Qua những ngày hội xuân, những buổi hát giao duyên tìm hiểu các chàng trai, cô gái có cơ hội làm quen, tìm hiểu. Khi chọn được cô gái ưng ý, chàng trai về báo với gia đình. Theo phong tục truyền thống, nghi lễ cưới xin của người Sán Dìu diễn ra theo các bước sau:
Nghi lễ này nhằm xin lá số gồm tên tuổi, ngày tháng sinh của cô gái về so với tuổi chàng trai. Đây là nghi lễ khởi đầu để xác định việc hôn nhân, do ông mối (moi nhin) đảm nhận. Để xin lá số thành công nhà trai phải nhờ anh em họ hàng, người quen ở gần nhà cô gái thăm dò gia đình, đức hạnh của cô gái. Sau đó hỏi ý kiến nhà gái xem thích ai làm ông mối. Nhà gái thường chọn người trong họ hoặc ít ra cũng phải có quan hệ họ hàng với mình để làm mối. Ngoài ra ông mối còn là người tháo vát, vợ chồng con cái song toàn, kinh tế khá giả và được mọi người trong làng bản kính trọng. Vai trò của ông mối rất quan trọng quyết định sự thành hay không của cuộc hôn nhân bởi hôn nhân của người Sán Dìu trải qua nhiều bước với nhiều nghi lễ, phong tục. Nó đòi hỏi ông mối phải thông hiểu phong tục tập quán của dân tộc và có tài ứng đối. Vợ của ông mối được gọi là bà mối. Khi ông bà mối se duyên thành công được đôi vợ chồng mang ơn suốt đời, sống có lễ, chết để tang. Ông bà mối không chỉ có trách nhiệm với hạnh phúc của đôi vợ chồng khi cưới hỏi mà còn có trách nhiệm với hạnh phúc của đôi vợ chồng đó trong thời gian sau này. Khi họ có con ông bà mối cũng thăm hỏi và mừng tuổi cháu bé như ông bà ngoại. Để mời ông mối, bố chú rể mang một nải chuối sang nhà thưa chuyện. Khi ông mối đồng ý đi xin lá số, nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật gồm một nải chuối, chè, thuốc, tràu cau, một vài đồng bạc để ông mối sang nhà gái. Trong bước đầu tiên này ông mối chỉ đi một mình. Về phần nhà gái khi thấy có người đến thăm dò về gia đình mình đã chuẩn bị sẵn lá số của con gái. Theo nguyên tắc, việc xin lá số mới chỉ là khởi đầu và chưa quyết định việc hôn nhân. Bởi vậy bất kỳ ai đến xin lá số nhà gái đều cho. Việc xin lá số ở người Sán Dìu có nét độc đáo ở chỗ nếu nhà gái có hai người con gái đến tuổi lấy chồng thì ông mối sẽ xin lá số của hai người về để xem ai hợp tuổi chú rể thì hỏi người đó. Nếu cả hai đều hợp tuổi, nhà trai sẽ tìm hiểu tính nết, cách ăn ở của cô gái để chọn một người.
Việc xem lá số là cả một quá trình phức tạp để đi đến kết luận cuối cùng là đôi nam nữ có thể lấy nhau được không. Thông thường các thầy cúng làm theo quy định về tuổi đã được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn. Phép xem số căn cứ vào ngày tháng năm sinh của cả nam và nữ, trong đó ngày tháng năm sinh đều được quy về mệnh thuộc ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) để xem xét tương sinh, tương khắc và âm dương phối hợp của hai lá số. Người Sán Dìu chủ yếu căn cứ vào cách xem mệnh này mà quyết định việc hôn nhân
Cách xem lá số của người Sán Dìu rất phức tạp có nhiều bước, qua nhiều công đoạn so sánh cả ngày tháng năm để cùng quy ra mệnh. Đồng bào Sán Dìu quan niệm cưới xin có nghĩa thêm thành viên mới trong dòng họ có tác động rất lớn đến sự thành bại trong tương lai của dòng họ. Đồng bào có câu: thay ết ọi hảo hu nhóng, thai nghi ọi hảo hún thóng, thay sam ọi hảo suy thóng (cưới vợ đặt nên vị trí hàng đầu, mồ mả vị trí thứ hai, nhà ở vị trí thứ ba).
Lễ đi xem mặt (hỵ mong men):
Sau khi chọn được ngày tốt, để tránh bố mẹ của cô gái và cô gái đi vắng, nhà trai báo tin trước cho nhà gái biết đến ngày 10 tháng 2 chẳng hạn làm lễ xem mặt. Đoàn đi gồm có ông mối, rể tương lai và bạn trai của rể
tương lai khoảng 3 - 4 người, những người này phải biết hát Soọng cô. Lễ vật
đi xem mặt gồm có tràu cau, bánh kẹo, một trai rượu màu, toàn bộ lễ vật này đặt lên bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Tiếp đó ông mối chỉ cho nhà gái biết đâu là chú rể tương lai, đoàn xem mặt được nhà gái đãi cơm. Chính trong bữa cơm ấy nhà gái mới có điều kiện xem cách ăn nói giao tiếp của chú rể tương
lai. Theo tục lệ, đoàn xem mặt phải ở lại nhà gái hát soọng cô đêm ấy, trong
đêm hát cả hai bên mượn lời hát để thử lòng nhau và cũng từ đó họ có dịp trò truyện tìm hiều nhau. Tục lệ xem mặt có nhiều điều hay, nhưng cũng gây cho
nhiều cặp vợ chồng phải bỏ nhau vì bị đánh tráo chú rể, bất đắc dĩ ở với nhau cũng nhiều điều gian truân. Khi đi xem mặt thì mượn anh hoặc em đi đến, khi cưới lại không phải chính người đi xem mặt. Chính vì vậy sau khi xem mặt nhà gái nếu không ưng vẫn có quyền đem tràu cau trả lại cho nhà trai.
Lễ ăn hỏi (Hỵ mun nghén cạ):
Sau lễ xem mặt một thời gian dài không thấy ý kiến phản hồi của nhà gái, có nghĩa nhà gái đã đồng ý. Nhà trai chuẩn bị lễ ăn hỏi với mục đích để chuẩn bị đưa ra ý kiến thỏa thuận cho việc cưới xin, nhà trai luôn chủ động trong vấn đề có liên quan đến ngày cưới để hai bên gia đình bàn thống nhất.
Đến ngày tốt nhà trai nhờ ông mối và chú bác là những người quan trọng nhất trong gia đình nhà trai sang bên nhà gái hỏi chuyện cưới xin. Khi đi mang theo lễ gồm: 10 lá tràu, 10 quả cau, 2 trai rượu mầu, bánh kẹo đến nhà gái và đặt lên bàn thờ nhà gái. Bên nhà gái cũng chuẩn bị một bữa cơm mời anh em, chú bác đến cùng bàn bạc. Lễ ăn hỏi là hình thức tổ chức buổi họp mặt hai bên gia đình để bàn bạc, qua đó gia đình nhà gái đưa ra những yêu cầu để tiến hành đám cưới (lễ thách cưới phải hoàn toàn thuộc phạm vi tập tục nhà gái đặt ra) xem bên nhà trai có chấp nhận được hay không. Có trường hợp lễ hỏi chuyện lần đầu nhà gái thử lòng kiên trì nhà trai nên chưa có ý kiến mà phải lần sau nhà gái mới nói đến chuyện cưới xin. Tùy theo điều kiện gia đình nhà gái mà họ đặt vấn đề thách cưới theo tập tục đã quy định, nhà gái đòi hỏi đặt điều kiện gì sẽ xác định rõ trong lễ ăn hỏi.
Sau khi nhận được lời thách cưới, nhà trai có nhờ mời ông mối sang bên nhà gái đàm phán thêm về các đồ sính lễ mà nhà trai phải lo đưa sang bên nhà gái, thông thường mỗi lễ vật nhà gái trả cho nhà trai một ít (dịu cóng dịu sạ). Nếu nhà trai thấy đã được thì thôi, còn chưa thỏa thuận được thì tiếp tục đàm phán cho đến khi cả hai nhà nhất trí. Thách cưới trở nên công khai trong
việc gả bán con gái. Hai bên nhà trai, nhà gái có mặc cả hẳn hỏi, bên đòi tăng lên bên xin giảm xuống. Sau khi thách cưới nếu nhà trai chấp nhận, hai bên sẽ thống nhất chọn ngày làm lễ sang bạc.
Lễ ăn hỏi đóng vai trò ăn hỏi, để tiến tới lễ cưới chính thức, tuy rằng lễ này không được tổ chức linh đình, nhưng nội dung được quy định trong lễ ăn hỏi giữa hai gia đình nhà trai, nhà gái có ảnh hưởng lớn đến hôn nhân lứa đôi, những điều gì đã được hai bên quy định sẽ không được thay đổi.
Lễ sang bạc (Hỵ cộ nghén):
Sau khi nhà trai, nhà gái đã nhất trí cao về số lễ vật mà trai lo cho nhà gái. Nhà trai chọn ngày lành tháng tốt và có lời mời ông mối đi sang bạc cho
nhà gái, cùng đi với ông mối có một em trai (tạm lóng man) Khoảng 13, 14
tuổi là em trai hoặc họ hàng nhà chú rể làm nhiệm vụ khoác túi tiền (táp
nghén) lễ sang bạc còn có 20 lá tràu, 20 quả cau, một trai rượu mầu, hai gói
bánh kẹo. Ông mối cùng với tạm lóng man tới nhà gái, sau khi ông mối được
nhà gái đón tiếp mời vào nhà, lấy nước rửa chân, tiếp theo ông mối sắp tiền thách cưới, vòng tay, hoa tai, tràu cau, rượu bánh vào mâm đặt lên bàn thờ tổ tiên, gia chủ thắp hương báo cho tổ tiên biết về việc nhà trai sắm lễ sang bạc. Trong tổng số bạc của nhà trai đưa sang, nhà gái đã nhận đủ và trả lại cho nhà trai 100.000đ với ý là để cho cô dâu và chú rể dễ làm ăn sau này (sa mỏi háo chụ sêch). Nhưng cũng có những trường hợp, trong ngày này nhà trai mới chỉ đưa sang mới chỉ đưa sang 2/3 tổng số bạc còn lại 1/3 khất đến lễ báo ngày cưới sẽ trao lốt cho nhà gái. Riêng vòng tay, hoa tai nếu không vừa ý thì được nhà trai đổi vòng tay, hoa tai khác.
Lễ chọn ngày cưới (tháy nhít tam):
Ngày cưới và thời gian đón dâu được nhà trai nhờ thày xem cẩn thận. Đồng thời quan niệm rằng hôn nhân đưa về một thành viên mới cho gia đình nhà trai, sẽ góp phần vào sự hưng thịnh hay bắt đầu những khó khăn của gia
đình đó. Bởi vậy ngày cưới (cạ súy nhít) là ngày tốt giúp cho đôi vợ chồng ăn lên làm ra, chung sống hòa thuận, lâu bền.
Ngày tháng tốt nhất cho việc cưới của lứa đôi là thai ly nhót ngày tháng
ấy không phạm vào họ hàng nhà trai, nhà gái. Trong khi xem cưới phải trách ngày không phòng (sợ không có con) tránh những ngày bố mẹ nhà trai, nhà gái không được ở nhà tổ chức cưới cho con (ngày cưới phải tránh mặt - sém men)… ngày tháng tổ chức đám cưới (tốt hay xấu) do nhà trai nhờ thày xem, sau khi xem và trước khi quyết định ngày cưới, nhà trai có tham khảo ý kiến nhà gái. Trường hợp nhà gái chưa nhất trí (sác nhít tan) thì nhà trai phải xem lại cho đến khi cả hai gia đình nhất trí cao mới thôi.
Lễ báo ngày cưới (cộ nhít tan):
Sau khi thày chọn được ngày tháng hợp hôn cả gia đình nhà trai nhà gái nhất trí ông ta viết hôn thư, hôn thư viết chữ Nôm - Sán Dìu trên nền giấy mầu đỏ (hống cong chí) chữ viết theo chiều dọc, từ phải sang trái, nét chữ
không được tẩy xóa, khi viết chữ hàng chữ đầu là sinh thì sao cho hàng chữ
cuối cùng cũng là chữ sinh .
Ông mối đại diện cho nhà trai trao hôn thư (nhít tan) này để nhà gái biết được hôn nhân thành thật này.
Sau khi viết xong, hôn thư được gấp lại theo hình cầu (khíu) ông thầy niêm phong và trao tận tay nhà gái. Nhà trai đáp lễ cho thày xem ngày bằng một con gà sống thiến.
Lễ gánh gà (tam cay bạo nhít):
Sau khi tổ chức lễ sang bạc khoảng 2 tháng nhà trai chọn ngày lành tháng tốt tổ chức lễ gánh gà, ngày gánh gà được nhà trai thông báo trước cho nhà gái, chủ nhà chọn và ấn định người làm quan lang trưởng, người làm
quan lang trưởng là người có tài hát Soọng cô giỏi đối đáp, vợ chồng song
đan lồng đựng gà, lồng đựng gà được đan bằng cật tre, vót theo hình hạt dưa, lồng đan theo kiểu mắt cáo hình trụ tròn, mỗi lồng nhốt được hai con gà sống thiến.
Ngày gánh gà, buổi sáng nhà trai mời một số anh em thân thiết trong dòng họ đến cùng chia vui và cùng ăn bữa cỗ gọi là cỗ gánh gà (tam cay chíu). Sáng hôm ấy quan lang trưởng vẫn tiếp tục đan lồng gà, nhà trai mời thêm 3 người làm quan lang nữa với nhiệm vụ: Hai người gánh gà (tam cay), người kia gánh cau (tam bi nóng). Đoàn gánh gà gồm có: Ông mối dẫn đầu, tiếp theo là quan lang trưởng, hai người gánh gà, một người gánh cau, còn quang lang út khoác túi cho mối. Lễ vật gồm có toàn bộ số gà, cau quả do nhà gái thách cưới và hai con gà, ba đấu gạo nếp, rượu mầu, bánh kẹo, tràu cau đã têm sẵn.
Sau lễ gánh gà và ngày báo cưới, bố mẹ cô gái dẫn con gái mình mang gà sống thiến thách cưới của nhà trai đến biếu ông bà nội ngoại, chú bác ruột
gọi là hỵ leo cạ (thăm họ hàng trước khi đi làm dâu), những người được biếu
gà thường tặng lại cho cô dâu một ít tiền để làm vốn sau này. Những người được biếu gà, có người ở xa cô dâu phải lưu lại một đêm, trong đêm hôm ấy
con trai đến hát Soọng cô. Nội dung các bài hát trong đêm ấy có chủ đề giành
cho cô gái đi làm dâu hay gọi là tiếng hát làm dâu.
Lễ nộp cheo (Nạp cheo):
Trước ngày cưới một tháng, nhà trai phải chuẩn bị gánh lễ vật nộp cho Khán trại (người đứng đầu một thôn xóm) để cúng ở đình làng. Đi cùng với ông mối có quan lang trưởng, một quan lang gánh lễ vật gồm có: 4 đồng bạc trắng, 20 quả cau, tràu, 2 đôi gà thiến, rượu. Tất cả lễ vật này được dâng lên Thành Hoàng làng và cáo Thành Hoàng về việc cắt một nhân khẩu đi sang làng khác. Tới dự buổi lễ hôm ấy có bà con trong làng cùng ăn uống và chính thức công nhận đôi trai gái thành đôi vợ chồng. Tại buổi lễ này quan lang trưởng được nhà trai giao nhiệm vụ bàn bạc cụ thể với Khán trại để đảm bảo
an ninh trật tự trong quá trình diễn ra đám cưới (đám cưới thường kéo dài 5 ngày). Số tiền nạp treo được Khán trại trao cho ông thủ từ giữ làm quỹ chung của làng, tiền được sử dụng vào việc sửa chữa đình làng, đường làng…
Sau lễ nạp treo, để tiến tới lễ cưới chính thức nhà trai nhà gái phải có một quá trình chuẩn bị thật chu đáo bởi đây là một bước quan trọng nhất trong tiến trình của hôn lễ, đặc biệt là bên nhà trai, bởi trong đám cưới của người Sán Dìu đòi hỏi rất nhiều lễ vật, tiền thách cưới cũng khá tốn kém. Do vậy có nhiều gia đình khi lấy vợ cho con trai cần có sự hỗ trợ nhau giúp nhau trong dòng họ nội, ngoại mà sự hỗ trợ ấy không phải trả lãi được gọi là hộ cưới (song bong), nên những gia đình đông con trai, nhà nghèo nhưng vẫn đủ sức cưới vợ cho con.
Trước ngày cưới cả hai gia đình nhà trai, nhà gái đi mời cưới (séng chíu) họ hàng thân tộc, hàng xóm láng giềng và bạn bè của đôi trai gái tới dự. Về phía nhà trai phải chuẩn bị những lễ vật mà tập quán xưa đã quy định và hai gia đình thống nhất với nhau trong lễ ăn hỏi.
Nghi lễ xin cưới (hỵ hạ thênh):
Đây là nghi lễ nhằm báo cho nhà gái biết việc xem lá số đã thành công, đôi trai gái sau khi xem lá số đã hợp nhau và có thể tiến tới hôn nhân. Nghi lễ báo cưới này cũng do ông mối đi một mình sang nhà gái thông báo. Lễ vật mang sang nhà gái gồm: Gói bánh, nải chuối, thuốc, tràu cau tất cả các lễ vật này được đặt lên bàn thờ tổ tiên nhà gái. Lúc này ông mối chính thức đặt vấn đề hỏi ý kiến bố mẹ của cô gái về cuộc hôn nhân. Nhà gái đãi ông mối bữa cơm, trong bữa cơm này nhà gái mượn cớ thăm dò bên nhà trai về đời sống kinh tế, mối quan hệ với mọi người trong làng xóm.
Trong mươi ngày sau khi đi hỵ hạ thênh nếu nhà gái không đồng ý thì
gái, tất cả các lễ vật cũng được đặt lên bàn thờ nhà trai, trường hợp này nhà trai cũng không tiện hỏi lý do tại sao bên nhà gái không đồng ý. Bố mẹ nhà gái không ăn cơm mà về ngay. Cũng có trường hợp sau một thời gian nhà gái