Trò chơi dân gian

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người sán dìu ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (1945 - 2010) (Trang 100 - 103)

Đồng bào Sán Dìu trong những ngày hội, ngày tết đầu năm thường tổ chức các trò chơi dân gian, những trai tài, gái sắc đua nhau đánh cầu (tả khíu). Cầu được làm bằng lông gà thiến, đế cầu tết bằng lá dứa hoặc mo tre. Hình thức giống với quả yến của người Tày, Nùng.

Thi đi cà kheo. Dụng cụ cà kheo gồm 2 đoạn tre có mấu, cũng có thể được đẽo bằng hai cây gỗ nhỏ, nếu dựng đứng sẽ cao quá tầm đầu người, phần mấu cách mặt đất ít nhất khoảng 0.60 - 0.80 m được lắp hai bàn đế tựa như hai chiếc guốc. Người thi chân đứng trên hai chiếc guốc ấy, tay cầm đầu trên, kẽ ngón chân cái kẹp vào thân cây cà kheo, đua nhau chạy trên sân bãi, trên cả ngả đường mòn, đồi gò rất thiện nghệ. Ngoài ra còn có nhiều trò chơi khác như đánh quay, đánh khăng, đuổi gà vào chuồng, đuổi chó vào cũi, kéo co, đẩy gậy cũng không kém phần vui nhộn. Trò chơi đánh vật thường được tổ chức trong những ngày lễ hội, việc làng.

Tri thức dân gian: Người Sán Dìu có kho tàng tri thức dân gian khá phong phú, thể hiện chủ yếu ở các lĩnh vực sau.

Dự đoán thời tiết: Đồng bào đúc kết thành một số kinh nghiệm dân gian như:

- Măng tre mọc tháng 9 âm lịch, thường là cuối mùa mâng, cuối Thu, nếu măng vươn cao sẽ có mưa to gió lớn.

- Trời nắng mà thấy có các cụm cỏ voi, lá đổ màu lấm tấm trắng là tiết trời sắp mưa to, bão lớn.

- Trời nắng hạn mà rết bò khỏi tổ, kiến tha mồi và chuyển ổ trứng, là trời sắp mưa hoặc lụt lớn.

- Rừng cây bồ đề bị gió lật lá trắng phau là sắp có mưa rông lớn.

- Vào tháng 4 và đầu tháng 5 âm lịch, khi thấy trên rừng cây “cóc mạ” nảy lộc non đỏ rờn, người ta gieo mạ ngay kẻo muộn…

* Y học cổ truyền:

Người Sán Dìu có nhiều phương thuốc bổ và trị bệnh. Hiện nay, bên cạnh nền y học hiện đại, y học cổ truyền Sán Dìu vẫn phổ biến, tồn tại, có nhiều bài thuốc quý chữa được khá nhiều người khỏi bệnh hiểm nghèo.

Ngày tết Đoan ngọ 5/5, đồng bào hái lá ngải làm thuốc. Tối mùng 4/5 đi tìm từng khóm ngải, giẫm cho đổ hàng loạt, sáng ngày 5/5 đi hái sớm, xem cây nào mọc cao hơn, cây khỏe thì hái đem về nhà bó lại giống hình con chó treo trên xà nhà, 2-3 năm mới đem tuốt, đập lá ngải thành bông làm ngải cứu.

Đồng bào có những cây thuốc gia truyền cứu chữa khỏi rắn độc cắn hoặc bị mọc mụn nhọt đinh râu ở miệng.

Kho tàng thuốc nam của đồng bào tồn tại dưới hai dạng: Phổ cập rộng rãi, phổ biến nhiều người cùng biết để dùng chữa bệnh; còn một loại thuốc quý, đặc trị thì theo bí quyết gia truyền. Thiết nghĩ, kho tàng kinh nghiệm về các loài thuốc chữa bệnh dân gian, cổ truyền của dân tộc Sán Dìu cần được quan tâm sưu tầm, phổ biến rộng rãi. Đây thực sự là nguồn tri thức văn hóa quý báu của tộc người này.

Tiểu kết chương 2

Làng (xóm) của người Sán Dìu được hình thành và phát triển cùng với sự định cư và phát triển của dân tộc. với đặc trưng cơ bản là mang tính cộng đồng rất cao.Quan hệ hàng xóm, láng giềng được đề cao. Mối quan hệ được gắn bó, củng cố thông qua các hoạt động hỗ trợ nhau trong sản xuất, thông qua các tín ngưỡng mang tính cộng đồng.

Quan hệ dòng họ được đồng bào coi trọng, đó luôn là mối quan hệ cơ bản trong các làng (xóm) của người Sán Dìu.Gia đình của người Sán Dìu thuận hòa, mọi người yêu thương giúp đỡ lẫn nhau; trong mối quan hệ dòng họ, làng của người Sán Dìu vai trò của những người đàn ông hiện nay không

con giữ vai trò trụ cột như trước đây nữa. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, xã hội phát triển thì giữa người đàn ông và người phụ nữ Sán Dìu có sự bình đẳng hơn. Đặc biệt trong quan hệ gia đình dòng họ của người Sán Dìu có tục lệ nhận con nuôi, nhận họ, nhập họ là nét độc đáo, là thuần phong mỹ tục của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ. Đồng thời đó cũng là cơ sở tạo nên sự cố kết cộng đồng dân tộc, duy trì và bảo tồn những bản sắc văn hóa của dân tộc

Về lễ hội, cũng như các tộc người khác lễ hội của người Sán Dìu được tổ chức không ngoài mục đích là đáp ứng nhu cầu tâm lý của con người. Bởi vậy lễ hội có vai trò hết sức to lớn trong đời sống cộng đồng người Sán Dìu nó đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần gắn kết các thành viên trong cộng đồng làng xã và góp phần bảo tồn, phát huy và hoàn thiện các giá trị văn hóa tinh thần. Làm phong phú thêm những yếu tố văn hóa trong cộng đồng dân tộc Việt.

Về tôn giáo, tín ngưỡng người Sán Dìu ngoài thờ cúng tổ tiên đồng bào còn thờ Phật, Lão giáo, Khổng giáo. Ngoài ra do ảnh hưởng văn hóa của người Tày nên người Sán Dìu còn thờ rất nhiều thần, xuất phát từ quan điểm “vạn vật hữu linh”. “Đó là tín ngưỡng hướng về thiên nhiên, không mang theo chính kiến xã hội, là sự tin, mê mang tính cá nhân, nội tâm” (39, tr.21). Tín ngưỡng dân gian của người Sán Dìu khá phong phú và đa dạng, trong đó cũng mang những yếu tố tích cực như thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc.

Chương 3

NHỮNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Các yếu tố tác động đến sự biến đổi văn hóa tinh thần của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người sán dìu ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (1945 - 2010) (Trang 100 - 103)