TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của HÌNH ẢNH điểm đến và cảm NHẬN rủi RO đến ý ĐỊNH QUAY lại và TRUYỀN MIỆNG TÍCH cực của DU KHÁCH đối với KHU DU LỊCH BIỂN cửa lò, TỈNH NGHỆ AN (Trang 35 - 115)

7. Kết cấu của đề tài

2.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH

2.1.1. Khái niệm về du lịch

Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiều được trong đời sống văn hóa, xã hội của các nước (Trần Đức Thanh, 1999). Nó trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong quá trình phát triển ngành du lịch, với các nghiên cứu ở từng giai đoạn khác nhau cũng như các vùng nghiên cứu khác nhau, do vậy có rất nhiều quan điểm khác nhau về du lịch. Mà như một chuyên gia về du lịch có nhận định ‘‘đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa’’ (Trần Đức Thanh, 1999). Vì vậy, hiện nay nói chung là chưa có được sự thống nhất về nội dung của Du lịch.

Đến năm 1963, với mục đích quốc tế hóa, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ (Trần Đức Thanh, 1999). Đây là định nghĩa được làm cơ sở để Liên minh quốc tế các tổ chức du lịch chính thức, tiền thân của Tổ chức du lịch thếgiới, thông qua.

Đến năm 1979 Tổ chức du lịch thế giới đã thông qua định nghĩa như sau: Du lịch là bao gồm những hoạt động nào liên quan đến sự di chuyển ngắn hạn tạm thời của con người tới những đích đến khác ngoài nơi họ vẫn thường sống và làm việc, cùng với những hoạt động trong suốt khoảng thời gian mà họ ở đó (Trần Đức Thanh, 1999).

Đối với Việt Nam chúng ta, Luật du lịch tháng 6/2005 nêu: Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2005).

35

Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả về nhiều mặt: Nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ (Trần Thị Mai, 2002).

Tuy có nhiều quan điểm khác nhau, cũng như các khái niệm, định nghĩa khác nhau nhưng chúng ta cũng có thể nhận thấy được hai khía cạnh của vấn đề. Đó là sự nhận thức xem rằng du lịch là một hiện tượng xã hội và khía cạnh khác xem rằng du lịch phải là một hoạt động kinh tế. Và chúng được ghép vào cùng một định nghĩa.

2.1.2. Sản phẩm du lịch

Luật du lịch tháng 6/2005 đã định nghĩa rằng: Sản phẩm du lịch là các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn khách du lịch trong chuyến đi du lịch (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2005).

Theo Medlik & Middleton (1973), Sản phẩm du lịch là sự trải nghiệm tổng thể từ thời gian con người rời khỏi nhà cho đến khi họ trở về (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, 2007-2008).

Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và những phương tiện vật chất nhằm cung cấp cho du khách một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng (Trần Tự Lực, 2005).

Như vậy, sản phẩm du lịch đều bao gồm một hỗn hợp nhiều yếu tố cấu thành khác nhau. Trong đó các yếu tố chính là: Những điều hấp dẫn và môi trường tại điểm đến; Các tiện nghi và dịch vụ tại điểm đến; Khả năng dễ tiếp cận của điểm đến; Những hình ảnh và nhận thức về điểm đến; Giá đối với du khách (Nguyễn Văn Dung, 2009).

- Những điều hấp dẫn và môi trường điểm đến là những yếu tố hợp thành ở điểm đến, quyết định phần lớn ở sự lựa chọn của du khách và ảnh hưởng đến các động cơ của những du khách triển vọng, bao gồm: Các điểm hấp dẫn tự nhiên; các điểm đến hấp dẫn nhân tạo; các điểm đến hấp dẫn văn hóa; các điểm hấp dẫn xã hội.

- Các tiện nghi và dịch vụ tại điểm đến là những yếu tố cấu thành được đặt tại điểm đến hay được gắn liền với nó, cho phép du khách ở lại tại đó hay tận hưởng và tham gia những điểm hấp dẫn tại đây, chúng bao gồm: Các dịch vụ nơi ở; Nhà hàng, quán bar và café; Giao thông tại điểm đến; Hoạt động thể thao và giải trí; Các tiện nghi khác; Các đại lý bán lẻ; Các dịch vụ khác.

36

- Khả năng dễ tiếp cận của điểm đến là những khía cạnh giao thông công cộng và cá nhân của sản phẩm, quyết định đến chi phí, tốc độ và sự thuận tiện của một du khách từ khi rời nhà đến một điểm đến đã lựa chọn, chúng bao gồm: Cơ sở hạ tầng; Trang thiết bị giao thông; Các yếu tố hoạt động; Quy định của Chính phủ.

- Hình ảnh và nhận thức về điểm đến của du khách có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quyết định mua lấy sản phẩm của họ. Hình ảnh về điểm đến không nhất thiết có trong kinh nghiệm hay thực tế, nhưng chúng luôn là động cơ lớn trong du lịch và giải trí. Hình ảnh và những mong đợi về các trải nghiệm du lịch được gắn chặt trong tâm trí du khách triển vọng.

- Giá đối với du khách là tổng những chi phí đi lại, ăn ở và tham gia vào một loạt những tiện nghi và dịch vụ đã chọn. Vì hầu hết các điểm đến đều cung cấp một loạt những điểm hấp dẫn đến một loạt phân khúc, nên giá trong các dịch vụ và lữ hành cũng có nhiều mức độ khác nhau.

Như vậy, mỗi trong các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch, dù chúng được kết hợp hay hòa trộn trong trải nghiệm chung của du khách, trên thực tế đều có thể mở rộng, ít nhiều đều biến động độc lập theo thời gian

2.1.3. Khách du lịch

Theo Luật Du lịch tại điều 4 khoản 2 nêu rõ: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2005).

Tuy nhiên, để làm rõ khái niệm này thì cần phân tích từ nhiều nhân tố khác nhau và từ nhiều quan niệm, nghiên cứu khác nhau.

Hiện nay, có không ít khái niệm về khách du lịch do nhiều quan điểm khác nhau, tuy vậy, khái niệm thông dụng thường được dùng: Khách du lịch là người đi ra khỏi nơi cư trú để nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu, tham quan, thưởng ngoạn, nghỉ dưỡng chữa bệnh,… trong một thời gian nhất định, có thể một hoặc nhiều ngày có chi tiêu chứ không vì lý do nghề nghiệp và kiếm sống ở nơi đến (Nguyễn Văn Dung, 2009).

Khách du lịch được phân chia thành hai nhóm cơ bản sau:

- Khách du lịch quốc tế: Theo quy định của Tổng cục du lịch Việt Nam: "Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến Việt Nam không quá 12 tháng với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, hành hương, thăm người thân, bạn bè, kinh doanh… trên lãnh thổ Việt Nam" (Vũ Tuấn Cảnh & cộng sự, 1993).

37

- Khách du lịch nội địa: "Khách du lịch trong nước là công dân Việt Nam, người nước ngoài định cư ở Việt Nam rời khỏi nơi ở của mình không quá 12 tháng đi tham quan, nghỉ dưỡng, hành hương, thăm người thân, bạn bè, kinh doanh,… trên lãnh thổ Việt Nam" (Vũ Tuấn Cảnh & cộng sự, 1993).

2.1.4. Các loại hình Du lịch

Đối với ngành du lịch nói chung, việc đưa ra các loại hình du lịch là rất phong phú và đa dạng, ứng với mỗi tiêu chí phù hợp với mục đích, quan điểm khi nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn có thể đưa ra nhiều loại hình du lịch khác nhau. Do vậy, cho đến nay chưa có một bản phân loại nào đầy đủ cả. Với Việt Nam ta, nhiều chuyên gia về du lịch phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí như sau (Trần Đức Thanh, 1999):

* Theo môi trường tài nguyên:

- Du lịch văn hóa: Hoạt động chủ yếu diễn ra trong môi trường nhân văn, hoặc hoạt động đó tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn.

- Du lịch thiên nhiên: Hoạt động chủ yếu diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu về với thiên nhiên của con người.

* Theo mục đích chuyến đi:

- Du lịch tham quan: Hoạt động mang tính hành vi quan trọng của con người để nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh.

- Du lịch giải trí: Hoạt động với mục đích thư giãn, xả hơi, bứt ra khỏi công việc thường nhật căng thẳng để phục hồi sức khỏe.

- Du lịch nghỉ dưỡng: Hoạt động với mục đích phục hồi sức khỏe cộng đồng.

- Du lịch khám phá: Khám phá thế giới xung quanh, do đó có thể chia ra thành du lịch mạo hiểm (thể hiện nhu cầu tự thể hiện mình, tự rèn luyện mình, và khám phá bản thân, ...) và du lịch tìm hiểu (tìm hiểu về môi trường, phong tục, lịch sử, ...).

- Du lịch thể thao: Tham gia vào các hoạt động thể thao với mục đích giải trí, không mang tính thi đấu chính thức.

- Du lịch lễ hội: Để được tham gia vào các lễ hội, hòa mình vào không khí lễ hội cho những nhu cầu thư giản, giải trí, thể hiện của bản thân.

- Du lịch tôn giáo: Kết hợp du lịch trong các chuyến đi vì mục đích tôn giáo.

- Du lịch nghiên cứu (học tập): Kết hợp trong chuyến đi vì mục đích học tập, nghiên cứu.

- Du lịch hội nghị: Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích hội nghị. - Du lịch thể thao kết hợp: Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích thể thao.

38

- Du lịch chữa bệnh: Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích chữa bệnh. - Du lịch thăm thân: Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích thăm thân. - Du lịch kinh doanh: Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích kinh doanh.

* Theo lãnh thổ hoạt động:

- Du lịch quốc tế: Bao gồm: Du lịch quốc tế đến và du lịch ra nước ngoài hoặc du lịch đón khách quốc tế và du lịch gửi khách ra nước ngoài, về cơ bản có sử dụng ngoại ngữ và giao dịch bằng ngoại tệ.

- Du lịch nội địa: Hoạt động tổ chức, phục vụ người trong nước đi du lịch, nghỉ ngơi và tham quan các đối tượng du lịch trong quốc gia, về cơ bản không có giao dịch bằng ngoại tệ.

- Du lịch quốc gia: Bao gồm toàn bộ hoạt động du lịch của một quốc gia từ việc gửi khách ra nước ngoài đến việc phục vụ khách trong và ngoài nước tham quan, du lịch trong phạm vi nước mình.

* Theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: Du lịch miền biển; Du lịch núi; Du lịch đô thị; Du lịch thôn quê.

* Theo phương tiện giao thông: Du lịch đi bộ; Du lịch bằng xe đạp; Du lịch bằng ô tô; Du lịch bằng tàu hỏa; Du lịch khinh khí cầu; Du lịch bằng máy bay; Du lịch bằng tàu thủy, ...

* Theo loại hình lưu trú:

- Khách sạn.

- Motel: Là một dạng cơ sở lưu trú được xây dựng gần đường giao thông, có kiến trúc thấp tầng để phục vụ du khách đi bằng phương tiện riêng.

- Nhà trọ thanh niên. - Camping: Cắm trại.

- Bungalow: Là một dạng nhà trọ làm bằng gỗ hay các vật liệu nhẹ được lắp ghép với nhau.

- Làng du lịch: Là một quần thể biệt thự hay bungalow được bố trí để tạo ra không gian du lịch cho phép khách vừa có điều kiện giao tiếp vừa có không gian biệt lập khi họ muốn.

* Theo lứa tuổi: Du lịch thiếu niên; Du lich thanh niên; Du lịch trung niên; Du lịch người cao tuổi; Du lịch kết hợp các lứa tuổi.

39

* Theo loại hình tổ chức: Du lịch tập thể; Du lịch cá nhân; Du lịch gia đình.

* Theo phương thức hợp đồng: Du lịch trọn gói; Du lịch từng phần, ...

Ngày nay, thế giới có rất nhiều cách phân loại du lịch dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau do nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng nên các loại hình du lịch cũng rất phong phú và ở mỗi nước, mỗi khu vực lại có những hình thức đặc trưng riêng (Tổng cục du lịch Việt Nam, 2000).

2.1.5. Các điều kiện để phát triển du lịch

Du lịch được phát sinh và phát triển trên những điều kiện cụ thể có được trong quá trình phát triển của xã hội. Các điều kiện đó được xuất phát tự nhiên khi xã hội phát triển và phát sinh nhu cầu cần thiết cho con người. Và chúng nằm trong một mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành môi trường để phát sinh, phát triển du lịch. Mặt khác, bản thân những điều kiện đó cũng trở thành một thành tố của môi trường, nên nó có tác dụng thúc đẩy việc phát triển du lịch, ngược lại cũng có thể làm cản trở sự phát triển du lịch cũng như sự phát triển chung của xã hội (Trần Đức Thanh, 1999).

Chúng ta có thể chia các điều kiện thành 3 nhóm chính như sau (Trần Đức Thanh, 1999):

* Nhóm điều kiện chung:

- Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội: Đây là điều kiện đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa và chính trị giữa các dân tộc và là điều kiện đầu tiên đảm bảo an toàn, thoải mái cho du khách.

- Điều kiện kinh tế: Đây là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch.

* Nhóm điều kiện làm nảy sinh nhu cầu du lịch:

- Thời gian rảnh rỗi: Một trong những tiêu chí trong định nghĩa du lịch là thời gian rảnh rỗi. Nếu không có thời gian rảnh rỗi thì chuyến đi cả họ không thể gọi là du lịch được.

- Khả năng tài chính của du khách tiềm năng: Nền kinh tế phát triển làm cho nhiều người ngày càng có thu nhập cao, họ không chỉ phải ăn no, mặc ấm nữa mà bên cạnh đó

40

cần phải có những nhu cầu về tinh thần là vui chơi, giải trí, thưởng ngoạn, ..., đây chính là điều kiện phát sinh nhu cầu du lịch.

- Trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa cũng là một điều kiện quan trong cho phát sinh nhu cầu du lịch.

* Nhóm điều kiện cung ứng cho nhu cầu du lịch:

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên bao gồm: Vị trí địa lý; Địa hình; Khí hậu; Thủy văn; Thế giới động, thực vật.

- Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn: Giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một điểm, một vùng hoặc một đất nước.

- Một số tình hình và sự kiện đặc biệt: Đó có thể là các hội nghị, đại hội, các cuộc hội đàm dân tộc hoặc quốc tế, các cuộc thi Olimpic, các cuộc kỷ niệm tín ngưỡng hoặc chính trị, các đại hội, liên hoan, ...

- Sự sẵn sàng đón tiếp du khách thể hiện bao gồm: Điều kiện về mặt tổ chức; Điều kiện về mặt kỹ thuật; Điều kiện về mặt kinh tế.

2.2. KHÁI NIỆM VỀ SỰ TRUNG THÀNH CỦA DU KHÁCH

Lòng trung thành được định nghĩa và đo lường theo nhiều cách khác nhau (Jacoby

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của HÌNH ẢNH điểm đến và cảm NHẬN rủi RO đến ý ĐỊNH QUAY lại và TRUYỀN MIỆNG TÍCH cực của DU KHÁCH đối với KHU DU LỊCH BIỂN cửa lò, TỈNH NGHỆ AN (Trang 35 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)