TỔ CHỨC DẠY-HỌC

Một phần của tài liệu Văn 6 kì 1 2cot (Trang 34 - 38)

Bước 1: ổn định

Bước 2: Kiểm tra bài cũ - Thời gian:3 phút

- Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức bài học trước . - Phương án: Kiểm tra trước khi tìm hiểu bài mới.

* Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đóng nhất trong các câu sau:

1. Nhận định nào dưới đây nêu đóng chức năng của văn bản?

A. Trò chuyện B. Ra lệnh C. Dạy học D. Giao tiếp 2. Tại sao lại khẳng định câu ca dao sau là một văn bản?

“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năn canh chầy thức đủ năm canh”

A. Có hình thức, câu chữ rõ ràng B. Có nội dung thông báo đầy đủ C. Có hình thức và nội dung thông báo hoàn chỉnh D. Được in trong sách 3. Có mấy phương thức biểu đạt thường gặp?

A. 4 B. 5 C. 6 D.7

* Tự luận : Tóm tắt văn bản "Thánh Gióng"? Cho biết phương thức biểu đạt của văn bản?

Bước 3 : Bài mới

Hoạt động 1 : KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý - Phương pháp : Vấn đáp, Thuyết trình - Kĩ thuật động não

- Thời gian : 2 phút

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Suốt từ thủa ấu thơ, các em thường

được nghe ông bà, cha mẹ kể chuyện.

Các em cũng hay kể chuyện cho ông bà, cha mẹ, bạn bè nghe những câu chuyện mà các em quan tâm, thích thú. Qua đó chúng ta có thể thấy kể chuyện (tự sự) là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Vậy, kể để làm gì? Và kể như thế nào? Ngày hôm nay cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu bài học “Tìm hiểu chung về văn tự sự” .

- HS nghe

- Khi ta muốn ai đó HS hiểu thông tin - hiểu biết về con người hiện tượng sự việc – ta dùng đến phương thức biểu đạt tự sự.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

( Đọc, quan sát và phân tích, giải thích các ví dụ, khái quát khái niệm)

-Mục tiêu:Tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự; rèn kĩ năng làm việc độc lập và hợp tác; rèn kĩ năng đọc, kĩ năng tiếp nhận và phân tích thông tin

- Phương pháp : Vấn đáp ; Nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật : động não

- Thời gian : 20 phút

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

Hoạt động 1. HD HS tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm của phương thức tự sự:

1.Nêu yêu cầu: Chúng ta đã từng kể chuyện hoặc nghe người khác kể chuyện. Vậy, theo em, người nghe muốn biết điều gì? Người kể chuyện phải làm gì?

-Vậy theo em kể chuyện là để làm gì?

*Kể chuyện:

->Để tìm hiểu, nhận thức về người, sự vật, sự việc hoặc bày tỏ thái độ khen chê...

2.Nêu yêu cầu:

-Truyện “Thánh Gióng” là văn bản tự sự. Văn bản này cho ta biết những gì?

*Truyện “Thánh Gióng”.

-Kể về nhân vật Thánh Gióng thời vua Hùng thứ 6 đã có công đánh giặc Ân.

(Truyện kể về ai? Thời điểm nào? Làm việc gì? Diễn biến các sự việc và kết quả ra sao?

Có ý nghĩa ntn?)

*GV chốt lại trên bảng phụ, cho HS quan sát.

-Diễn biến các sự việc chính 1-Sự ra đời của Gióng.

2-Gióng biết nói và đòi đi đánh giặc.

3-Sau ngày gặp sứ giả, Gióng lín nhanh như thổi.

4-Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, cưỡi ngựa, ra trận, đánh tan giặc Ân.

5-Giặc tan, lên nói, cởi bỏ áo giáp, bay về trời.

6-Vua lập đền thờ phong danh hiệu cho Gióng.

-Ý nghĩa: (sgk/23) 3.Cho HS trao đổi:

-Giả sử đem đảo thứ tự các sự việc trên có được không? Vì sao?

-Có thể cắt bớt các sự việc cuối trong các sự việc trên không? Vì sao?

-Vì sao có thể nói truyện TG là truyện ngợi ca công đức người anh hùng làng Gióng?

*GV chốt lại: VB “Thánh Gióng” là một chuỗi các sự việc nhằm nêu lên ý nghĩa ngợi ca công đức người anh hùng làng Gióng. Đó chính là tự sự (kể chuyện).

->Các sự việc phải đầy đủ và phải được sắp xếp theo thứ tự để thể hiện ý nghĩa.

4.Qua việc tìm hiểu ví dụ, em hiểu tự sự là gì? Tự sự giúp cho người kể điều gì?

*GV chốt lại GN.Gọi HS đọc

->Tự sự:

-trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, dẫn đến một kết thúc,thể hiện một ý nghĩa -giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu v/đề, bày tỏ thái độ khen chê

*Ghi nhớ: sgk/28.

5.Cho HS làm 1 số BTTN để

củng cố

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập, rèn kĩ năng làm việc độc lập và hợp tác nhóm; kĩ năng tiếp nhận và phân tích thông tin.

- Thời gian: 15 - 20 phút

- Phương pháp: gợi mở, vấn đáp,

- Kĩ thuật: Hỏi - trả lời, giao việc, khăn trải bàn

Hoạt động 2. HD HS luyện tập II. Luyện tập 6.Gọi HS đọc BT1/28. Nêu

yêu cầu:

-Trong truyện, phương thức tự sự được thể hiện như thế nào?

-Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?

*GV chốt lại ý cơ bản

Bài 1. Câu chuyện “Ông già và Thần Chết”.

-Phương thức tự sự thể hiện qua diễn biến tư tưởng của ông già: Lúc làm việc nặng nhọc, kiệt sức, mệt mỏi ->nghĩ là chết sướng hơn. Lúc Thần Chết xuất hiện ->sợ chết nên nói tránh đi.

-ý nghĩa: Khuyên chúng ta phải biết yêu c/sống vì c/sống vẫn còn nhiều điều tốt đẹp, sống vẫn hơn chết 7.Gọi HS đọc diễn cảm VB

“Sa bẫy” và yêu cầu:

-Bài thơ đó có phải là VB tự sự không? Vì sao?

-Hãy kể lại chuỗi sự việc bằng lời văn của mình?

-Các sự việc trên nhằm toát lên ý gì?

Bài 2. Bài thơ “Sa bẫy”

-Là VB tự sự

->ý nghĩa: Không nên để miếng ăn cám dỗ lòng tham hay tính háu ăn.

9.GV nêu yêu cầu của BT: Kể câu chuyện giải thích vì sao người VN lại tự xưng là con Rồng, cháu Tiên?

Bài 4. Kể câu chuyện giải thích vì sao người VN lại tự xưng là con Rồng, cháu Tiên.

10.Gọi HS đọc BT5. GV nêu yêu cầu của BT: Theo em, Giang có nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh để thuyết phục các bạn cùng lớp hay không?

Bài 5.

Giang cần vắn tắt một vài thành tích kể của Minh để thuyết phục các bạn cùng lớp

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian:5’

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chiếu bài tập lên máy chiếu Thảo luận nhóm 4: 1’

trao đổi, trình bày..../ Rèn kĩ năng hợp tác nhóm.

Bài tập trắc nghiệm 1. Thế nào là văn bản tự sự?

A. Tái hiện đặc điểm của hình ảnh sự vật, con người B. Trình bày chuỗi các sự việc, thể hiện một ý nghĩa C. Bộc lộ cảm xúc suy nghĩ về một đối tượng.

D. Bày tỏ quan điểm ý kiến về một vấn đề nào đó.

2. Văn bản nào sau đây không phải là văn bản tự sự?

A. Thánh Gióng B. Bánh chưng bánh giầy C. Loài hoa em yêu. D. Thạch Sanh

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức - Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian:1’

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Chọn một trong 8 sự việc của văn

bản Thánh Gióng viết một đoạn tự sự.

+ Quan sát, lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, trình bày..../ Rèn kĩ năng tự học

Bước 4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà (5’):

- Soạn : + Nghĩa của từ - Chuẩn bị Từ điển tiếng Việt, tra nghĩa của các từ.

+ Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.

Trả lời các câu hỏi lí thuyết vào vở soạn

************************************

Tuần 3 Tiết 9

Một phần của tài liệu Văn 6 kì 1 2cot (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(265 trang)
w