a) Nhân vật được khẳc hoạ sinh động, có tính cách rõ nét
Nhân vật MỊ và A Phủ có số phận đau khổ giống nhau nhưng mỗi nhân vật là
một tính cách khác nhau. . r
-^Nhân vật Mị: được miêu tả bằng rất ít hành động, chủ yếu được miêu tả bằng dơi sổng nội tâm. Nếu miêu tà hành động thì hành động của Mị thường ìặp đi lặp lại,; gaỳ ấn tượng: cúi mặt; mặt buồn rưcn rượi, lùi 1Ũ1..7 Cách miêu tả này rất phu hợp với người phụ nữ miền núi bị áp bức đau khổ nhưng tiềm tàng bên trong một sức sổng
mãnh liệt. : ”
- Nhân vật’A’ÍPhủ:‘được miêù tả chủ yếu qua hành'động, công việc, lòri đối thoại ngắn gọn, giản ^đơn; Cách miêu tả này phù hợp với tính cách bộc trực, mạnh mẽ của chàng trai miền núi. •
b) Tíhh cách nhân vật đửợc khấc hoạ qua đời'sống nội tâm Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật Mị: • V-
- Dùng^ình tượng thiênỉnhiên để miêu tả tâm trạrig: khung cảnh thiên nhiên mua xuân tươi đẹp,rộnràng gợi lên sức sổng tuổi trẻ trong lòng Mịi
- Trực tiếp miêu tả tâm trạng nhân vật: diễn biển tâm trạng Mị trong cảnh đêm mùa xuân nghe tiếng sáo gọi bạn yà đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ (như đã phân tích ờ trên).
2. Nghệ thuật tả cảnh
- Cảnh cuộc sống, sinh hoạt: ! ‘
Những phong tục tập quán riêng của người dân miền núi: cảnh ngày Tểt cho ta hiểu những sinh hoạt văn hoá,' tinh thần củà đồng bào H?mông; cảnh xử kiện là bức tranh tập tục khá sinh động,; cho-ta biểt cách thức thủitục xử^kiện, phạt vạ ở miền núi
trước Cách mạng.; ■ , ,
- Cảnh thiên nhiên: • -ỉ ,, ...
Cảnh mang đậm màu sắc miền núi: trong các làng, “những chiếc váy hoa đem ra phơi trên mỏm dá xoè như con bướm sặc sỡ”, “gió thổi vào cỏ gianh vàng ừng”...
3. Nghệ thuật kể chuyện
' ::-Cách giới thiệu nhân vật gâýsự chủ ý: Gách giới thiệu nhân vật Mị ờ đầu tác phẩm, chỉ bằng vài lời kể ngắn gọn mà gây được ấn tượng về lai lịch nhân vật.
- Cách kể: -Ngắn gọn, ngôn ngữ giàu giá trị tạo hình; hồn nhiên,'phù hợp với cách càm, cách nói cùa người dân miền núi (đoạn tác già nói về A Phù khoẻ, chạy nhanh như ngựa, ;con ¡gái ‘trong làng'nhiều người ¡mê, nhiều người nói: “Đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà; chẳng mấy lúc mà giàu”).
' - Giọng kể: Nhiều đoạn dùrìg ngôn ngữ nửa trực tiếp tạo nên giọng kể của tác giả hoà nhập với dòng ý nghĩ và tiếng nói bên trong cùa nhân vật, vừa trực tiếp bộc lộ đời sống nội tâm, vừa tạo sự đồng cảm giữa nhà -văn, nhân ¡vật > và ¡người đọc (đoạn tả tâm trạng Mị đêm mùa xuân nghe tiếng sáo gọi bạn: “Mị ứẻìắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Baò nhiêu người cỏ chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chijA’Sử;VỚi MỊ, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau!”;'hoặc đoạn tả tâm trạng. Mị trong đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ: “Trời ơi, nó bắt'trói đứng người ta đến.
chết, nỏ bất mình chểt cũng thôi, nó bắt trỏi đến chết người đàn ¡bà ngày, trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác...”).
III. Phân tích cảnh đặc sắc: đêm mùa xuân Mị nghe tiếng sáo gọi bạn và đêm mùa đông Mị cắt dây. trói cứu Á Phủ
a) Cảnh đêm mùa xuân Mị nghe tiếng sảo gọi bạn
- về phương diện ý nghĩa nội dung: thể hiện sức sống tiềm tàng của Mị.: + Tiếng sáo gọi bạn làm thức tỉnh con người tâm linh'ừong'MỊ: đưa'MỊ từ cõi quên trở về cõi nhớ (nhớ quá khứ đẹp đẽ khi còn ờ nhà, chưa làm dâu trừ nợ, Mị khao khát sổng,'khao khát hạnh phúc trong hiện tại).’.
• + Tiếng sáo làmỉbừng dậy khát vọng hạnh phúc,.khát vọng tự do của MỊ: phân tích hành động của Mị : xắn một miếng mỡ bỏ thêm vào đĩạ đèn ỉ chọ sáng (ý nghĩa thực và ý nghĩa nghệ thuật: ánh sáng bừng lên từ tâm ;hồn Mị, ánh sáng nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài), quấn lại tóc, rút váy hoa chuẩn bị đi chơi...
+ BỊ A Sừ trói trong buồng tối, tâm hồn Mị vẫn theo tiếng sảo bên ngoài đến với cuộc vui xuân (A Sử có thể trói Mị giữa ngày xuân nhưng không thể giam cầm được sức sổng mùa xúân trong'tâm hồn Mị). Sức sống của Mị bộc lộ ngay trong tình huống bi thảm nhất. ‘
- -'Về phương diện nghệ thuật: thể hiện tài năng miêù tấ diễn biến tâm-lí nhân vật của Tô Hoài. .
Tâm lí Mị được miêu tả một cách tinh tế, logic theo trình tự:
+ Tiếng sáo làm sổng lại ý thức khiển Mị nhớ về quá khứ.
+'Nhớ lại quỏ khứ hạnh phỳc trước khi’làm dõu gạt nợ — quỏ khứ đẹp đẽ đối lõỗ với i hiện tại; ;MỊ Ỉchỉ-muốn’chết. NhimgícKínH'quá^khử'đẹp' đẽ ây lái 'khơi dậy niem khao khát hạnh phúc; khảo khát cuộc sống tir dồ ứong hiện tại;. .
+ Chuẩn bị đi chơi Tốt. - •.
+ Bị A Sử trói, Mị quêmmình đànghịítrói.Uvùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được. Mị sực tinh, trờ về với thực tậii- .
b) Cảnh đêm mùa đông Mị cẳt dây trói cứu A Phủ
- về phương diện ý nghĩa nội dung: thể hiện sức sống tiềm tàng, sức mạnh vùng lên giải phóng của Mị. !
+.Từ lộng tự thương minh đến thương người cùng cảnh ngộ, Mị đã cắt dây trói giải thoát cho A Phủ.
+ Hành động cứu người của Mị cũng là hành động tự cửu mìĩủr. MỊ đã cắt dây trói cho A Phủ, lẽ nào Mị lại không cắt được dây trói cho chính CUỘC đời mình? Sau khi giải thoát cho Ạ Phủ, Mị đã vùng chạy theo A Phủ, thoát khỏi, nhà thống lí Pá Tra,
đến Phiềng Sa V
, + Hành động của Mị cứu A Phủ và cùng Ạ Phủ trốn khỏi Hồng Ngài đến Phiềng Sa là hành động vùng lên giải phỏng, cùng một lúc thoát khỏi hai ngục tù là ngục từ cường quyền và ngục tù thần quyền phong kiến.
+ Đến Phiềng Sa là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Mị và ' À Phủ, bước ngoặt đổi đời: từ thân phận nô lệ, họ trở thành chủ nhân cuộc đời mới. Tới Phiềng Sa, Mị và A Phủ không những trở thành vợ chồng mà còn là đồng chí của nhau. Được giác ngộ cách mạng, A Phủ trờ thành tiểu đội trường du kích cùng với Mị và đồng đội bảo vệ quê hương.
- về phương diện nghệ thuật: thể hiện tài năng miêu tả diễn biển tâm lí nhân vật của Tô Hoài.
Tâm lí nhân vật Mị'trong“đêm mùa đông cắtídây “trói cứu A Phủ cũng được miêu tả một cách tinh tế, theo trình tự logic:
+ Lủc đầu nhìn ¡thấy A Phủ bị trói, Mị dửngĩdimg.vô cảm, vì cô đã quảquen với cảnh này trong nhà thống lí Pá Tra (sống lâu, sổng quen trong đau khổ, tâm hồn Mị trờ nên. chai sạn,; không cảm thấy, nỗi đau của chính ¡mình và cũng không cảm thấy nỗi đau của người khác).
+ Khi thấy những giọt nước mắt của A Phủ, MỊ đã hoàn toàn thay đổi:
• Mị nhớ lại mình đã từng bị trói và đã từng khóc.
• Từ lòng thương mình, Mi thương người cùng cảnh ngộ.
• Thương người, Mị đà cứu người, đã cắt dây trói giải thoát cho A Phủ.
+ Sau khi cứu người; MỊlạbtự thương mình. Ham sống; khát khao tự do, lại tự thương mình; tất yểu Mị phải cứu mình. Vì vậy, Mị đã vùng chạy theo Ạ Phủ thoát khỏi nhà thống lí Pả Tra..
VỢ NHẶT _, ; , : _____ _ . 'ý
. . Kim Lân I. Vấn đề trọng tâm về nội dung
1. Tình huống truyện góp phần thể hiện tư tường chủ đề tác phẩm a) Tinh huống truyện lạ
- Tình huống Tràng cỏ vợ là tình huống lạ bởi hai lí do:
+ Người như Tràng đang ể vợ bỗng nhiên có vợ quá dễ dàng:
• Nhân vật Tràng hội đủ những điều kiện để ế vợ: nghèo khổ, dân ngụ cư (loại người lúc bấy giờ thường bị coi khinh, coi rẻ), xấu trai, tính tình ngộc nghệch.
• Chỉ bằng vài í ba câu bông đùa và một bữa bánh đúc mà Tràng có vợ - vợ theo không - “vợ nhặt”.
+ Ngưòri như Tràng nuôi thân không nổi, giữa thời buổi chết đói lại đèo bòng chuyện vợ con:
• Gia đình Tràng đang trong cảnh đói quay đói quắt.
• Xã hội trong cảnh chết đói: người chết đỏi như ngả rạ, miếng ăn là cả vấn đề sinh mạng.
• Tràng đưa thêm một miệng ăn về nhà.
- Tình huống lạ dẫn đến tâm trạng ngạc nhiên của mọi người: dân xóm ngụ cư, bà cụ Tứ và ngay cả chính bản thân Tràng.
b) Tình huống truyện ẻo le, cảm động
- Hạnh phúc của Tràng diễn ra trên nền bối cảnh bithương của gia đình, của xã hội (gia đinh: bữa “đón dâu” đầu tiên cả nhà ăn cháo cám; xã hội: tiếng hờ khóc của nhỹnò gia đỡnh cú người chết đỏi, mựi đốt đống rấm khột lẹt ở những nhà cú người chết).
- Việc Tràng có vợ dẫn đến tâm trạng ẻo le, cảm động ờ mọi người: những tâm trạng vui mừng đan xen buồn tủi, thương có, lo có ở người dân xóm ngụ cư, bà cụ Tứ và chính Tràng.
c) Tinh huống truyện góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm
Khẳng định, ngợi ca bản chất tốt đẹp, sức sống kì diệu của người nông dân lao động nghèo khổ: vượt lên trên cái đói, cái chết, vẫn thương yêu đùm bọc lẫn nhau, vẫn hướng về sự sống và khát khao tổ ấm gia đình.
2. Các nhân vật trong tác phẩm
a) Nhân vật Tràng '
- Người lao động nghèo khổ bỗng nhiên có niềm hạnh phúc lớn nên sung sướng đến bàng hoàng:
+ Nghèo'khổ: Cái tên cũng gợi lên sự lam lũ, cực nhọc (mang tên một thứ dụng cụ của người thợ mộc: anh tên là Tràng, còn ém gái anh tên là Đục). Tràng có vợ - chuyện trăm năm của đời người mả đơn giản đến'tội nghiệp: không ăn hỏi, không cưới xin, ngay cà đến một bát cơm cúng gia tiên cũng không có; hôm Tràng đưa vợ về, cả nhà ăn cháo cảmi:.
+ Bỗng nhiên có niềm hạnh phúc lớn: đang ế vợ, bỗng có vợ quá dễ dàng —vợ theo không.
+ Sung sướng đến bàng hoàng:
• Trong cảnh túng đói quay quắt, Tràng có lo, cỏ “chợn” nhưng niềm hạnh phúc lớn, niềm vui lớn đã lẩn át tất cả. Tràng quên cả nỗi âu lo, không hiểu được vì sao mình có vợ mà mẹ lại khóc.
• Việc có vợ đối với Tràng như một giấc mơ: “Trong người êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”, không tin mình đã có vợ: “Nhìn thị ngôi ngay giữà nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã cỏ vợ rồi đấy ư?”, “Việc hấn có, vợ đến hôm nay hắn vẫri còn ngỡ ngàng như không phải”.:. í;
Vừa tự. hào, vừa vui sướng, vừa ngượng ngùng'nên vốn vụng về, cục mịch, Tràng càng vụng về, cục mịch hơn, muốn bày tồ tình cảm nhưng không biết nói thế nào cho phải.
- Sự thay đổi tâm lí, tính cách từ khi có hạnh phúc gia đình:
+ Trước đây, Tràng vô : tâm f thờ ơ vớif gia ; đình; sau Ị khi i có < vợ, Tràng
“thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng... Cái nhà như cái tổ ẩm che mưa, che nắng”.
+ ¡Trước đây Tràng sống vô lo, vô nghĩi đến. đáng i trách; isau ! khi í có ‘ VỢ,
Tràng.cảm thấy mình đã “nên người”. Từ khi có hạnh phúc gia đình, Tràng thấy được trách nhiệm, bổn phận của bản thân với vợ con sau này; biết lo toan cho cuộc sống gia đình.
- Ý nghĩa tư tưởng nhân đạo toát lên từ hình tượng nhân vật Tràrig (Xem phần
giá trị nhân đạo của tác phẩm); ! ,
b) Nhân vật người “vợ nhặt"
- Người phụ nữ nghèo khổ, đói khát đển cùng đường, có lúc mất đi cả vẻ đẹp vốn có của nữ tính:
+ Nghèo khổ đến nỗi không cỏ cả một cái tên (dụng ý nghệ thuật của tác giả không đặt tên cho người “vợ nhặtV).
+ Đỏi; khổ làm cho người i vợ nhặt tiều tuỵ cả hình hài: “áo quần tả toã như tổ đỉa”, “tren cái khuôn mặt lưỡi cày,xám xịt chỉ còn thấy, hai con mắt”, “cái ngực gầy
lép”... ’ : _ _ ...
+ Đỏi khát đến cùng đường, táo bạo đến mức liều lĩnh, mất đi cả sự e thẹn vốn có của nữ tinh: Trước những câu bông đùa của Tràng, chị “ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng”, liếc mắt cười tình; khi gặp ¡Tràng ờ cổng chợ tinh, thị “sưng sỉa” đòi ăn, đôi mắt trũng hoáy sáng lên khi nói tới miếng ăn* thị “cắm đầu ăn một chặp bổn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì” rồi “ton ton” theo Tràng về làm vợ... .
- Sự thay đổi về tâm hVtính cách từ khi có hạnh phúc gia đỉnh:
Trước đây là người phụ nữ “chao chát”, “chỏng lỏn”, sau khi có hạnh phúc gia đình, chị trở thành người phụ nữ hiền hậu, đúng mực (qua dáng,vè trên đường về xổm ngụ cư, quá cách cư xử với bà cụ Tứ và với Tràng).
Tiềm ẩn khát vọng hạnh phúc, khát vọng vươn lên trong cuộc sống:
+ Người ‘‘vợ nhặt” đến vớiiTràng là do cái đói, cằi nghèo xô đẩy nhưng cũng là đi theo tiếng gọi của khát vọng hạnh phúc gia đình.
+ Người “vợ nhặt” nghĩ đến cuộc sống, lo cho hạnh phúc gia đình. Chị có ý thức vun đắp cho cái tổ ấm mà mình vừa có'được; Nhà cửá, sân vườn gọn gàng, sạch sẽ, nhìn đâu cũng thấy có công sức đôi bàn tay của chị. ...
+ Người “vợ nhặt” khơi lên ở Tràng niềm tin vào cuộc Sống. Chính người đàn bà đói khát, tội nghiệp này đã gợi lên ờ người'đàn ông nghèo khổ hình ành những người nông dân đi phá kho thóc Nhật-cứu.đỏi, dưới lá cờ đỏ của Việt Minh.
- Ý nghĩa tư tưởng nhân đạo toát lên từ hình tượng nhân vật người “vợ nhặt”
(Xem phần giá trị nhân đạo của tác phẩm).
c) Nhân vật bà cụ Tứ
- Bà cụ Tứ điển hình cho người mẹ nông dân nghèo, từng trải, rất mực thưorng con. Tính cách của.bà cụ Tứ được thể hiện chủ yếu qua diễn biển tâm trạng. Trước việc Tràng có.vợ, tâm trạng bà cụ Tử diễn biến như ba nấc thang tâm lí.
'+ Khởi đầu là sự ngạc nhiên. Tâm trạng ngạc nhiên của bà cụ ngày một tăng:
• Trước hết ngạc nhiên khi thấy có người đàn bà lạ trong nhà, ngựời ẩy lại không phải là cái Đục con gái cụ.
• Ngạc nhiên hom khi người đàn bà lạ ấy lại đứng ở đầu giường con mình, lại chào mình bằng u.
• Khi biết người đàn bà lạ đó là vợ của Tràng, bà-cụ Tứ vẫn chưa hết ngạc nhiên (ngạc nhiên vì người như Tràng đã có vợ, con trai cụ nuôi thân không nổi, lại cỏ vợ giữa lúc gia đình và xã hội đang ừong cảnh chết đói).
+ Tiếp đến là những trạng thái tình cảm trái ngược đan xen: vui mừng, buồn tủi, thương lo:
• Vui mừng vì con đã cỏ vợ, “yên bề” gia thất.
• Buồri tủi vì hai lẽ: con có vợ khỉ gia cảnh quả nghèo, bổn phận là mẹ mà không giúp gì được cho con. : , v : . _
• Thương lo cho con, với nỗi io trước mắt (không biết có nuôi nổi nhau qua nạn đói hay không) và nỗi lo lâu dài (nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình, bà cụ lo “cuộc đời chúng nó liệu cỏ hơn bố mẹ trước kia không”. Bà cụ Tứ nghẹn ngào trong lời nóij vừa thương vừa lo cho con: “Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này ■ u thương quá...”. .
+ Vượt lên fren tất cà là niềm vui, niềm hi vọng vào cuọc sổng, vào từơng lai. Bà cụ Tứ vui và hi vọng trong ý nghĩ, trong lời nói, trong việc làm:
• Vui và hi vọng trong ý nghĩ với triết lỉ dân gian giản dị mà sâu sắc: “ai giàu ba họ, ai khó ba đời”.
• Vui và hi vọng trong lời nói: “Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau nàý” (cách nói đủã vui của bà cụ Tứ khi cháo cám dược gọi là chè khoán như xua tan đi cải buồn, cái tủi).
• Vui và hi vọng trong việc làm: Bà cụ Tử cùng người con dâu quét dọn nhà cửa, sân vườn gọn gàng, sạch sẽ với “ý nghĩ ràng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi; làm ăn có cơ khấm khá hơn”.
: — Ý nghĩa tư. tường nhân đạo toát; lên từ hình tượng nhân vật ;bà cụ Tứ; (Xem phần giá trị nhân đạo của tác phẩm)..
3. Giá trị nhân đạo cửa tác phẩm
a) Ca ngợi những tìnhcảm cao đẹp ở người, nông‘dân lao động nghèo khổ:, tình người, tình mẫu tử
- Tình người: ,
+ Tinh cảm của người dẩn xóm ngụ cư trước việc Tràng có vợ: vừa lo, vừa mừng cho anh: “Những khuôn mặt hốc hác U tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sổng đói khát, tăm; tối ấy. của họ”. '