Đọc hiểu văn bản

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập thi THPT Quốc gia - Môn Ngữ Văn (Bản Word) (Trang 20 - 27)

Theo yêu cầu của Kì thi Trung học phổ thông quốc gia, năng lực đọc hiểu cần được thể hiện ở các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Để đáp ứng được những yêu cầu đỏ, học sinh cần nắm vững các tri thức về văn bảri, các kĩ năng đọc hiểu từng loại văn bản... Trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông ờ Việt Nam hiện nay, có hai loại văn bản được dùng trong dạy học đọc hiểu: văô bản văn họcvăn bản nhật dụng.

6.1. Đọc hiểu văn bân vân học - Khái niệm văn bản văn học:

+ Văn bản văn học, hiểu theo nghĩa rộng, là tất cả các văn bản sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật (bao gồm không chi văn bản thơ, truyện, kịch mà cả các văn bản hịch, cáo, chiếu, biểu, sử kí của thời trung đại và kí, tạp văn của thời hiện đại).

+ Hiểu theo nghĩa hẹp, văn bản văn học chỉ bao gồm các sáng tác có hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu.

- Đặc điểm riêng cùa vări bảh văn học: r •

+ Đặc điểm về ngôn từ: tính nghệ thuật và tính thẩm mĩ; ngôn từ dùng để sáng tạo hình tượng; có tính biểu tượng và đa nghĩa.

+ Đặc điểm về hình tượng: chỉ tồn tại đổi VỚI trí tưởng tượng trong tưởng tượng; một phương tiện giảo tiếp đặc biệt giữa tác giả người đọc.

Đặc điểmịvề ý nghĩa: là hiện tượng đời sống được nhà văn nắm bắt và tái hiện bằng hình tượng; được thể hiện qua nhân vật, sự kiện, cảnh vật,; chi tiết và cách tổ chửc; sắp xếp các bộ phận của văn bản, cách sử dụng ngôn từ. Gó thể chia ỷ. nghĩa của văn bảrí văn học thành các lớp sau: đề tài, chủ đề, cảm hứng, tính chât thâm mĩ,

triết lí nhân sinh... : ■ . . '

+ Đặc điểm về cả tính sáng tạo của tác già: được thể hiện trong hình tượng, chi tiết, cách nhìn; giọng điệu; mang lại sự phong phú, đa dạng, mới lạ cho đời sống văn

học. ; /ị ; iỊ : . . . . ; rI■ V , ■ ỵ/ ■

- Yêu cầu dọc hiểu văn bản văn học: • :

+ Người đọc phải tự mình trải qua quá trình đọc - hiểu: từ hiểu ngôn từ, ý nghĩa cùa hình tượng, đén hiểu tư tường, tình cảm của tác giả, biết đánh giá và thưởng thức các giá trị của văn bản:

■ + Người ;<íọc ; cần biết tra cửu, biết tưởng tương, suy .ngẫm; hình thành thói quen và năng lực cảm thụ, phân tích, thường thức văn học.

- Các bước đọc hiểu văn bàn văn học: X * ■

Đọc yểu ngôn tỉr: đọc thông suốt toàn bộ văn bàn, hiểu các từ khó, các điển cổ, biện pháp tu tưi-hiểu đừợc cấch diễn đạt, nắm dược các lớp nghĩa tường minh và hàmần; phát hiện những điểm đặc sắc, khác thường, thú vị.:.

+ Đọc hiểu hình tượng nghệ thuật: biết sử dụng trí tường tượrig để “cụ thể hoá”

cảc hình tượng được tác già miêu tả bằng ngôn từ (chất liệu phi vật thể, trừu tượng, khái quát...); tìm hiổu ìogic bên trong và phát hiện cầc mâu thuẫn...

+ Đọc hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả: kết hợp ngôn từ vá phương thức biểu hiẹn; dung năng lực phán đoán, khái quat.. để nắm bắt tư tường, tình cảm mà người viết muốn thổ hiện, gửi gắm.

+ Đọc hiểu và thưởng thức văn học: cảm nhận được Ị vẻ đẹp hài hoà giữa ngôn từ và hình tượng, nội dung và hình thức nghệ thuật của tac phẩm; hiểu dược tầm vóc và chiều sâu tư tường, tình cảm cùa tẩc giả; thương thức được những biểu hiện của tài nghệ, những chi tiết đặc sắc...

6.1.1. Đọc hiểu vân bản thơ

a) Đặc điểm cơ bản của thơ trữ tình : -

- Thờ trữ tình bộc lộ trực tiếp cảm xúc mãnh liệt của người viết:

Tác phẩm văn học nào cũng chứa đựng tâm tư, tình cảm của người viết nhưng mỗi thể loại vẫn có phương thức biểu hiện riêng. Nếu ở tác phẩm tự sự, tư tưởng, cảm xúc được tác ẹiả gửi vào bức tranh cuộc sống thì trong tác phẩm trữ tình, thế giới chú qủáh ay đửợc thổ hiện trực tiếp; Bộc lộ trực tiếp những cảm xúc,

tâm trạng của con người là nội dụng chủ yếu, cũng là cách phản ánh thế giới của thơ trữ tình.

V í d ụ : Nẳng chia nửa bãi, chiều, rồi, Vườn hoang trinh nữxểp đôi lá rầu Sợi buồn con nhện giăng mau Em ơi hãy ngủ, anh hầu quạt đây...

(Trích Ngậm ngùi - Huy Cận) Trong đoạn thơ trên có những chi tiết, hình ảnh của thể giới khách quan nhưng đã thấm đượm cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình: nắng chia, lá rầu, sợi

buồn... Nội dung chủ yếu ở đây không phải là cảnh sắc thiên trong buổi hoàng hôn mà là nỗi buồn man mác, sâu lắng trong lòng người khi chiều buông xuông. Các hình ảnh của thế giới khách quan là phương tiện để nhà thơ bộc lộ thế giới tâm hồn của chủ thể....

- Nhân vật trữ tình vừa mang tính cá thể vừa mang tính phổ quát: ,'•<

+ Nhân vật trữ tình là người trực tiếp giãi bày, thổ lộ những suy nghĩ, cảm xúc trong tác phẩm, cần phân biệt nhân vật trữ tình với nhân vật trong thơ trữ tình (là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình cảm). Ví dụ, trong bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính: “Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng/ Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi” thì “tôi"

là nhân vật trữ tình, “em ” là nhân vật trong thơ trữ tình.

+ Nhân vật trữ tình có thể xuất hiện trực tiếp {Vộivàng của Xuân Diệu, Từ ẩy của Tổ Hữu...); có thể nhập vai {Nhớ rừng của Thể Lữ). Tuy không có diện mạo, lời nói, hành động... như nhân vật trong tác phẩm tự sự nhưng nhân vật trữ tình lại được biểu hiện trực tiếp qua cảm xúc, tâm trạng cụ thể. Thế giới nội tâm ấy in đậm dấu ấn của con người cá nhân nhưng khi cảm xúc dược thể hiện chân thành, sâu sắc - hình tượng nhân vật trữ tình sẽ có ý nghĩa khái quầt. Chẳng hạn, hai câu thơ “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức” {Sóng) mang “điệu hồn” riêng của Xuân Quỳnh VỚI sự đan xen, hoà trộn của khát vọng tình yêu mãnh liệt và niềm trăn trở, thao thức khôn nguôi. Nó nảy sinh từ trải nghiệm của một con người từng hiểu thấu những vất vả, gian truân trển hành trình kiểm tìm hạnh phúc: “Tôi đã đi đến tận cùng xứ sở/ Đen tận cùng đau đớn, đến tình yêu.” {Thơ tình cho bạn trẻ - Xuân Quỳnh). Nhưng mỗi người phụ nữ đều có thể tìm thấy một phần tâm hồn mình trong những cảm xúc nồng nàn và những khắc khoải, âu lo ấy.

- Thơ trữ tình có tổ chức ngôn ngữ đặc biệt: f

Bên cạnh những đặc điểm chung củạ ngôn ngữ nghệ thuật (truyền cảm, gợi hình tượng, hàm súc, cá thể hoá...), ngôn ngữ thơ trữ tình còn cỏ những đặc điểm riêng.

Trong đó, nổi bật nhất là tính nhạc. Nhạc tính của ngôri ngữ thơ được thể hiện ờ các yếu tố cơ bản sau:

+ Sự trầm bổng của ngôn ngữ thơ nhờ thay đổi, hoà phối các thanh bằng và thanh trắc, vi dụ: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời/ Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống/ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” {Tây Tiến - Quang Dũng) - Câu thơ đầu với nhiều thanh trắc đã diễn tả được cái gập ghềnh, hiểm trờ của dốc núi và nỗi mệt nhọc của người đi. Câu thơ cuối lại toan thanh bằnịg gợi không gian êm đềm của thung lũng trải ra trong màn mưa.

+ Cách ngắt nhịp và sự tương xứng hài hoà của các vế câu, cặp câu cũng góp phần tạo nên nhạc tính cho ngôn ngữ thơ. Thơ cổ điển chú trọng đến sự cân đối này:

“Gác mái ngư ông về viễn phố/ Gõ sừng mục tử lại cô thôn” (Chiều hôm nhớ nhà - Bà Huyện Thanh Quan); “Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái/ Một tiếng trên không ngỗng nước nào?” (Thu vịnh - Nguyễn Khuyến)... Thơ hiện đại phóng khoáng, tự do, linh hoạt hơn khi sử dụng phép đối xứng: “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:/ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân./ Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già” ( Vội vàng - Xuân Diệu)..:

; + Sự trung điệp của ngôn ngữ được tạo nên bởi cách gieo vần, điệp ngữ, điệp câu. Vân có tác dụng kết nối và tạo âm hưởng cho các dòng thơ: “Anh dắt em vào cõi Bác xưa/ Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa” (Theo chân Bác - Tố Hữu). Lối

điệp ngữ như trong đoạn thơ sau: “Của ong bướm này đây tuần tháng mật;/ Này đây hoa của đông nội xanh rì;/ Này đây lá của cành tơ phơ phất;/ Của yến anh này đây khúc tình si” (Vội vàng-Xuân Diệu). Điệp khúc “này đây” khiến lời thơ vang lên với âm hường rộn ràng, náo nức - diễn tả niềm vui sướng, hân hoan của một tâm hồn trẻ trung muốn phô bày với mọi người vẻ đẹp của mùa xuân, của thiên đường trần thế.

b) Tổ chức của một bài thơ trữ tình ' - Nhan đề:

Nhan đề thường khái quát nội dung chủ yểu của bài thơ, giúp người đọc nhớ và phân biệt bài thơ với các bài thơ khác. Ví dụ: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải);

Nói với con (Y Phương); Tiếng hát con tàu (Chể LanViên), Bài thơ về tiểu đội xe không kỉnh (Phạm■.TiếnDuật)... Đọc kĩ và suy ngẫm,về nhan đề cỏ tác dụng định hướng khi tìm hiểu nội dung của tác phẩm.

- Dòng thơ và câu. thơ:

+ Trong thơ cổ điển, mỗi thể loại có quy định riêng về số tiếng trong một dòng thơ. Dòng thơ cũng là câu thơ khi nó diễn đạt trọn vẹn một ý.

+ Trong thơ hiện đại, biên độ của dòng thơ, câu thơ tự do, linh hoạt hơn. Có khi vài dòng mới,tạo thành một cậu thơ: “Tôi muốn tắt nắng đi/ Cho màu đừng nhạt mất”;(Vội vàng - Xuân Díệụ), “Nước chúng.ta/ Nước những ngươi chưa bao giơ khuấư Đem đêm rì rầm trong tiếng đất/ Những buổi ngày xưa vọng nói về” (Đẩt nước - Nguyễn Đình Thi)...; cỏ khi một dòng thơ lại ngắt thành hai cậụ: “Người đi?

nhỉ, người đi thực” (Tổng biệt hành - Thâm Tâm), “Một câu hỏi lớn.

Khonglời đáp” (Các vị Lạ Han chùa Tây Phương-Huy Cận)...

- Khổ

thơ và đoạn thơ: i /ĩ

+ Khổ thơ là sự phối hợp của một sổ dòng thơ. số dòng trong mỗi khổ thơ thường tương đương, tạo nên sự nhịp nhàng, cân xửng. Chẳng hp Tràng giang (Huy Cận) cỏ bổn khổ thơ, Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) cỏ ba khổ thơ...

+: Đoạn thơ cỏ thể là một vài khổ thơ hoặc nhiều dòng thơ thể hiện một ý tương đổi trọn vẹn. cỏ khi đoạn thơ được tác giả ngắt bằng cách trình bày văn bản (Ví dụ:

Tây Tiến của Quang Dũng, đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm...); co khirìgười đọc phai tự chia tách theo mạch ý (Ví dụ: Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên có thể chia thành ba đoạn thơ tương ứng với các ý chính: đoạn 1

(hai khổ thơ đầu) - tiếng gọi lên đường; đoạn 2 (chín khổ thơ tiếp) -tình nhân dân, đất nước; đoạn 3 (bốn khổ thơ cuối) - khúc hát lện đương và niềm hạnh phúc hoà nhập với CUỘC đời rộng lớn..) Sự phân chia đoạn thơ nhằm làm sáng rõ hơn mạch cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ.

-Tứ thớ:

• Tứ thơ là ý lớn bao trùm bài thơ trữ tình và đã được thể hiện một cách sáng tạo, gợi nhiều liên tưởng bất ngờ/độc đáo. cấu tứ là quả trình tìm hình cho ý. Tử thơ phản chiểu cách nhìn, cách câm nhận riêng của tác giả; • /

■ + Tứ thơ có thể là hình tượng xuyên suốt trong toàn bài (Ví dụ: hình tượng tràng giang trong bài tha Tràng giang của Huy Cận; hình tửợng núi Đôi ừoríg bài thơ Núi Đôi của Vũ Cao; hình lượng bếpTừatrongbài thơ Bếp lửa của Bằng Việt...); Cỏ tứ thơ lại nàý sinh từ một cảm XÚC, một ấn tượng chung và thâm đượm

trong các hình tương nhỏ của bài thơ (Ví dụ/ các■ .tứ*thơ: đất nước vất và, đau thương mà vĩ đai được thể hiện trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi; đất nước là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, gìn giữ và truyền lại trong đoạn trích ĐổrMrớc của Nguyễn Khoa Điềm..;),

c) .Một số vấn đề cẩn lưu ý khi đọc hiểu văn bản thơ - Tìm hiểu bố cục văn bản thơ:

+ Đọc kĩ nhan đề, nắm bắt nội dung cơ bản của các khổ thơ.

+ Từ đó, có thể xác định các đoạn thơ và ý chính của từng đoạn. Đặc biệt, đối với những bài thỡ dài, việc chia tách đoạn và khái quát ý lớn sẽ giúp rigười đọc nắm được nội dung cơ bản cũng như mạch cảm xúc của toàn bài.

'Ví dụ: Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có thể chia tách thành ba đoạn: đoạn 1 (hai khổ thơ đầu) - giãi bày, thổ lộ khát vọng tình yêu táo bạo, mãnh liệt; đoạn 2 (năm khô thơ tiếp) - khám phá, thê hiện những cung bậc cảm xúc phong phú, phức tạp của trái tim tình yêu; đoạn 3 (hai khổ thơ cuối) - giấc mơ về một tình yêu bất

tử... ’... . >,í.

- Lựa chọn, khai thác hệ thống từ ngữ, hình ảnh, trạng thái cảm xúc:

; + Khi phân tích hoặc ữình bày cảm nhận về tác phẩm thơ, để tránh lối diễn xuôi, suy diễn, cần biết narri bắt, khai thác những nét đặc sắc nghệ thuật được tác giả sáng tạo để biểu đạt cảm xúc, tâm trạng. Đó có thể là những từ ngữ độc đáo, các hình ảnh nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, tượng trưng; là cấu trúc đặc biệt của câu thơ, cách ngắt nhịp, tử thơ... ;

Ví dụ: Khi phân tích hai câu thơ “Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Ghiển trường đi chẳng tiếc đời xanh” {Tây Tiến - Quang Dũng), cần khai thác được các yểu tô như: sự tương phản giữá khôhg gian núi rừng dăngidặc xa văng/.quạnh hiu {biện cương, viễn xử.Í.) với hình ảnh những nấm mộ,lẻ loi, thưạ thớt {rải rác...); tư thế hiên ngang và lí tưởng sổrig cao cả: “Chiến trường đi chẳng. tiéc đời xanh”;

giọng điệu khoẻ khoắn/bi hùng... để làm nổi bật vẻ đẹp lãng mạn, bi:tráng của hình tượng người lính Tây Tiến.

Sử dụng phối hợp'các thao tác phân tích, bình giảng, so sánh, đối chiếu, liên tưởng... dể ,vừá khai thác sâu vừa mở rộng ý nghĩa và nêu bật được sáng tạo độc đáo cùa nhà thơ.

V Ví dụ: Hình tượng sóng trong những câu thơ của Xuân Quỳnh “Oi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được” in đậm dấú ấn riêng của một trái tim phụ nữ yêu thương chõn thành, mónh liệt nờn trọn trờ, thao thức khụn nguụi. Nú thống nhất với vẻ đẹp nữ tính của thớ tình Xuân Quỳnh - yêu thương tha thiết gắn liền với khắc khoải, âu lo: “Lời yêu mỏng mảnh như màu khỏi/ Ai biết lòng anh có đổi thay?”

(Hoa cỏ mạy); “Đốt lòng em câu hỏi/ Yêu em nhiềủ không anh” {Mùa hoa roi)’,

“Vì tình yêụ muôn thuở/ Có bao giờ đứng yên?” (Thuyền và biển)... Nó khác biệt hăn với những con sóng nông nàn, mê đăm trong thợ Xuân Diệu: “Như hôn mãi ngàn năm không thoả/ Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!” (Biển)...

; - Khái quát giá trị tư tường và đặc sắc nghệ thuật văn bản thơ:

+ Đọc hiểu nội dung một bài thơ trữ tình là hiểu imột bức tranh tâm trạng, là tiếp xúc trực tiếp với tâm hồn của một con người trong những khoảnh khắc rung động mãnh liệt, sâu sắc. Vì thế, cỏ thể tìm thấy ưorig đó những châri lí phổ biến nhất của cuộc sống: tình yêu, nỗi đau, ước mơ, hạnh phúc, lí tường, sự sống, cái chết... Cần phải khải quát được giá trị của những thông điệp mà nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm.

+ Đỏng góp của tác phẩm văn học nói chung và thơ trữ tình nói riêng không chi là “nói điều gì” mà chủ ỵếu là “nói như thế nào”. Cho nên, cần khái quát được những đóng'góp đặc sắc về mặt nghệ thuật của tác giả. Có thể xem xét ở các phương diện cơ bản như: sáng tạo hệ thống ngôn'từ, hình ảnh; cách thức biểu đạt dòng cảm hứng trữ tình; hình thành giọng điệu; những cách tân về the loại... Từ đó, thấy được cái nhìn mới mẻ, độc đáo về thế giới mà nhà thơ mang đến qua tác phẩm của mình.

Ví dụ: Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu vừa mang đến một triết lí sống hiện đại, sâu sắc vừa kết tinh những cách tân nghệ thuật độc đáo của Xuân Diệu. Đó là sống với một “tốc độ” gấp gập, vội vã để chạỳ đuá với thời gian: “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”; ‘‘Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm”; sống vơi mức độ sâu sắc, mãnh liệt để tậưhưởng từng giây phụLtừng vẻ đẹp nơi cõi đòi trần thế: “Ta muốn ôm...”, “Ta muốn riet...”, “Ta muốn say...”, “Ta muốn thâu...” .. Tác giả Vội vàng cũng sáng tạo những từ ngữ, hình ảnh mới lạ chưa từng thấy trong thơ truyền thống: “Và này đâý ánh sáng chóp hàng mi”; “Thảng giêng ngon như một cặp môi gần”; “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!...”; cấu trúc dòng thớ, câu thơ và cách ngắt nhịp, gieo vàn linh hoạt, phóng khọáng; giọng điệu phong phú...

6.1.2. Đọc hiểu văn bán tự sự a) Đọc hiểu tiểu thuyết và truyện ngắn '

Tiểu thuyết và truyện ngắn là hai thể loại tuy rất khác nhau nhưng vẫn mang đặc điểm chúng là có cốt truyện, nhâri vật, lời kể... Khi đọc hiểu tiểu thuyết và truyện ngắn, cần chú ý các yếu tố sau:

- Nhân vật: là yếu tố quan trọng hàng đầu của truyện ngắn và tiểu thuyết. Tuỳ theo tiêu chí, sẽ có các loại nhân vật sau: nhân vật chính và nhân vật phụ, nhân vật chính diện và nhâri vật phấn diện... Để nắm bắt, khái quát tính cách, bản chất củạ nhân vật, cần căn cứ vào những phương tiện cơ bản mà nhà văn thường sử dụng để khắc hoạ nhân vật như:

+ Ngoại hình:, không, chỉ .-giúp '.người đọc hình dung dáng vẻ bề ngoài của nhân vật mà còn thể hiện một phẩn tính cách và cả những biến cố, những đổi thay trong cuộc đời của nhân 'vật ấy (Ví dụ: các chi tiết , miêu tả ngoại hình Chí Phèo {Chí Phèo - Nam Cao) ;sau khi ờ tù về, hoặc khi đã rơi vào kiếp sống quỷ dữ; vẻ ngoài thô kệch, rách rưới, lam lũ của người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu...). ;

+ Ngôn ngừ nhân vật (bao gồm hình thức đổi thoại và độc thoại) thường được nhà văn cá thể hoá bằng nhiều cách: ghềp từ, đặt câu, lặp đi lặp lại những từ, những câu nói (Ví dụ: nhân vật cụ Mét vơi lời khen “Đửợc” trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành; nhân vật cụ cố Hồrìg với “Biết rồi, khổ lắm,! nói mãi”,’Xuân Tóc Đỏ với “Mẹ kiếp! Nước mẹ gi” (Sô đỏ — Vũ Trọng Phụng)...); lối phát âm đặc trưng (nhân vật bá Kiến ttong Chí Phèo của Nam Cao với giọng nói rẫt “sang” và giọng cười Tào Tháo)... Nội dung lời nói và cách nói có giá trị phản chiểu lai lịch, vốn sống, tâm lí, tính cách... của nhân vật (Ví dụ: lời đáp của Huấn Cao khi nghe thầy thơ lại kê lô nỗi lòng của viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân); những lời tâm sự của nhân vật ba Hiền trong Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) về chuyện “đau đớn mà bằng lòng” cho cả hai con trai ra chiến trường...).

+ Hành động: là những việc làm của nhân vật - CÓ giá trị trực tiếp bộc lộ tính cách, bản chất hoặc đánh dấu sự đổi thay tỉnh cách của nhân vật. Ví dụ: hành động

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập thi THPT Quốc gia - Môn Ngữ Văn (Bản Word) (Trang 20 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(226 trang)
w