7. Kết cấu của đề tài
2.1.4. Các loại hình Du lịch
Đối với ngành du lịch nói chung, việc đưa ra các loại hình du lịch là rất phong phú và đa dạng, ứng với mỗi tiêu chí phù hợp với mục đích, quan điểm khi nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn có thể đưa ra nhiều loại hình du lịch khác nhau. Do vậy, cho đến nay chưa có một bản phân loại nào đầy đủ cả. Với Việt Nam ta, nhiều chuyên gia về du lịch phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí như sau (Trần Đức Thanh, 1999):
* Theo môi trường tài nguyên:
- Du lịch văn hóa: Hoạt động chủ yếu diễn ra trong môi trường nhân văn, hoặc hoạt động đó tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn.
- Du lịch thiên nhiên: Hoạt động chủ yếu diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu về với thiên nhiên của con người.
* Theo mục đích chuyến đi:
- Du lịch tham quan: Hoạt động mang tính hành vi quan trọng của con người để nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh.
- Du lịch giải trí: Hoạt động với mục đích thư giãn, xả hơi, bứt ra khỏi công việc thường nhật căng thẳng để phục hồi sức khỏe.
- Du lịch nghỉ dưỡng: Hoạt động với mục đích phục hồi sức khỏe cộng đồng.
- Du lịch khám phá: Khám phá thế giới xung quanh, do đó có thể chia ra thành du lịch mạo hiểm (thể hiện nhu cầu tự thể hiện mình, tự rèn luyện mình, và khám phá bản thân, ...) và du lịch tìm hiểu (tìm hiểu về môi trường, phong tục, lịch sử, ...).
- Du lịch thể thao: Tham gia vào các hoạt động thể thao với mục đích giải trí, không mang tính thi đấu chính thức.
- Du lịch lễ hội: Để được tham gia vào các lễ hội, hòa mình vào không khí lễ hội cho những nhu cầu thư giản, giải trí, thể hiện của bản thân.
- Du lịch tôn giáo: Kết hợp du lịch trong các chuyến đi vì mục đích tôn giáo.
- Du lịch nghiên cứu (học tập): Kết hợp trong chuyến đi vì mục đích học tập, nghiên cứu.
- Du lịch hội nghị: Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích hội nghị. - Du lịch thể thao kết hợp: Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích thể thao.
38
- Du lịch chữa bệnh: Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích chữa bệnh. - Du lịch thăm thân: Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích thăm thân. - Du lịch kinh doanh: Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích kinh doanh.
* Theo lãnh thổ hoạt động:
- Du lịch quốc tế: Bao gồm: Du lịch quốc tế đến và du lịch ra nước ngoài hoặc du lịch đón khách quốc tế và du lịch gửi khách ra nước ngoài, về cơ bản có sử dụng ngoại ngữ và giao dịch bằng ngoại tệ.
- Du lịch nội địa: Hoạt động tổ chức, phục vụ người trong nước đi du lịch, nghỉ ngơi và tham quan các đối tượng du lịch trong quốc gia, về cơ bản không có giao dịch bằng ngoại tệ.
- Du lịch quốc gia: Bao gồm toàn bộ hoạt động du lịch của một quốc gia từ việc gửi khách ra nước ngoài đến việc phục vụ khách trong và ngoài nước tham quan, du lịch trong phạm vi nước mình.
* Theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: Du lịch miền biển; Du lịch núi; Du lịch đô thị; Du lịch thôn quê.
* Theo phương tiện giao thông: Du lịch đi bộ; Du lịch bằng xe đạp; Du lịch bằng ô tô; Du lịch bằng tàu hỏa; Du lịch khinh khí cầu; Du lịch bằng máy bay; Du lịch bằng tàu thủy, ...
* Theo loại hình lưu trú:
- Khách sạn.
- Motel: Là một dạng cơ sở lưu trú được xây dựng gần đường giao thông, có kiến trúc thấp tầng để phục vụ du khách đi bằng phương tiện riêng.
- Nhà trọ thanh niên. - Camping: Cắm trại.
- Bungalow: Là một dạng nhà trọ làm bằng gỗ hay các vật liệu nhẹ được lắp ghép với nhau.
- Làng du lịch: Là một quần thể biệt thự hay bungalow được bố trí để tạo ra không gian du lịch cho phép khách vừa có điều kiện giao tiếp vừa có không gian biệt lập khi họ muốn.
* Theo lứa tuổi: Du lịch thiếu niên; Du lich thanh niên; Du lịch trung niên; Du lịch người cao tuổi; Du lịch kết hợp các lứa tuổi.
39
* Theo loại hình tổ chức: Du lịch tập thể; Du lịch cá nhân; Du lịch gia đình.
* Theo phương thức hợp đồng: Du lịch trọn gói; Du lịch từng phần, ...
Ngày nay, thế giới có rất nhiều cách phân loại du lịch dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau do nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng nên các loại hình du lịch cũng rất phong phú và ở mỗi nước, mỗi khu vực lại có những hình thức đặc trưng riêng (Tổng cục du lịch Việt Nam, 2000).