HOẠT ĐỘNG 2: T×m hiÓu ®ịnh hướng làm
- Mục tiêu: HS nắm được các bước làm bài, các yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể của đề - Thời gian: 7 -10 phút
- Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, trực quan, vấn đáp - Kĩ thuật: Động não
Hoạt động của thầy Chuẩn KTKN cần đạt
? Nhắc lại đề bài.
? Nêu những yêu cầu của đề bài GV chiếu yêu cầu và biểu điểm lên màn hình để HS nắm bắt, đối chiếu với bài làm của mình
I. Định hướng làm bài
* Đề bài:
* Yêu cầu của đề ...
* Định hướng làm bài
*Đề bài:Có +Đáp án + Biểu điểm kốm theo
* Lưu ý: Thưởng điểm những bài làm có lời văn kể hấp dẫn, câu chuyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc
HOẠT ĐỘNG 3: Nhận xét bài làm của HS
- Mục tiêu: HS nắm được những ưu điểm và hạn chế của bản thân và của người khác;
rèn kĩ năng hợp tác khắc phục lỗi trong bài làm của bản thân.
- Thời gian:5 -7 phút
- Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, trực quan, vấn đáp - Kĩ thuật: Động não
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
? So với yêu cầu của đề và định hướng làm bài trên bài viết của các em đã đạt được những yêu cầu nào?
GV nêu những nhận xét chung:
HS phát biểu ý kiến tự đánh giá những ưu điểm trong bài làm của mình
- Nghe nhận xét của GV
*1. Ưu điểm - Nhìn chung một số em đã nắm được những kiến thức cơ bản của văn tự sự : ngôi kể, chủ đề, phương pháp cơ bản kể chuyện đời thường
- Nắm vững yêu cầu về nội dung: xây dựng được cốt truyện đơn giản, xây dựng được những tình tiết bất ngờ, thú vị hấp dẫn, có ý nghĩa
- Lời văn kể chuyện tự nhiên, sinh động hấp dẫn () -Trình bày bài sạch sẽ, bố cục ba phần rõ ràng
* Khen bài làm của học sinh:
* 2. Nhược điểm - Một số bài viết chưa đầu tư thời gian làm bài, thiếu động não suy nghĩ , bài viết quá ngắn, không đảm bảo yêu cầu về nội dung
- Nhiều tình tiết sự việc còn vận dụng một cách máy móc văn mẫu của cô cho trong các đoạn văn tham khảo
- Có bài kể lan man, chưa xác định trúng yêu cầu , sự việc trọng tâm:
Ngọc Linh, Bách, Oanh...
- Nhiều bài, nội dung kể sơ sài: việc gì cũng chạm tới mà không có việc nào được kể tỉ mì, chi tiết : đa số HS ở lớp cả 2 lớp
- Chưa xây dựng được những tình tiết sinh động, thú vị giàu ý nghĩa.
- Có tình tiết chưa hợp lí, mâu thuẫn:
+ Bà đuổi trộm bắt ngan, trộm cãi lại “bắt ngan ra chợ bán thì không cần nồi gang”
hoặc tên trộm bảo “có quên cái gì đâu”.
+ Bị điểm kém bố đánh đòn nhớ đời – Bị điểm kém bố không nói gì...
- Một số đông bài viết, lời văn kể chuyện đơn điệu, chỉ có lời kể đơn thuần chưa biết kết hợp với những lời thoại cụ thể hấp dẫn của nhân vật.
- Có những hình ảnh so sánh không phù hợp:
+ Mẹ em cười, hở ra hai cái răng trắng buốt.
+ Cả nhà ngủ say như chết.
- Trình tự kể, có em chưa thật hợp lí, còn kể lộn xộn về sự việc.
Trần Thu Hà, Hữu Bình...
- Dùng từ xưng hô chưa thống nhất, lúc xưng “em”, lúc xưng “tôi”:
- Chưa biết tách đoạn văn hoặc có em lại xuống dòng tùy tiện: Minh Thành ,Phương Anh - Còn mắc nhiều lỗi dùng từ, lỗi chính tả, lỗi về ngữ pháp và lỗi diễn đạt ; chữ viết, trình bày cẩu thả, dập xóa bẩn:
Anh Nam, Vò, Bích Phương, Thuận, Đức Thành...
HOẠT ĐỘNG 4: Tìm và chữa lỗi
- Mục tiêu: HS biết tìm chữa lỗi đã mắc của bản thân và của người khác; rèn năng lực giao tiếp tự tin, tự điều chỉnh hành vi
- Thời gian: 15 - 17 ‘ phút
- Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, vấn đáp - Kĩ thuật: Động não, trực quan
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HDHS tìm và chữa lỗi
- GV gọi 2-3 HS trình bày những lỗi thường mắc phải của bản thân, nêu hướng khắc phục - GV chiếu một số câu văn, đoạn văn mắc lỗi lên màn hình, yêu cầu HS thảo luận tìm ra lỗi - Các nhóm nhận xét chéo
- GV sửa chữa bổ sung
a/ Em cảm thấy cô Dung dịu dàng và hiền dịu.
b/ Từ khi bước vào lớp 6.... Người đã dạy em lên người và cho em kiến thức. Đó chính là cô giáo chủ nghiệm lớp em...
c/ Răng bà hay có màu đen vì bà hay nhai trầu.
d/ Mẹ em hiền như ông bụt trong truyện cổ tích.
đ/ -Keng keng tiếng chuông đồng hồ đã vang lên là cảnh báo của một ngày mới.
-Mái tóc bà có mùi hương thơm bay vi vút.
e/ Em vẫn hay còn thiếu bài, mà cô không phạt, mà thay vào đó là những lời động viên và an ủi em.
g/ Cô Thoa có dáng người thẳng thắn...Mắt cô óng ánh như kim cương
h/ Cô có mái tóc dài suôn mượt đến tận hông.
Cô có khuôn mặt trái xoan tròn, đẹp. Cô có đôi mắt tròn và nho nhỏ như quả trứng cá.
Làn da của cô Thảo mịn màng lắm không hơn da người mẫu tí nào...
i/ (Mở bài) Những cơn gió nóng thổi nhè nhẹ là mùa hè đã đến cũng là tựu trường của em học sinh. Những em học sinh phải rời xa mái trường, em cũng vậy...
GV cho HS đọc lại bài của mình và chữa lỗi Nếu không còn thời gian cho học sinh về nhà chữa tiếp
- Rèn kĩ năng giao tiếp tự tin, tự điều chỉnh hành vi
- HS thảo luận, tìm và chữa - HS nhận xét chéo
a/ lỗi lặp từ
b/ Câu sai ngữ pháp, mắc lỗi chính tả.
c/ Lỗi dùng từ
d/So sánh không hợp lí;
đ/ lẫn lộn từ gần âm
e. Cảm xúc không phù hợp với thực tế.
g…/ Lỗi dùng từ, hình ảnh so sánh chưa đạt
h: hình ảnh so sánh nặng nề, gò bó, cảm xúc thiếu tự nhiên
i/ Mở bài chưa giới thiệu được nhân vật.
2. Chữa lỗi trong bài làm của cá nhân
HOẠT ĐỘNG 5: HS bình những đoạn văn hay
- Mục tiêu: HS biết tìm chữa lỗi đã mắc của bản thân và của người khác - Thời gian: 15 - 17 ‘ phút
- Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, vấn đáp
- Kĩ thuật: Động não, trực quan
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HDHS đọc bình những đoạn văn hay, bài văn
hay
GV chiếu đoạn văn hay của HS lên màn hình, cho HS quan sát và gọi một em đọc.
H. Em có nhận xét gì về hai đoạn văn trên?
H. So sánh với bài làm của em, em thấy mình cần phải rút kinh nghiệm về vấn đề gì?
HS đọc bình những đoạn văn hay, bài văn hay
Huy, Yến - HS nhận xét
- HS so sánh và rút kinh nghiệm
* Đoạn văn mẫu:
(1) Con đê vẫn dài như ngày nào, mặt đường đầy cát sỏi, đi vào tưởng chừng như sắp ngã. Hương thơm ngào ngạt của đồng lúa chín vàng bên những dòng sông. Đi trên con đường sỏi đá, tôi nóng lòng suy nghĩ không biết nhà bà tôi bây giờ có thay đổi hay không.
(2) Giọng nói của bà thật đầm ấm biết bao! Bà kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích thật hấp dẫn. Có lần kể câu chuyện “ Bó đũa”xong, bà bảo:
- Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn nói cao
Các cháu nhớ luôn phải đoàn kết, không được cãi nhau nhé
( 3) Ai ai trong nhà em cũng biết bà nấu ăn rất ngon. Chiều chiều bà vẫn cặm cụi, chậm chạp và vui lòng xuống bếp nấu những món ăn ngon chờ mọi người về xum họp, tụ tập.
Nhìn mọi người hít hà, thưởng thức những món ăn ngon lành do mình nấu, bà mủm mỉm cười, ra chiều bằng lòng lắm. Em cảm thấy thật sung sướng khi được sống trong vòng tay chăm chút yêu thương của bà.
(4) Những món ăn bình dị, dân dã: cá rán vàng ươm thơm phức, thịt kho nhừ ngậy cốt dừa, canh cua đồng dậy mùi hành phi... nhưng sao hôm nay bữa cơm bỗng trở nên ngon lạ. Có phải bàn tay khéo léo, sự cần cù chăm chỉ , nhẫn nại hy sinh của mẹ hay chính mẹ đã nêm vào những món ăn ấy cái hương vị ngọt ngào của tình yêu thương, tâm huyết với vai trò của người nội trợ trong gia đình?
GV chốt : Biện pháp khắc phục.
- Học kĩ bài, nắm chắc kiến thức để áp dụng vào bài kiểm tra.
- Đọc kĩ đề, xác định hết các yêu cầu của đề trước khi làm.
- Rèn kĩ năng viết đoạn ở nhà.
Kết quả Điểm 1 2 3 4<
5
TS% 5 6 7 8 9 10 TS%
6A6/50 0 0 0 0 0 7 18 20 5 0 100%
Bước 4: Giao bài về nhà và hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài (3 phút) 1. Bài cũ
- Xem lại bài, tự đánh giá, rút kinh nghiệm và viết lại bài cho tốt hơn.
- Tham khảo ưu điểm các bài của bạn 2. Bài mới
- Soạn bài mới: Cụm động từ
+ Yêu cầu: đọc bài, trả lời các câu hỏi ở sgk.
+ Nắm chắc khái niệm, ...
***************************************
Tuần 16 Tiết 62
CỤM ĐỘNG TỪ I/ Mục tiêu
-Nắm được đặc điểm của cụm động từ . L
ưu ý : HS đ học cụm động từ ở Tiểu học . II/. Trọng tâm
1/Kiến thức :
- Nghĩa của cụm động từ .
- Chức năng ngữ pháp của cụm động từ . - Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ .
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ . 2/Kĩ năng :
Sử dụng cụm động từ .
3/Thái đé: sử dụng đóng chính xác cụm động từ khi nói, khi viết 4. Những năng lực cụ thể của HS cần phát triển
-Năng lực tự học
-Năng lực giải quyết vấn đề -Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác * Tích hợp kĩ năng sống.
- Suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin….
- Giao tiếp ứng xử : Trình bày suy nghĩ, ý tưởng để sử dụng cụm động từ phù hợp với mục đích giao tiếp.
III
/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Thầy :
+ Soạn bài và hướng dẫn HS chuẩn bị bài, BGĐT
+ Dự trù các hình thức, phương pháp, các tình huống, bảng phụ, phiếu học tập
2. Trò: Chuẩn bị bài dưới sự hướng dẫn của GV như ôn lại các kiến thức về danh từ đã học ở Tiểu học ,đọc văn bản hoặc ngữ liệu, làm các bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng cần thiết.
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC Bước 1. Ổn định tổ chức:
Bước 2. Kiểm tra bài cũ
* Mục tiêu: Kiểm tra việc học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới của học sinh.
* Phương án: Kiểm tra trước khi vào bài mới.
HS 1: a)Động từ là những từ không trả lời cho câu hỏi nào sau đây?
A. Cái gì? B. Làm gì?
C. Như thế nào? D. Làm sao?
b) Em hãy cho biết thế nào là động từ? Vẽ sơ đồ phân loại động từ? Cho ví dụ.
HS 2: c, Chỉ ra động từ trong các ví dụ sau:
a. Chào các em, những đồng chí tương lai Đội nón rơm đi học đường dài
b. Anh đã tìm em rất lâu rất lâu ơi cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Giấy mở tung trắng cả rừng chiều
c. Cây của đắng quên lòng mình cay đắng Trổ hoa vàng dọc xuối để ong bay.
Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp.
* Phương pháp: Định hướng phát triển năng lực giao tiếp.
, thuyết trình.
* Kỹ thuật : Động não.
* Thời gian: 1’.
Hoạt động của thầy Chuẩn KTKN cần đạt GV tổ chức cho 3 nhóm Hs trò chơi tiếp sức
; quan sát ghi lại hoạt động , trạng thái của các sự vật xung quanh lớp học.
? Những từ trên có thể kết hợp với những từ ngữ nào để tạo thành cụm động từ?
GV vào bài: