NHỮNG VẤN ĐỂ TRỌNG TÂM TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
Để làm bài thi đạt kết quả tốt, trước hết học sinh cần nắm vững những vấn đề trọng tâm trong các tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ văn lớp 11 và chủ yếu là lớp 12.
2.1. Tác phẩm thơ
2.1.1. Tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 11
VỘI VÀNG ________________ _ _ _ __ _
r ' X u â n DiệuI
I. Vấn đề trọng tâm về nội dung
1. Nét đặc sắc trong cảm nhận về thòi gian và tuổi trẻ của Xuân Diệu
a) Thời gian tuyển tính - thời gian troi một đi không trở lại (khác với quan .niệm thời gian của người xưa: thời gian lặp lại theo vòng tuần hoàn)
- Thời gian chỉ có một chiều, trôi là mất, không trở lại: “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già”.
b) Cảm nhận thời gian gan liền với tuổi xuân của đòi người
- Tuổi xuân trôi qua không trờ lại: “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,/
Nấu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!/ Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi”.
- Thời gian gắn liền với thì sắc: thời gian chLcỏ haị ửàtươi và phai (khác quan niệm thời gian ba thì: quả khứ, hiện tại và tương lai), bước đi của thời gian
I Kiến thức trọng tâm về các tác giả, học sinh tự ôn tập theo phần Tiểu dẫn trong sách giáo khoa.
nhanh hơn: “Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,/ Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”.
c) Qua sự cảm nhận về thời gian, thấy được lòng yêu đời, yêu cuộc sống của nhà thơ
Xuân Diệu luôn chạy đua với thời gian để tận hưởng niềm hạnh phúc, để Sống có ý nghĩa:
+ Tăng nhịp điệu sống - nhà thơ gọi là “vội vàng”: “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả
chiều hôm”. I ■ ‘
+ Tăng nhịp điệu sống để mỗi giây phút trôi qua đều được tận hường niềm hạnh phúc và sống cỏ ý nghĩa: “Ta muốn ôm/ Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;/
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,/ Ta muốn say cảnh bướm với tình yêu...”.
2. Qụan niệm thẩm mĩ mới (qúati niệm về cải đẹp), quan niệm 'nhân sinh mới (quan niệm sống) của Xuân Diệu
a) Quan niệm thẩm mĩ mới: Con người là chuẩn mực của cải đẹp, là kiểu mẫu của muôn loài ( k h á c v ớ i q u a n n i ệ m x ư a : t h i ê n n h i ê n l à c h u ẩ n m ự c c ủ a c á i đ ẹ p )
Nhà thơ đã lấy í vẻ đẹp của con người để miêu: tả vẻ đẹp của thiên nhiên: “Và này đây ánh sáng chóp hàng mi”, “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” (khác với thơ xưa lấy thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp con người: “Phù dung như diện, liễu như mi” (Mặt đẹp như hoa phù dung, hàng mi thanh như lá liễu).
b) Quan niệm nhăn sinh mới
- Hạnh phúc ở giữa trần gian, ở ngay trong hiện tại (khác yới qua^niệm xưa:
đời là bể khổ, hạnh phúc ờ kiếp sau, ở tương lai huyễn ảo):
Cuộc Sống trần gian như thiên đường trên mặt đất, hiện hữu trước mặt, ữong tầm tay của mọi người, ai cũng có thể tận hường; tất cả đều gợi lên sự thơm ngon (tuần thảng mật), sự tươi non (đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất), sự ngây ngất (khúc tình si).
- Hạnh phúc của con người là sống cao độ mỗi giây phút của tụổị xuân: <
Giữ vai ữò thượng đế của thiên đường trên mặt đất là con người, với tuổi trẻ, tình yêu: cách nhìn mùa xuân như thiếu nữ trànđầy sức sổng: “Và này đây ánh sầng chớp hàng mi”, “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”., '
-Ý nghĩa nhân sirih tích cực trong quan niệm sốrig củà Xuân Diệu:
+ Ý thức về cái tôi cá nhân: vũ trụ tuần hoàn, còn tuổi xủân đã qua đi thì không
trờ lại. , .
IVấn đề trọng tâm về nội dung
1. Cảnh (bức tranh thiên nhiên) và tình (bức tranh tâm trạng) thể hiện trong bài thơ
a) Cảnh (bưc tranh thiên nhiên)
- Cảnh sông nước quê hương quen thuộc: Hình ảnh dòng sông mùa con nước với cành củi kho, những cánh bèo troi dạt, những bờ xanh tiếp bãi vàng ngô lúa.
- Cảnh sông nước mcnh mang vắng lặng, hoang sơ, hiu quạnh: Sóng gợn bao la, rợn ngợp, không cầu, không đò, thiếu vắng con người.
+ Sống là tận hưởng nhưng đồng thời phải tận hiển: mỗi giâỳ phút của cuộc đòi trôi đi phải Sổng có ý nghĩa (khác quan niệm sống thực dụng: chỉ biết đên cá nhân, ích kỉ, chỉ chạy theo sự thụ hưởng, nhất là thụ hưởng về vật chất).
II. vấn đề trọng tâm về nghệ thuật 1. Cẩu tứ bài thơ (cách tổ chức ỷ thơ) Ket hợp cảm xúc tự nhiên với luận lí:
- Lí lẽ vì sao phải “vội vàrig” (phần đầu bài thơ).
- Giải thích “vội vấng” phải như thể nào (phần cuối bài thơ).
2. Thủ pháp trùng điệp
Thù pháp trùng điệp tạo nên sự mạnh mẽ, sôi nổi, cuốn hút được thể hiện qua:.
- Điệp kiểu câu: . : .
+ Đoạn mờ đầú: Điệp kiểu câu mở đầu “Tôi muốn..-. Cho...”, “Này đây... của,..”.
+ Đoạn cuối: Điệp kiểu câu mở đầu “Ta muốn...”.
- Điệp từ, điệp ngữ: “này đây”(đoạn đàu), “ta muốn”, “cho” (đoạn cuối).
3. lũnh ảnh
- Hình ảnh được tạo dựng bởi những liên tường mơi lạ: nhìn thiên nhiên qua cải nhìn tình tứ của tuổi trẻ, tình yêu (Đoạn thơ: “Của ong bướm này đây tuần tháng mật;/ Này đay hoa của đồng nội xanh rì;/ Này đâỷ lá của cành tơ phơ phất/ Của yến anh này đây khúc tình si” vừa như mảnh vườn tình ái, vừa như bữa tiệc với thực đơn quyển rũ đang chào mời).
- Sáng tạo hình ảnh cảm nhận bằng xúc giác (Những câu thơ: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”).
III. Những đoạn thơ tiêu biểu
- Đoạn mở đầu thổ hiện quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ: từ “Tôi muốn tắt nắng đi” đến “Tôi không chơ nắng hạ mới hoài xuân”.
- Đoạn nói về sự cảm nhận thời gian và tuổi trẻ: từ “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua” đến “Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”.
- Đoạn cuối thể hiện quan niệm nhân sinh với lòng khát khao tận hưởng niềm hạnh phúc và sống có ý nghĩa: từ “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm” đến
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”.
TRẢNG GIANG _____________ •
Huy Cận I.
- Bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp cổ điển: Hình ảnh con thuyền lặng lẽ xuôi mái, bờ xanh tiếp bãi vàng, cánh chim trong hoàng hôn.,
b) Tình (bức tranh tâm trạng)
- Nỗi sầu vũ trụ (sầu thấm vào không gian), sầu thiên cổ (sầu thẩm vào thời gian), sầu nhân thế (sầu thấm vào lòng người). Con người cấm thấy mình nhỏ bé, bơ vơ, lạc lừng: hỡnh ảnh cành' cui'khử “lạc mấy dồng”, những cỏnh bốo trụi dạt không biết về đâu gợi liên tưởng đến thân phận con người; hình ảnh cánh chim bé nhỏ mang tâm trạng. ;
- Nỗi buồn nhớ quê hương: Tình yêu quê hương đất nước thầm kín nhưng thiết tha thể hiện qua hai câu thơ cuối: “Lòng quê dem dợn vòi con nước,/ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.
- Qua nỗi Sầu, nỗi buồn thấy được niềm khát khao giao cảm, hoà nhập với con người, với cuộc đời của tác giả. :
H. Vấn đề trọng tâm về nghệ thuật
I. Nghệ thuật đối lập, tương phản thể hiện tâm trọng
- Hồn thơ buồn thường tìm đến những cảnh mênh mông, vắng lạng đổi lập với những hình ảnh nhỏ bé, mong manh tàn tạ để nói lên tâm trạng. Những hình ảnh đối lập, tưomgi phản xuất hiện trống cả bài thơ:
+ Khổ thơ đầu: thuyền về- nước lại (gợi sự chia lìa), củi một cành khô - lạc mẩy dòng (gợi sự nhỏ bé, bơ vơ, lạc lõng). "
+ K h ổ t h ơ t h ứ h a i : cồn nhỏ - sông dài, trời rộng - bển cô liêu', không gian mênh mông-con người nhỏ bẻ ( g ợ i s ự b u ồ n V ắ n g , c ô q u ạ n h , h i u h ắ t ) .
+ Khô thơ thứ ba: cảnh bèo nhỏ bé — dòhg sông mênh mông — không cầu, không đò (gọi sự vắng lặng, đớn côi, không có sự kết nổi, giao lưu
giữa người với người). ;ir---; i-r
+ Khổ thơ cuối: mâỷ cao, núi bạc - chim nghiêng cảnh nhỏ (gợi sự cảm nhận còn người nhỏ bé, hữu hạn, vũ trụ bao la, vô cùng; cùng với nỗi sầu vũ trụ là nỗi buồn nhớ quê hương).
2. Vẻ đẹp cỗ điển f ; ^ :
Vẻ đẹp cổ điển thể hiện qua nhan đề, ngôn ngữ (thi ngôn), hình ảnh (thi ảnh), ý
thơ (thi tứ), bút pháp (thi bút): : ■
a) Nhan đề
Ngay từ nhan đề “Tràng giang”, bài thơ đã gợị _lên. một phọng vị cổ điển. Từ Hán Việt “tràng giang” mang sắc thái vừạ trừu tượng, vừả cổ xưa mà tư thuần Việt
“sông dài” cùng nghĩa không có đữợc.
- Với từ Hán Việt “tràng giang”, bài thơ không còn nói về một con sông cụ thể, mặc dù khi viết bài thơ này, Huy Cận đã lấy cảm xúc từ một dòng sông cụ thể là sông Hồng., Từ “trang giang” gợi lên cho người đọc hình ảnh dòng sông như chày từ một thuở xa xưa nào đỏ của lịch sử, quạ hàng nghìn nắm van hoá và qua bao áng cổ thi. . \ ..
- Tác giả lại sử dụng điệp âm “ang” (“tràng giang” chứ không phải “trường giang”). Am “ang” là âm mởj lại là âm tiết có độ vang. Vì vậy hai chữ “tràng giang” với điệp âm “ang” gợi lên cảm giác mênh mang, dòng sông trong bài thơ tự nhiên trở nên dài hơn, rộng hơn, xa hơn, vĩnh viễn hơn trong tâm tưởng người đọc.
Dòng sông như muốn thoát khỏi cái cụ thể để vươn tới cái vĩnh viễn, cái vô
cùng. > ' ; •
b) Ngôn ngữ (thỉ ngôn)
Mượn hoặc ảnh hường từ nịgữ trong thơ cổ: “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu” (bản dịch Chinh phụ ngâm: “Non Kì quạnh quẽ trăng treo/ Ben Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”), “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” (Bản dịch bàÀ Thu hứng của Đỗ Phủ:
“Mặt đất mây đùn cửa ải xa”). ■ ■ ’
c) Hình ảnh (thi ảnh) ■
Hình ảnh quen thuộc của thơ cổ, mang màu sắc cổ điển: con thuyền lặng lẽ xuôi mái, bờ xanh tiếp bãi vàng, cánh chim trong hoàng hôn.
d) Ỷ thơ (thi tứ)
Mượn hoặc ảnh hưởng ý thơ cổ: Câu thơ “Sóng gợn tràng‘giang buồn điệp điệp” phảng phất cậu thờ của Đỗ Phủ trong bài Dăhg caò: “Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ/ Bất tận trường giang cổn cổn lai” (Rào rào lá trút rừng cây thẳm/ Cuồn cuộn sông về sóng nước tuôn). Câu thơ cuổi: “Không khỏi hoàng hôn cũng nhớ nhà” mượn ý thơ Thôi Hiệu đời ĐườngtrongHoàng Hạc lâu: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị?/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu” (Quê hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai).
e) Bút pháp (thi bút)
Sử dụng bút pháp'gợi của thơ cổ, vài nét đơn sơ ghi lại, lột tả cái hồn sự vật:
“Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” (Thơ cổ khi nói về buổi chiều thường dùng hình ảnh cánh chim trong hoàng hôn, lấy không gian gợi tả thời gian, gợi nỗi buôn hiu quạnh: “Chim bay về núi tối rồi” (Ca dao), “Chim hôm thoi thót về rừng”
{Truyện Kiều), “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi/ Dặm liễu sương sa khách bước dồn” {Chiều hôm nhở nhà - Bà Huyện Thanh Quan)). .
III. Những đoạn thơ tiêu biểu
Khổ thơ đầu, khổ thơ thứ hai, khổ thơ cuối đều có thể trở thành yêu cầu cảm thụ, phân tích riêng. Khổ thơ thứ ba cần kết hợp với khổ thơ thứ hai để phân tích thành vấn đề riêng.
ĐÂYTHỒN Vĩ DẠ ______________ . . _ _ ' _ _ _
Hàn Mặc Tử
* Hoàn cảnh sáng tác
Bài Đây thôn Vĩ Dạ có Ịiên quan tới mối tình đơn phương giữa Hàn Mặc Tử với người con gái thôn Vĩ có tên là Hoàng Thị Kim Cúc. Thi sĩ đã từng thầm yêu, trộm nhớ người con gái thôn Vĩ và đã từng về thăm,Vĩ Dạ. Nhưng sau đỏ, Hàn Mặc Tử bị bệnh hiểm nghèo, phải xa lánh mọi người để chữa bệnh. Biểt tin, Hoàng Cúc đã gửi cho Hàn Mặc Tử tấm bưu ảnh và những lời thăm hỏi động viên. Tấm bưu ảnh có in hình dong sông với cô gái chèo thuyền dứới những cành lá trúc
thanh tú, phía xa là ráng trời, có thể là rạng đông, cỏ thể là hoàng hôn, cỏ thể là ánh nắng, có thể là ánh trăng. Tấm thiếp đã tác động mạnh đến hồn thơ Hàn Mặc Tử.
Những kỉ niệm về xứ Huế lập tức thức dậy cùng với một niềm yêu đời tha thiết. Thi sĩ đã xúc động viết bài thơ này.
Ba khổ thơ của Đây thôn Vĩ Dạ không liên kết với nhau bởi tính liên tục về thời gian, tính duy nhất về không gian mà liên kết bởi logic về cảm xúc. Khố thơ đầu là hoài niệm về cảnh vườn thôn Vĩ ừọng nắng mai và tâm trạng ước ao về thăm lại Vĩ Dạ. Khổ thơ thứ hai là cảnh sông nước đêm trăng huyền ảo và mặc cảm về sự chia lia cùng tâm trạng lo âu khắc khoải. Khổ thơ cuối lả hoài niệm hình ảnh
“khách dượng xa” và tâm trạng mơ tưởng hoài nghi.