I. Hệ thống hoá kiến thức
3. So sánh các thể loại
a. Truyền thuyết và truyện cổ tích
* Giống nhau:
- Đều sử dụng nhiều chi tiết hoang đường, tưởng tượng, kì ảo.
- Thường có mô-típ vè nguồn gốc xuất thân kì lạ và phẩm chất cao quý của nhân vật chính.
* Khác nhau:
- Truyền thuyết: kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử, đồng thời thể hiện thái độ và cách đánh giá về các nhân vật và sự kiện được kể.
- Truyện cổ tích: kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật thường gặp trong cuộc sống. Thông qua kết thúc có hậu thể hiện ước mơ về công lí xã hội.
b. Truyện ngụ ngôn và truyện cười
* Giống nhau:
- Đều có yếu tố gây cười;
- Thường có tình huống, kết thúc bất ngờ.
* Khác nhau:
- Truyện ngụ ngôn: Nói chuyện con người một cách bóng gió, kín đáo để từ đó răn dạy con người một bài học nào đó trong cuộc sống.
- Truyện cười: Kể về những hiện tượng đáng cười để tạo tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Mục tiêu:
+ Vận dụng kiến thức để giải quyết bài tập vận dụng
+ Rèn kĩ năng làm việc độc lập và hợp tác; kĩ năng tư duy sáng tạo
- Thời gian: 10 phút
- Phương pháp: vấn đáp, , thuyết trình - Kĩ thuật: trò chơi, động não
* Trò chơi ô chữ: 5’
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
II.HD HS luyện tập II.Luyện tập.
- Cho HS kể diễn cảm một truyện yêu thích nhất.
- Em hãy nhận xét về cách trình bày của bạn?
HS lựa chọn để kể.
HS khác nhận xét - Nêu yêu cầu BT: Viết một đoạn
văn ngắn trình bày cảm nhận của em về một truyện hoặc một nhân vật, một chi tiết mà em thích nhất.
*GV nhận xét, cho điểm.
- Tổ chức cho các nhóm trình bày phần diễn xuất đã chuẩn bị.
HS tự bộc lộ, viết cá nhân 2-3 HS trình bày bảng.
HS khác nhận xét
- Thể hiện nội dung đã chuẩn bị.
Hoạt động 4: VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tiễn; rèn năng lực xử lí tình huống / tích hợp liên mụn
- Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, đánh giá..
- Kĩ thuật: hợp tác,
- Thời gian: 3 phút Hoạt động của
thầy
Chuẩn KTKN cần đạt
Trong những truyện dân gian đã học có rất nhiều chi tiết hay có nhiều yếu tố thần kì.
Em thích chi tiết hoặc hình
tượng nào
nhất ? Vì sao?
Yếu tố thần kì Chi tiết - Cây sáo thần
- Cây bút thần - Tiếng đàn thần - Niêu cơm thần
- Cá vàng
- Âu Cơ cùng Lạc Long Quân chia con - Thánh Gióng ra Trận
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh giao chiến - Vua Lê Lợi đi thuyền trên hồ - Trên hồ rùa vàng
đòi kiếm
Hoạt động 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu : rèn năng lực tự học, tích hợp mở rộng tích hợp liên môn, xử lí thông tin
* Phương pháp: gợi mở
* Kĩ thuật: hợp tác
* Thời gian: 1’
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
? Quan sát đời sống, hiện nay, nhân dân miền Trung đang gặp thiên tai lũ lụt, hưởng ứng lời kêu gọi của Lạc Long Quân nhắc nhở“ Khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau“, nhân dân cả nước cũng như HS trường An Đà đã làm gì để chia sẻ với đồng bào miền Trung. Em hãy chia sẻ cảm xúc ấy bằng một đoạn văn 8- 10 câu.
Tích hợp biến đổi khí hậu toàn cầu/ giá trị sống đoàn kết yêu thương...
Bước 4: Giao bài về nhà và hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài (3 phút) 1. Bài cũ:
Ôn lại các nội dung đã hệ thống Hoàn thành các bài tập vận dụng 2. Bài mới:
*******************************
Tuần 14 Tiết 56
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
- Tự mình nhận ra những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày.
- Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa những lỗi sai phạm.
- Ôn lại lí thuyết về các văn bản đã học.
II.TRỌNG TÂM 1.Kiến thức:
- Củng cố các đơn vị kiến thức về tiếng Việt đã học từ đầu năm.
- Tích hợp với các kiến thức đã học về phần Văn và TLV 2.Kĩ năng:
- Phát hiện lỗi sai và đưa ra cách sửa chữa
- Rèn cho học sinh kỹ năng làm các dạng bài tập TN, tự luận ngắn, dài.
4. Phát triển năng lực cho học sinh:
-Năng lực giao tiếp,
-năng lực trình bày,nói ,viết
-Năng lực tiếp nhận phân tích thông tin III. Chuẩn bị.
1. Thầy: - Chấm trả bài trước cho HS.
2. Trò: - Nhận bài đối chiếu với đáp án.
- Xem bài và tự chữa lỗi thường gặp : lỗi chính tả, lỗi diễn đạt câu.
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC.:
Bước 1. ổn định tổ chức lớp (1').
- Kiểm tra phần tự chữa bài của HS, kiểm tra chữ kí của phụ huynh Bước II. Kiểm tra bài cũ.
-Kiểm tra 15 phút
Bước III. Tổ chức dạy và học bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu:
Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. Rèn năng lực tự tin giao tiếp
* Phương pháp: Thuyết trình.
* Kỹ thuật : Động não.
* Thời gian: 1’.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
? Các em đã xem bài đã dự kiến chữa , vậy em cho biết nếu cho em viết lại thì em dự định sửa những mục nào? Tại sao lại phải sửa nó?
+ Ngay hôm nay chúng ta sẽ trao đổi bài chữa bài trong nhóm
+ Giáo viên ghi bài trên lớp
* Học sinh sẽ kiểm lại những lỗi sai của mình qua bài trả trước 1 ngày
+ Ghi bài mới
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU, ĐỊNH HƯỚNG, BÀI LÀM
- Mục tiêu :Củng cố kiến thức Tiếng Việt. Rèn năng lực tiếp nhận phân tích thông tin - Phương pháp : Gợi tìm, vấn đáp.
- Kĩ thuật : động não, hỏi đáp - Thời gian :10 phút
*Đề bài: *Đáp án + Biểu điểm.
(đính kèm)
HĐ của thầy Chuẩn KTKN cần đạt