MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của HÌNH ẢNH điểm đến và cảm NHẬN rủi RO đến ý ĐỊNH QUAY lại và TRUYỀN MIỆNG TÍCH cực của DU KHÁCH đối với KHU DU LỊCH BIỂN cửa lò, TỈNH NGHỆ AN (Trang 58 - 60)

7. Kết cấu của đề tài

2.5.MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu sự tác động của các nhân tố thuộc Hình ảnh điểm đến (HADD) và Rủi ro du lịch (RRDL) ảnh hưởng tới Ý định quay lại (YDQL) và Truyền miệng tích cực (TMTC) của du khách, được nghiên cứu tại Khu du lịch biển Cửa Lò. Dựa trên cơ sở lý thuyết của các công trình nghiên cứu liên quan và các lý luận mà tác giả đã trình bày ở trên, nhằm thực tế hóa cơ sở lý thuyết trong điều kiện điểm đến Cửa Lò; mô hình nghiên cứu tổng quát được xây dựng với 20 giả thuyết như sau :

- Các giả thuyết từ H1 đến H12: Các nhân tố thuộc hình ảnh điểm đến khi được đánh giá tốt thì có quan hệ tác động dương tới Ý định quay lại (YDQL) và Truyền miệng tích cực (TMTC) của du khách ;

- Các giả thuyết từ H13 đến H20: Các nhân tố thuộc rủi ro du lịch cảm nhận (RRDL) có quan hệ tác động âm tới Ý định quay lại (YDQL) và Truyền miệng tích cực (TMTC) của du khách.

58

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT ĐỀ XUẤT:

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Hình ảnh điểm đến (HADD) và Rủi ro du lịch (RRDL) được nhìn nhận là hai nhân tố tác động trực tiếp tới lòng trung thành (Ý định quay lại và Truyền miệng tích cực) của du khách. Hình ảnh điểm đến và Rủi ro du lịch được cấu thành bởi nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Việc nghiên cứu đề tài này là vấn đề rất thiết thực hiện nay đối với ngành du lịch nói chung và các điểm đến du lịch nói riêng. Qua việc phân tích các giả thuyết của mô hình nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta có được sự đánh giá tổng quan về hành vi du khách trong mối quan hệ đa chiều với cảm nhận rủi ro du lịch và hình ảnh điểm đến du lịch; từ đó đề xuất các giải pháp, giúp cho các điểm đến khắc phục những hạn chế và phát huy những tiềm năng để thu hút du khách. Trong khi ở Việt Nam các đề tài nghiên cứu về vấn đề này đang còn mới mẻ và chỉ đề cập tới những khía cạnh đơn lẻ, thì đây chính là một đề tài vừa có ý nghĩa về mặt lý thuyết vừa mang tính thực tiễn cao. Nó là sự cần thiết cho các nhà làm du lịch, các nhà hoạch định chính sách cũng như những người quyết định đầu tư trong lĩnh vực du lịch tại các điểm đến nói chung và tại Khu du lịch biển Cửa lò, Tỉnh Nghệ An nói riêng.

Rủi ro cảm nhận (RRDL): + Rr. Tài chính (H13, H14) + Rr. Tâm lý (H15, H16) + Rr. Phương tiện (H17, H18) + Rr. Sức khoẻ (H19, H20) Hình ảnh điểm đến (HADD): + Môi trường (H1, H2) + Hạ tầng du lịch (H3.H4) + Địa điểm giải trí (H5, H6) + Thức ăn (H7, H8)

+ Văn hoá xã hội (H9, H10) + Con người (H11, H12)

Sự trung thành của du khách:

+ Ý định quay lại (YDQL) + Truyền miệng tích cực

(TMTC) +

59

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 2 tác giả đã trình bày về cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu được xây dựng trên các giả thuyết. Trong chương 3 này, tác giả sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu để kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết. Chương này bao gồm 3 phần chính: (1) Thiết kế bảng câu hỏi điều tra, (2) Phương pháp thu thập số liệu, (3) Phương pháp phân tích số liệu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của HÌNH ẢNH điểm đến và cảm NHẬN rủi RO đến ý ĐỊNH QUAY lại và TRUYỀN MIỆNG TÍCH cực của DU KHÁCH đối với KHU DU LỊCH BIỂN cửa lò, TỈNH NGHỆ AN (Trang 58 - 60)