Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự

Một phần của tài liệu Văn 6 kì 1 2cot (Trang 121 - 126)

TUẦN 8 TIẾT: 30: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự

1.Nêu yêu cầu:

-Hãy tóm tắt các sự việc trong truyện

“Ông lão đánh cá... vàng”.

*GV chốt lại trên bảng phụ, cho HS quan sát

1.Tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá... vàng.

+Ông lão đánh cá nghèo bắt được con cá vàng, con cá xin tha và hứa đền ơn. Ông lão thả con cá mà không đòi hỏi gì.

+Mụ vợ biết chuyện bắt ông lão đòi cá vàng đền ơn: cái máng lợn mới, ngôi nhà đẹp, làm nhất phẩm phu nhân, làm nữ hoàng.

+Mụ vợ còn đòi làm Long vương ngự trên mặt biển bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý mụ

+Kết quả: trở về thân phận cũ bên cái máng lợn ăn sứt mẻ

-Các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào? Có thể đảo lộn thứ tự các sự việc không? Vì sao?

-Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?

-Thứ tự kể: kể theo thứ tự diễn biến các sự việc ( ->Thứ tự tự nhiên các sự việc

=>Phê phán lòng tham vô độ của mụ vợ ông lão

2.Cách kể như trên là cách kể xuôi.

Vậy em hiểu thế nào là cách kể xuôi?

Theo em, cách kể xuôi có tác dụng gì?

=>Cách kể theo thứ tự tự nhiêni: sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau.

Tác dụng: cốt truyện mạch lạc, dễ theo dõi.

3.Kể tên các truyện có cách kể xuôi như trên?

VD: Hầu hết các truyện truyền thuyết, cổ tích.

4.Cho HS đọc bài văn trong sgk. Nêu yêu cầu:

-Bài văn kể chuyện gì?

-Hãy tóm tắt các sự việc chính trong bài văn?

-Trong các sự việc trên, đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả?

2.Bài văn. (sgk/97)

-Nội dung: kể chuyện thằng Ngỗ.

-Các sự việc chính:

+Thằng Ngỗ bị chó cắn phải băng bó ở trạm y tế.

+Lúc Ngỗ bị chó cắn, kêu cứu nhưng mọi người tưởng Ngỗ lừa nên không ai ra cứu.

+Ngỗ hay đánh lừ mọi người nên mọi người không ai tin nó nữa.

5.Nêu yêu cầu:

-Thứ tự kể trong VB này có gì khác thứ tự kể trong các VB em đã học?

-Kể như vậy có tác dụng gì?

->Kể kết quả trước, trình bày nguyên nhân sau.

(kể ngược)

-Tác dụng: Làm nổi bật ý nghĩa của bài học, tạo sự bất ngờ, gây chú ý.

6.Khi đi học về, em bất ngờ gặp một sự việc nào đó, khi về nhà em sẽ kể điều gì trước?

-Kể kết quả trước rồi mới lần lượt kể lại các sự việc

7.Cách kể như trên là cách kể không theo thứ tự tự nhiên (hay còn được gọi là kể ngược). Em hiểu thế nào là kể ngược? Tác dụng của cách kể đó?

- Để có thể kể từ kết quả đến nguyên nhân, người kể cần có khả năng gì?

=>Cách kể không theo thứ tự tự nhiên: kể kết quả, sự việc hiện tại trước sau đó mới kể bổ sung hoặc nhớ lại những sự việc trước đó.

8.Hai cách kể như trên có ưu điểm gì, nhược điểm gì?

-Kể “xuôi”: cốt truyện mạch lạc, dễ theo dõi nhưng đơn điệu.

9. Vậy là hai cách kể này đều có những ưu thế riêng. Các em cần lựa chọn thư tự kể phù hợp cho những câu chuyện khác nhau.

GV định hướng cho hs lựa chọn thứ tự tự nhiên để phù hợp với trình độ tư duy.

- Gọi hs đọc ghi nhớ.

-Kể “ngược”: Làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

*Ghi nhớ. SGK HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng.

- Rèn năng lực tiếp nhận thông tin ,

- Rèn năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập văn bản

* Thời gian: 20- 22 phút.

* Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Kỹ thuật: Động não, công đoạn, giao nhiệm vô, chia nhóm.

Hoạt động của thầy Chuẩn KTKN cần đạt

I.1. HDHS làm bài tập 1.

Bài 1: Cho HS nghe đọc văn bản - Cho HS đọc yêu cầu văn bản

Trả lời cá nhân các câu hỏi ý 1,2 SGK

- Cho HS thảo luận 1’ nhóm đôi H. Tìm từ ngữ dùng để liên kết các sự việc . Những từ ngữ đó có vai trò

gì trong văn bản?

I.1. HDHS làm bài tập 2.

Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của đề bài.

Cho học sinh xác định những yêu cầu của đề và các yếu tố cần thiết trong bài làm.

Học sinh thảo luận nhóm 2 - đại diện trình bày.

II. Luyện tập.

1. Bài tập 1.

Chuyện "Tôi và Liên"...

- Thứ tự kể: không theo trình tự trước sau - Ngôi kể: ngụi thứ nhất xưng "tôi"

- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò là chất keo dính xâu chuỗi các sự việc quá khứ với hiện tại thống nhất, liền mạch nhau.

2. Bài tập 2.

Đề: Lần đầu được đi chơi xa.

Hãy tìm hiểu đề và lập dàn bài.

a. Tìm hiểu đề

- Thể loại: Tự sự - kể chuyện đời thường.

- ND: Lần đầu đi chơi xa b/ Tìm ý:

- Lí do được đi? Đi đâu? Đi với ai? Thời gian chuyến đi?

- Những sự việc diễn ra trong chuyến đi.

- Những ấn tượng của em trong và sau chuyến đi.

GV định hướng cho HS cách làm - Chia 2 nhóm lín - thảo luận nhóm, lập dàn ý (5')

- Mối nhóm kể một cách - Trình bày bảng nhóm - Các nhóm nhận xét chéo

c. Lập dàn ý:

Lập dàn ý theo 2 cách

Cách 1: Theo trình tự thời gian

- Kể theo ngôi thứ 3: người kể giấu mình Cách 2: Đi rồi, nhớ lại và kể

- Kể theo ngôi thứ nhất, người kể xưng tôi.

Cách 1:

* Mở bài :

- Giới thiệu chuyến đi chơi xa ở đâu - Lí do chuyến đi, đi với ai, thời gian...

* Thân bài:

- Những việc diễn ra trong chuyến đi

* Kết luận : ấn tượng của em sau chuyến đi Cách 2: kể ngược

* Mở bài : - Hình ảnh gợi nhớ chuyến đi chơi xa - ấn tượng của em về chuyến đi

* Thân bài:

- Lí do chuyến đi, đi với ai, thời gian...

- Những việc diễn ra trong chuyến đi

-* Kết luận : ấn tượng của em sau chuyến đi Hoạt động 4: VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tiễn; rèn năng lực xử lí tình huống

- Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, đánh giá..

- Kĩ thuật: hợp tác

- Thời gian: 3 phút

Hoạt động của thầy Chuẩn KTKN cần đạt

Cho HS trình bày lại cảm xúc của mình khi được đi chơi xa bằng một đoạn văn ngắn

( Tích hợp với tình yêu biển đảo; tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam)

- Tổ chức học sinh sẽ cùng nhau hát bài: Điều đó tùy thuộc hành động của

Mẫu: Quê hương đối với tôi là những gì thân thương gần gũi nhất. Quê hương là những cánh đồng lúa xanh bát ngát, có những cánh cò trắng bay lả rập rờn. Quê hương chính là những cánh diều vi vu , bay bổng mà tôi được thả cùng bọn trẻ. Quê hương chính là buổi chia tay đầy lưu luyến giữa tôi và lũ trẻ chăn trâu...Chuyến đi xa về quê này, tôi yêu quê mình biết bao nhiêu.

bạn. Mong sao sau này, lín lên tôi sẽ làm được những điều tốt dẹp nhất để làm giàu đẹp hơn cho quê hương mình.

Hoạt động 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu : rèn năng lực tự học, tích hợp mở rộng vốn từ tiếng Việt ,tích hợp liên môn, xử lí thông tin

* Phương pháp: gợi mở

* Kĩ thuật: hợp tác

* Thời gian: 1’

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò - Hs đóng tình huống kể về lần đầu

mình được đi chơi xa cho người thân

( HS sẽ nêu tình yêu của mình với quê hương, đất nước, biển đảo)

- Hs đóng tình huống kể về lần đầu mình được đi chơi xa cho người thân nghe ( HS sẽ nêu tình yêu của mình với quê hương, đất nước, biển đảo)

Bước IV. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà (2’):

1. Bài cũ:

BTTN

* Chọn câu trả lời đúng:

1.Có mấy cách kể trong văn tự sự?

A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn

2. Nhận định nào đúng về thứ tự tự nhiên trong văn tự sự.

A. Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian, không thể đảo trật tự các sự việc.

B. Để tạo sức hấp dẫn cho câu chuyện, người kể có thể đảo trật tự thời gian, diễn biến của sự việc

2. Bài mới:

- - Lập dàn ý chi tiết đề 2,3,4 để chuẩn bị tiết sau làm bài viết 2 tiết Viết bài TLV số 2 tr.99 . 2 tiết sau viết TLV số 2 tại lớp)

**********************************

Tuần 9 Tiết 35,36

VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 2-VĂN KỂ CHUYỆN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- HS hiểu cách viết bài văn tự sự - Biết kể một câu chuyện có ý nghĩa

- Biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí II – TRỌNG TÂM

1. Kiến thức

- Biết kể một câu chuyện có ý nghĩa

- Biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp

2. Kỹ năng .

- Rèn kỹ năng lập dàn ý - kỹ năng viết văn tự sự - kể chuyện đời thường - Kỹ năng viết câu viết đoạn văn tự sự

- Bước đầu biết sử dụng ngôi 1 để kể chuyện của mình có cảm xúc.

III. CHUẨN BỊ . 1. Thầy. Soạn đề

Một phần của tài liệu Văn 6 kì 1 2cot (Trang 121 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(265 trang)
w