân dân ta sáng tạo ra truyền thuyết Thánh Gióng.

Gv chiếu một số hình ảnh về đền thờ Gióng ( vua nhớ ơn phong là Phù đổng Thiên Vương cho lập đền thờ ở làng Phù Đổng ( làng Gióng) lễ hội tháng tư, lí giải về ao hồ, nói Sóc, tre đằng Ngà.

Truyện Thánh Gióng thể hiện thái độ gì của nhân dân ta?

GV chốt lại đặc điểm nghệ thuật nổi bật của truyện.

HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP

* Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng.

- Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.

* Thời gian: 10- 12 phút.

* Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm,.

* Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy.

* Thời gian: 3’

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

Chiếu máy BTTN Cá nhân

Bài tập TN Chiếu máy BTTN

1. Truyền thuyết Thánh Gióng không nhằm giải thích hiện tượng nào sau đây?

A. Tre đàng ngà có màu vàng óng B. Có nhiều hồ ao để lại

C. Thánh Gióng bay về trời D. Có một làng được gọi là làng Cháy 2. Truyện phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?

A. Vò khí hiện đại để giết giặc B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước C. Tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm D. TÌnh làng nghĩa xóm

3. Chi tiết nào dưới đây không liên quan đến hiện thực lịch sử?

A. đời Hùng Vương thứ sáu ở làng Gióng B. Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta

C. Từ sau hôm gặp sư giả, chú bé lín nhanh như thổi

D. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng

* Đáp án: Câu 1: C , Câu 2: , Câu 3: C HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập

- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ

* Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm,.

* Kĩ thuật: Động não, hợp tác.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trũ Giáo viên treo tranh cho học sinh kể

diễn cảm lại sự việc để minh hoạ cho tranh.

H. Hình tượng TG được tạo ra bằng nhiều yếu tố thần kì. Với em, chi tiết thần kì nào đẹp nhất? Vì sao?

* GV cảm hứng về truyền thuyết TG nhà thơ Ngô Chi Lan (Thời Lê ) đã viết

Cây xuân nói phủ vẽ mây nhàn Muôn tía nghìn hồng dạng thế gian Ngựa sắt về trời tên tạc mãi

Anh hùng muôn thuở với giang san

HS quan sát phát hiện sự việc ⇒ kể HS lựa chọn:

-Sự ra đời thần kì -Cái vươn vai của G -Gióng bay về trời...

H. Hàng năm các trường vẫn tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng. Nêu ý nghĩa của ngày hội đó

Gợi ý:

- TG thuộc lứa tuổi nhi đồng -> thiếu niên -> thanh niên .

- TG mang sức mạnh phi thường trưởng thành nhanh chóng. Gióng vô tư gần gũi ND, yêu nước

=> Hội khỏe không chỉ tôn vinh hình ảnh người anh hùng nhỏ tuổi chống giặc mà cũn thể hiện ước mơ của ND về sức mạnh của con em mình: cao, nhanh, khỏe. Khỏe để học tập và góp phần dựng xây đất nước

. => phẩm chất đạo đức cần giáo dục cho thế hệ trẻ.

H. Tiếp bước người anh hùng làng Gióng, kể tên những gương sáng tuổi nhỏ mà chí lín...

GV liên hệ: HS tự hào và phát huy truyền thống anh hùng của thiếu nhi

Tích hợp kĩ năng sống tự chăm sóc bảo vệ sức khỏe

HS trình bày suy nghĩ của bản thân

HS trình bày sự hiểu biết/ tích hợp kiến thức lịch sử, xó hội

VN qua công cuộc giữ nước và xây dựng đổi mới ...

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức - Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian:1’

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

- Kể lại truyện.

- Nếu vẽ tranh minh hoạ cho truyện, em sẽ vẽ cảnh nào?

+ Quan sát, lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, trình bày..../ Rèn kĩ năng tự học

Bước IV. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà (5’):

- Dựa vào cách tìm hiểu văn bản Thánh Gióng để tự đọc, tóm tắt và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của 2 văn bản đọc thêm: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giày

- Soạn bài: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh + Đọc kỹ văn bản, kể tóm tắt văn bản.

+ Tìm bố cục văn bản và trả lời đầy đủ câu hỏi phần đọc hiểu trong sgk.

- Chuẩn bị ngữ liệu cho Từ và cấu tạo từ trong Tiếng Việt

**************************************

Tuần 2 Tiết 6

Một phần của tài liệu Văn 6 kì 1 2cot (Trang 23 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(265 trang)
w