huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Lễ hội đóng vai trò quan trọng trong đời sống người dân, trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nhưng suốt mấy chục năm qua, lễ hội của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ có nhiều biến đổi. Đặc biệt từ sau thời kỳ xây dựng hợp tác xã đến năm 1986 nhiều lễ hội biến mất trong đời sống tinh thần. Trước cách mạng tháng Tám ở các thôn xóm của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ đều có đình với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Trong tháng giêng, tháng hai các làng đều mở hội đình. Đối tượng thờ cúng ở các đình làng này thường là các vị thần sông (long thần, thủy thần, thần thuồng luồng), Thành Hoàng (sơn thần, quan sơn, thần hổ…). Đôi khi các vị thần cũng là những người khai thiên lập địa, dựng bản dựng làng hoặc có công trống giặc ngoại xâm… hội đình diễn ra ngay tại đình làng, sau phần nghi lễ là phần của các chủ gia đình bàn bạc việc công của làng. Tiếp theo là các trò chơi, ca hát, thi làm bánh, nấu cơm… . Nhưng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chống Mỹ xâm lược và đặc biệt trong xây dựng hợp tác xã, các ngôi đình đều bị phá. Hội đình không còn tổ chức, hội chỉ còn trong ký ức của những người già hoặc trong niềm khao khát của lớp trẻ.
Mặt khác nguyên nhân chủ yếu là do suốt một thời gian dài có nhận thức ấu trĩ, không đúng về lễ hội và văn hóa dân gian. Một số cấp chính quyền và ngành văn hóa thông tin chưa nghiên cứu đánh giá đúng vai trò quan trọng của lễ hội. Thậm chí còn nhầm lẫn giữa mê tín dị đoan và tín ngưỡng. Quan niệm cho rằng lễ hội cổ truyền là loại hình văn hóa lạc hậu, là “sản phẩm của xã hội phong kiến”, tổ chức lễ hội tốn kém về thời gian và tiền của.
Do đó, suốt một thời gian dài hầu hết các lễ hội cổ truyền của vùng người Sán Dìu đều bị cấm tổ chức.
Từ năm 1989 đến nay, với nhận thức đúng về vai trò của lễ hội đối với đời sống tinh thần của nhân dân, của các cấp chính quyền và ngành văn hóa thông tin tỉnh nên lễ hội có xu hướng được khôi phục và biến đổi. Từ năm 1989 đến nay một số lễ hội cổ truyền được tổ chức một cách lẻ tẻ, có tính chất thể nghiệm dưới sự chỉ đạo của ngành văn hóa thông tin. Chỉ còn một số lễ hội do không có cơ sở vật chất, cơ sở xã hội nên không tổ chức lễ hội ở các hội đình làng vùng người Sán Dìu.
Một số biến đổi khác là phần nghi lễ có xu hướng đơn giản hóa. Một số hội đình làng của dân tộc Sán Dìu không còn nghi thức rước nước, rước ông mo…nghĩa là đã bỏ phần lễ, theo đó một số nghi lễ không còn. Đặc biệt một số lễ hội thành phần lễ có phần giảm nhưng phần hội lại có xu hướng tăng. Các cuộc chơi hát dân ca thu hút đông đảo người xem tham gia. Tuy nhiên, một số lễ hội khác chỉ khuôn chặt trong đời sống tinh thần của một làng.
Hiện nay các thiết chế xã hội cổ truyền của đồng bào người Sán Dìu như dòng họ, làng, xóm vẫn đóng vai trò quan trọng trong quản lý nông thôn. Tính cộng đồng làng vẫn được đề cao. Đồng thời, kinh tế nông nghiệp ở các làng, xóm dù có nơi đang trong quá trình chuyển dịch hóa cơ cấu kinh tế nhưng về cơ bản vẫn là kinh tế tiểu nông, tự cung tự cấp. Kinh tế nông nghiệp đã tạo ra chu kỳ lao động đầy vất vả, nhịp sống của người nông dân khá đơn điệu vì những công việc đồng ruộng lặp đi lặp lại. Môi trường sống lại khép kín, quanh năm người dân thường bị khuôn chặt vào hai địa bàn: làng, xóm và ruộng vườn. Do đó đồng bào luôn khao khát có cuộc sống sôi động khác thường. Lễ hội là những hình thức sinh hoạt văn hóa đáp ứng được nhu cầu này, lễ hội còn góp phần giải phóng những xung cảm bị kìm hãm trong đời sống đơn điệu hàng ngày, đảm bảo sự cân bằng về mặt tâm lý, tạo khả năng
tái sáng tạo của con người. Hiện nay, văn hóa công nghiệp (mà mũi nhọn là hệ thống truyền thông) đang tác động mạnh đến đời sống tinh thần của người Sán Dìu, nhưng lễ hội vẫn là nhu cầu bức xúc và thiết thân. Chính vì vậy hiện nay ở xã Nam Hòa huyện Đồng Hỷ đang khôi phục lại lễ hội Soọng cô. Để phục vụ cho nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trong khu vực.
Tín ngưỡng dân gian được hình thành từ rất lâu đời, nó nảy sinh và phát triẻn cùng với sự hình thành của các dân tộc. Tín ngưỡng tồn tại trong nhân dân rất bền vững, ngay cả khi những điều kiện sinh ra nó đã thay đổi. Nó thích nghi với những điều kiện mới chứ không hoàn toàn mất đi. Tuy nhiên, hiện nay những hình thái tín ngưỡng sơ khai ngày càng mai một dần chỉ còn vài hình thái được duy trì, nhưng đã có biến dạng để phù hợp với hoàn cảnh mới.
Hiện nay việc chữa bệnh bằng cúng bái hầu như không còn tồn tại. Hệ thống y tế đã phát triển đến tận các làng, kịp thời chữa bệnh cho các bà con trong làng (thôn, xóm). Đồng bào Sán Dìu ngày càng tin tưởng hơn vào y học và khi có bệnh họ thường đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Họ chỉ mời thày cúng trong các trường hợp như cần giải tỏa tâm lý cho những người bệnh (thường là những người bệnh cao tuổi, ốm lâu ngày), hoặc khi trong nhà có người ốm liên tiếp mà họ cho rằng do gặp vận hạn phải giải hạn cho gia đình. Họ không còn tin hoàn toàn vào khả năng chữa bệnh bằng cầu khẩn như trước đây nữa.
Đồng bào Sán Dìu cũng không còn tin và áp dụng các hình thức bùa trú để chữa bệnh như trước đây, mà họ thường tìm đến những biện pháp thực tế hơn, đó là đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh.
Người Sán Dìu ngày nay vẫn còn có tục thờ Thành Hoàng làng trong cộng đồng làng như ở xóm Thông Nhãn xã Linh Sơn- Đồng Hỷ đình thờ Thành Hoàng Làng ở ngay đầu làng. Tại đình làng có 4 lễ chính 1 năm vào các ngày :8/1 âm lịch (lễ mở đình làng); 8/4 âm lịch (chuẩn bị vào vụ); đầu
tháng 8 âm lịch (lễ cơm mới- đầu vụ) và 8/12 âm lịch (đóng cửa đình). Vào 2 ngày lễ mở đình làng và đóng đình làng mỗi nhà nộp 20.000-30.000đ và 1 bát gạo, đến họp mặt và ăn cơm ở đình làng. Tại đình làng ông Từ trông coi và thực hiện nghi lễ. Mỗi năm hội làng do 1 nhà đảm nhiệm, không phân biệt giàu nghèo; hỗ trợ cho ông Từ có 4 ông thôn do làng cắt cử đê thư hiện các nghi lễ và công việc ở đình làng. Với những việc làm trên phần nào đã thể hiện tính công bằng và dân chủ của đồng bào Sán Dìu ở Đồng Hỷ.
Bên cạnh đó lễ hội, đình làng thờ Thành Hoàng mang nặng ý nghĩa gặp mặt đầu Xuân nhiều hơn. Người Sán Dìu ở Đồng Hỷ còn thờ Phật Bà Quan Âm. Đây là do sự tiếp thu ảnh hưởng văn hóa của người Nùng từ trước đây. Giai đoạn trước việc thờ cúng Phật Bà Quan Âm đã có mặt trong đời sống tín ngưỡng của người Sán Dìu, nhưng chỉ có ở một số ít gia đình. Ngày nay, việc thờ Phật Bà Quan Âm ngày một nhiều hơn, coi đó là biểu tượng của sự quyền năng có thể cứu vớt, che chở cho con người khỏi mọi rủi ro. Một số gia đình Sán Dìu ngày nay cũng có thói quen đi chùa để cầu an, cầu phúc. Có thể nói, vai trò của Phật giáo ngày càng rõ nét trong đời sống tín ngưỡng của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ.
Tại một số địa phương hình thức thờ cúng các vị anh hùng dân tộc cũng được khôi phục. Ở xã Nam Hòa - Đồng Hỷ thờ Dương Tự Minh anh hùng dân tộc thủ lĩnh người Tày ở Phú Lương - Thái Nguyên, người có công đánh đuổi giặc Tống thời Lý, giữ yên vùng biên cương phía Bắc của Tổ quốc và giúp đỡ đồng bào dân tộc nghèo khó. Khi được biết tin ông mất để nhớ ơn công đức của Dương Tự Minh người dân ở xã Nam Hòa đã lập đình thờ ông ở xóm Trại Cả.
Hiện nay các tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp không còn được duy trì, nhưng trong các gia đình người Sán Dìu và các làng Sán Dìu ở
Lễ hội Soọng Cô đã từng không được duy trì trong một thời gian dài. Những năm gần đây với chủ trương khôi phục và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, lễ hội này mới được khôi phục ở một số địa phương (hiện nay chỉ có ở hai xã: Nam Hòa và Linh Sơn). Những lễ hội đó không được khôi phục nguyên trạng. Nhìn chung, việc khôi phục lễ hội này chưa thu hút được sự tham gia của thế hệ trẻ ngày nay mà chủ yếu là những người trung niên và người già.
Các thế hệ trẻ ngày nay rất ít khi quan tâm đến mảng văn hóa dân gian của dân tộc vì thế văn hóa dân gian ngày càng mai một. Đa phần thế hệ trẻ lớn lên không biết nói tiếng dân tộc mình, không biết đến trang phục dân tộc, không biết đến các làn điệu Soọng Cô. Hình thức giao lưu văn hóa này đã từ lâu không còn tồn tại trong các làng Sán Dìu ở Đồng Hỷ. Kho truyện cổ, ca dao, tục ngữ, hát đồng giao của trẻ em cũng chỉ còn được lưu lại trong ký ức của các thế hệ trước, trong sách vở và các công trình nghiên cứu.
Tiểu kết chương 3
Văn hóa tinh thần của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên) phong phú, đa dạng tồn tại lâu đời trong xã hội cổ truyền của đồng bào. Mặc dầu vậy, trong quá trình phát tiển của tộc người, nhất là trong điều kiện lịch sử mới: giao lưu hội nhập và phát triển, văn hóa tinh thần đã và đang có những biến đổi quan trọng
Với vị trí địa lý nằm giáp thành phố Thái Nguyên, là nơi thông thương giữa Thái Nguyên và Lạng Sơn, Thái Nguyên và Bắc Giang, có điều kiện thuận lợi cho sinh sống và sản xuất. Do vậy, ngay từ khi rất sớm Đồng Hỷ đã là nơi gặp gỡ và cộng cư của các lớp dân cư, các dân tộc. Người Sán Dìu Đồng Hỷ đã đến đây định cư từ lâu, nên đã tiếp nhận cho mình những thành tựu, sắc thái của văn hóa; kết hợp với các yếu tố văn hóa bản địa, sự giao lưu
tiếp biến của văn hóa các dân tộc trong huyện, đã đưa đến những biến đổi văn hóa đáng kể trong văn hóa truyền thống của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ. Với các chính sách định hướng phát triển văn hóa các dân tộc của Đảng và Nhà nước đã góp phần bảo tồn một phần các giá trị văn hóa tốt đẹp của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ, từng bước đưa nền văn hóa ấy hòa mình vào dòng chảy chung của văn hóa dân tộc Việt Nam, vì mục tiêu xây dựng một nền văn hóa đa dạng trong thống nhất, tiên tiến nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu đời sống văn hóa tinh thần của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên luận văn rút ra một số kết luận như sau:
1. Đồng Hỷ là một huyện cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 3 km về phía Tây Bắc. Đây là huyện có vị trí năng động, cửa ngõ thông thương giữa tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên và Bắc Giang. Đây là vùng có khí hậu thuận hòa, thiên nhiên phong phú đa dạng, tạo điều kiện cho việc hình thành một nền kinh tế tương đối phát triển, đồng thời đây là nơi mà đồng bào dân tộc Sán Dìu chọn làm nơi định cư từ rất sớm. Trải qua quá trình phát triển các dân tộc khác di cư tới cùng sinh sống, tạo thành một cộng đồng dân cư gồm nhiều thành phần dân tộc với nhiều nguồn gốc khác nhau.
Dân tộc Sán Dìu từ xưa kia đã chọn địa bàn cư trú là các vùng đồi núi và có ruộng đồng ven các khe suối, nên kinh tế chính của họ là phát triển nghề nông nghiệp trồng lúa nước kết hợp với chăn nuôi và nghề thủ công. Đây là nền kinh tế mang đặc trưng của các vùng miền núi phía Bắc. Bên cạnh đó kinh tế của người Sán Dìu còn tồn tại một bộ phận kinh tế khai thác sản vật của thiên nhiên núi rừng với các sản phẩm phong phú là đặc sản nối tiếng của vùng. Có thể nói trong quá trình sinh sống, người Sán Dìu đã luôn thích nghi với những điều kiện tự nhiên, sống hòa mình với thiên nhiên và từng bước vươn lên làm chủ tự nhiên, tạo dựng cho mình một cuộc sống định cư lâu dài.
Từ những đặc điểm của địa bàn cư trú, đặc điểm của tộc người và đặc trưng của nền kinh tế, người Sán Dìu đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần phong phú, với những đặc trưng riêng, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa đa dạng của các dân tộc Việt Nam.
2. Văn hóa tinh thần của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ rất phong phú và đa dạng, nó được hình thành từ cuộc sống lao động và quá trình giao lưu giữa các dân tộc qua nhiều thế hệ khác nhau từ khi hình thành cho đến nay.
Làng là một cộng đồng về mặt xã hội. Người dân gắn bó cuộc sống kinh tế, đời sống văn hóa và các quan hệ xã hội chủ yếu trên địa vực làng. Làng của người Sán Dìu được cấu thành từ những gia đình nhỏ phụ quyền thuộc nhiều dòng họ khác nhau. Quy mô các làng lớn nhỏ khác nhau, nhưng đều có chung một đặc điểm là tính cấu kết cộng đồng trong các làng của người Sán Dìu rất cao, mọi người trong làng đều sống hòa thuận.
Quan hệ gia đình, dòng họ của người Sán Dìu chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo. Gia đình của người Sán Dìu là gia đình Phụ hệ, tư tưởng trọng nam kinh nữ luôn ăn sâu trong tâm thức của người Sán Dìu. Nếp gia đình được quy định rõ ràng, có trật tự, có tôn nghiêm với vai trò làm chủ của người đàn ông trong gia đình. Trong gia đình Sán Dìu có sự phân định rõ ràng về không gian sinh hoạt, có quy định về quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là mối quan hệ giữa bố chồng, anh chồng với con dâu, em dâu và quan hệ giữa mẹ vợ với con rể. Mặc dù có sự phân biệt và tồn tại những quy định nghiêm ngặt như vây nhưng tính chất bao trùm hơn cả trong gia đình người Sán Dìu ở Đồng Hỷ là tình yêu thương, đùm bọc và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Cũng chính nhờ đó mà tính bền vững của các gia đình người Sán Dìu rất cao. Mặc dù coi trọng gia đình và dòng họ song người Sán Dìu Đồng Hỷ không sống khép kín. Hiếu khách, cởi mở và chân thực là một trong những nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Sán Dìu. Đó là cơ sở của tình đoàn kết giữa dân tộc Sán Dìu với các dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn huyện.
Các nghi lễ của người Sán Dìu đa phần là rườm rà và phức tạp, chứa đựng nhiều yếu tố mê tín, thần bí. Trong đó, các tín ngưỡng liên quan đến gia đình thường chiếm phần lớn và được chú trọng hơn so với các lễ nghi liên quan đến cộng động làng.
Người Sán Dìu có đời sống tín ngưỡng tôn giáo đa dạng, thể hiện sự xâm nhập, đan xen, hòa quyện các tín ngưỡng dân gian với các tôn giáo du
nhập như Phật giáo, Khổng giáo và Đạo giáo. Người Sán Dìu tiếp thu các tôn giáo này ở mức độ thấp hơn so với người Kinh, song các tôn giáo này đã thấm sâu vào đồng bào qua các lễ thức và tập tục và chi phối những quan niệm thần