Điểm đến du lịch:

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của HÌNH ẢNH điểm đến và cảm NHẬN rủi RO đến ý ĐỊNH QUAY lại và TRUYỀN MIỆNG TÍCH cực của DU KHÁCH đối với KHU DU LỊCH BIỂN cửa lò, TỈNH NGHỆ AN (Trang 42 - 44)

7. Kết cấu của đề tài

2.3.1.1.Điểm đến du lịch:

Theo khoản 6, Điều 1 Luật du lịch Inđônêxia đã xác định điểm du lịch như sau: “Trước hết đó là một vị trí có tài nguyên du lịch và có sức hấp dẫn, sức hút đối với con người. Tất cả những điều này được Chính phủ xác định và quản lý. Việc xây dựng các điểm này phục vụ cho du lịch được đảm bảo bốn yêu cầu: Thứ nhất, có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội tại địa phương; Thứ hai, đảm bảo giữ gìn được những giá trị văn hóa, tín ngưỡng và phong tục tập quán đang tồn tại tại địa phương; Thứ ba, bảo vệ được môi trường sinh thái; Thứ tư, đảm bảo sự phát triển du lịch lâu dài” (Bùi Thị Hải Yến, 2007).

Luật Du lịch số 44/2005/QH11 khoản 8, điều 4, chương I đã nêu: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu của khách tham quan” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2005).

Tại khoản 1,2, Điều 24, Chương IV đã nêu: “Các điều kiện để công nhận là điểm du lịch gồm:

- Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch quốc gia: + Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch;

42

+ Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, khả năng đảm bảo ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm.

- Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch địa phương:

+ Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch;

+ Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, khả năng đảm bảo ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm.

Trong những thập niên qua, các tư liệu nghiên cứu về du lịch ngày càng quan tâm nhiều hơn đến khái niệm điểm đến du lịch mà thực chất đó là các Điểm du lịch mà chúng ta đã xem xét qua các khái niệm của các tổ chức khác nhau. Một điểm đến du lịch là một vùng địa lý được xác định cụ thể trong đó du khách tận hưởng các loại trải nghiệm du lịch khác nhau. Ritchie & Crounch (2003) phân biệt một số chủng loại và mức độ của điểm đến du lịch như sau:

- Một đất nước

- Một khu vực rộng lớn bao gồm một vài đất nước (ví dụ như châu Phi) - Một tỉnh hay một địa phận hành chính khác

- Một vùng địa phương hóa (ví dụ như vùng Flanders, vùng Normandy) - Một thành phố hay một thị trấn

- Một địa điểm duy nhất với sức hút mãnh liệt (ví dụ như công viên quốc gia, thác Iguacu, thế giới Disney ở Orlando, nhà thờ Đức bà ở Paris).

Ta có thể thấy, hiếm có du khách nào tham quan một vùng rộng lớn như châu Phi hay châu Á mà họ thường đi tham quan các khu vực như thành phố Dubai của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, thủ đô Berlin của Đức, hay chính là khu du lịch biển Cửa Lò - Nghệ An,…

Như vậy, một điểm đến du lịch được xem là một vùng địa lý được xác định cụ thể mà khách du lịch có thể tận hưởng được các loại trải nghiệm du lịch khác nhau khi họ đến tham quan điểm đến đó (Lê Đức Mẫn, 2009).

43

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của HÌNH ẢNH điểm đến và cảm NHẬN rủi RO đến ý ĐỊNH QUAY lại và TRUYỀN MIỆNG TÍCH cực của DU KHÁCH đối với KHU DU LỊCH BIỂN cửa lò, TỈNH NGHỆ AN (Trang 42 - 44)