GV cho HS chơi trò chơi sắm vai

Một phần của tài liệu Văn 6 kì 1 2cot (Trang 184 - 187)

II. Luyện tập BTTNHS chọn đáp án Đ

1/ GV cho HS chơi trò chơi sắm vai

Tình huống: nhập vai một nhân vật cổ tích đến thăm lớp ( Giới thiệu mình bằng một đoạn văn ngắn)

Tình huống tưởng tượng dẫn vào bài

Anh xin chào tất cả các em học sinh lớp 6A1, trường THCS ....! Anh là Mã Lương đây!

Mã Lương trong truyện cổ tích Cây bót thần ở sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập một của các em đấy. Hôm nay, nghe nói các em có tiết học tốt để chào mừng các thầy cô giáo nhân dịp 20/ 11, anh vội vàng đáp máy bay từ thủ đô Bắc Kinh về ... để chúc mừng các thầy cô giáo trường An Đà và dự giờ thăm lớp các em. Xin nhiệt liệt chúc mừng các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh lớp 6A1. ( Vỗ tay)

( Lưu ý cho HS: Có thể xưng tôi)

H. Nhận xét về tình huống bạn vừa kể? ( thú vị, tưởng tượng, hóa thân vào nhân vật cổ H. Tình huống đó có xảy ra trong thực tế đời sống không? Có là tình huống kể chuyện đời thường không? (không)

GV dẫn vào bài: tình huống trên là một tình huống trong kể chuyện tưởng tượng. Kể chuyện tưởng tượng là một dạng đề khó trong văn tự sự nhưng nó sẽ giúp các em có một trí tưởng tượng phong phú, nhạy bén và rèn luyện tư duy lôgích. Truyện tưởng tượng có đặc đặc điểm gì? để kể một câu chuyện tưởng tượng ta phải làm như thế nào. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu biết hơn.

2/ Lời bỡnh về nội dung ý nghĩa 3 truyện

GV: Chuyện Chân, Tay, Tai, Mắt chống lại Miệng, chuyện các giống vật nuôi tranh công, kể khổ là hoàn toàn không có thật, người ta bịa đặt ( tưởng tưởng, sáng tạo) nghĩ ra nhằm mục đích làm cho câu chuyện sinh động hấp dẫn và nhằm làm nổi bật ý nghĩa: người ta trong xã hội phải nương tựa vào nhau, tách rời nhau thì không thể tồn tại được. Mỗi người một việc, không nên so bì, tị nạnh nhau. Truyện Giấc mơ…giúp ta hiểu thêm về giá trị của lúa gạo, về phong tục làm bánh chưng, bánh giầy của dân tộc ta. Đặc biệt hiểu hơn về nhân vật Lang Liêu - người anh hùng văn hóa không chỉ có công sáng tạo ra một tập tục tốt đẹp làm bánh chưng bánh giầy trong những ngày lễ Tết mà thần còn rất lo lắng cho việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc.

 Ba truyện đó là truyện tưởng tượng 3/ Bài tập nối- phiếu học tập

Các dạng đề kể chuyện tưởng tượng

Nối tương ứng

Đề bài- kể chuyện tưởng tượng Dạng 1: Tưởng tượng ra tình tiết

mới cho một câu chuyện.

Đề 1: Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi-măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước,

Dạng 2: Thay đổi ngôi kể ( hình Đề 2: Kể chuyện Thạch Sanh theo

dung mình là một nhân vật trong một câu chuyện nào đó để kể chuyện )

ngôi kể của Lí Thông.

Dạng 3: Mượn lời một đồ vật, con vật ( nhân hoá các nhân vật này để kể chuyện )

Đề 3: Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ôtô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào.

Dạng 4: Kể theo kết cục mới cho một câu chuyện.

Đề 4: Hãy tưởng tượng một đoạn kết mới cho truyện cổ tích Cây bót thần.

Dạng 5: Kể chuyện tưởng tượng tự do.

Đề 5: Kể chuyện mời năm sau em về thăm lại mái trừờng mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.

***********************************************

Tuần 14 Tiết 54,55

ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :

- Hiểu được đặc điểm thể loại của các truyện dân gian đã học.

- Hiểu cảm nhận được nội dung, ý nghĩa và nét đặc sắc về nghệ thuật của các truyện đân gian đã học.

II. TRỌNG TÂM 1.Kiến thức.

- Đặc điểm thể loại cơ bản của truyện đân gian đã học ; truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

- Nội dung, ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.

2.Kĩ năng :

- So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.

- Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.

- Kể lại một và truyện dân gian đã học.

3. Thái độ : Bồi dưỡng tình cảm yêu văn học dân gian 4. Phát triển năng lực cho học sinh:

-Năng lực giao tiếp,

-năng lực trình bày,nói ,viết -Năng lực tạo lập văn bản -Năng lực sáng tạo

-Năng lực hợp tác làm việc theo nhóm III. CHUẨN BỊ .

1. Thầy: - Soạn bài và hướng dẫn HS chuẩn bị bài - Chuẩn bị bảng phụ ghi bảng hệ thống

2. Trò:

- Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.

- Ôn tập và trả lời các câu hỏi trong SGK

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC.

Bước I: Ổn định tổ chức (1’).

Bước II. Kiểm tra bài cũ:

* Mục tiêu: Kiểm tra việc học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới của học sinh.

* Phương án: Kiểm tra trước khi vào bài mới và trong tiết dạy.

1.Trong các văn bản sau, văn bản nào không phải là truyện ngụ ngôn?

A. Ếch ngồi đáy giếng B. Sọ Dừa

C. Thầy bói xem voi D. Đeo nhạc cho mèo 2. Đặc điểm riêng nào nổi bật trong thể loại truyền thuyết?

A. Kì ảo, hoang đường, B. Liên quan đến sự kiện lịch sử,

C. Kết thúc có hậu, D. Ngụ ý bài học đạo đức , kinh nghiệm sống . 3. Đặc điểm riêng nào nổi bật trong truyện cổ tích ?

A . Kì ảo, hoang đường, B. Đối lập nhân vật thiện ác, C. Kết thúc có hậu , D. Cả ba đặc điểm trên . Đáp án : Câu 1: B ; Câu 2: B ; Câu 3 : D

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà cho tiết học này với những nội dung câu hỏi đã cho từ tiết trước.

a. Lập bảng tổng kết nêu đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện DG đã học theo các cột sau: Thể loại, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa các văn bản đã học.

b. So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết cổ tích, truyện ngụ ngôn truyện cười.

c. Nêu ý nghĩa của một số chi tiết tưởng tượng kì ảo, thần kỳ trong một số truyện dân gian (VD: Â u cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, cây đàn, thần, niêu cơm, ...)

d. Vẽ tranh minh họa làm thơ viết truyện dựa vào những truyện dân gian mà em thích e. Bằng một đoạn văn (có độ dài tùy ý) em hãy nêu cảm nhận sâu sắc của em sau khi được hiểu một số truyện cổ dân gian.

Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới

HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu:

Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. Rèn năng lực giao tiếp tự tin

* Phương pháp: Thuyết trình.

* Kỹ thuật : Động não.

* Thời gian: 1’.

Hoạt động của Thầy Chuẩn KTKN cần đạt -Cho Hs tham gia trò chơi: Những cánh hoa xinh.

HS thực hiện những yêu cầu:

a. Điền vào mỗi cánh hoa tên một truyện dân gian(không sử dụng những truyện đã học ở lớp 6)

b. Nêu ngắn gọn ý nghĩa của mỗi truyện

c. Tưởng tượng kết thúc mới cho một truyện em thích.

- Để giúp các em có kiến thức sâu chuỗi về phần

Tiết 54,55

ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN.

văn học dân gian, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập, hệ thống lại toàn bộ kiến thức về thể loại truyện: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. Đó là nội dung của tiết ôn tập.

- GV giới thiệu bài ghi tên bài

Hoạt động 2: CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Mục tiêu: HS hiểu đặc điểm tiêu biểu của các loại truyện dân gian đã học.

Phương pháp : Thuyết trình, vấn đáp Kĩ thuật: động não,bản đồ tư duy Thời gian: 50- 55’ phút

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

Một phần của tài liệu Văn 6 kì 1 2cot (Trang 184 - 187)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(265 trang)
w