Cộng đồng làng bả n Dòng họ

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người sán dìu ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (1945 - 2010) (Trang 33 - 35)

Xưa kia làng xóm Sán Dìu thường nhỏ, thưa thớt, ít được sửa sang trồng cây. Nay làng xóm đã có lũy tre xanh, từng gia đình đã có giếng nước, sân phơi, ao cá, vườn rau, vườn cây ăn quả. Đường xá đi lại thuận tiện và sạch sẽ. Làng xóm ngày càng thêm mở rộng và xây dựng khang trang (có đường bê tông đi vào xóm, có nhà văn hóa của xóm như ở các xóm: Thông Nhãn, Thanh Chử của xã Linh Sơn; xóm Đồng Chốc, Na Quán xã Nam Hòa…). Không hiếm những làng đông đúc ở xen giữa người Kinh với người Sán Dìu.

Nhà cửa của người Sán Dìu trước kia hầu hết là nhà tranh vách đất ít cửa sổ, ẩm thấp. Nhà đất có hai kiểu nhà chính: Nhà đất cột kê và nhà đất trình tường. Phần nhiều làm nhà đất cột kê khá rộng có 4 mái vách chát hoặc bưng hoàn toàn bằn gỗ ván đặc biệt hai gian hồi hoặc trái nhà thường được mở rộng từ 1,5m - 1,8m và nhô ra phía trước. Còn kiểu nhà đất tường trình bộ sườn không phức tạp như nhà đất cột kê nhưng chắc chắn hơn vì có bộ kèo cầu là các bức tường bằng đất nện chặt, bớt được nhiều hàng cột. Thường lợp gianh hoặc ngói. Nhà có hai mái lớn, ít có mái trái hai đầu hồi.

Hiện nay nhà của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ do đời sống kinh tế phát triển nên thường được xây dựng khang trang hơn, kiên cố hơn.

Ở vùng người Sán Dìu Đồng Hỷ sinh sống, đường giao thông vận tải đã phát triển. Ngày nay do nhu cầu vận chuyển ngày một tăng, nên các trục đường giao thông của địa phương càng được chú ý mở mang. Trước đây tuy thiếu phương tiện vận chuyển nhưng người ta chỉ phải gánh gồng khi đi chợ, còn trong sản xuất như: Giải phân ra ruộng, nương, trở thóc lúa hoa mầu về

nhà, lấy củi đuốc, đồng bào Sán Dìu thường dùng xe quyệt. Xe quyệt cấu tạo rất đơn giản toàn bằng tre, gỗ một đầu hơi nâng lên bởi hai càng quyệt do một trâu kéo. Nó có thể sử dụng trên mọi địa hình: Bờ cao, ruộng thấp, trên đồi, dưới hẻm….. Từ lâu nó đã là một phương tiện vận tải thuận lợi, thực sự giải phóng đôi vai với người nông dân Sán Dìu nhìn chung xã hội Sán Dìu đã có sự phân hóa giai cấp khá rõ, có kẻ giầu người nghèo. Trước năm 1945 trong bộ máy cai trị địa phương cũng có người Sán Dìu tham gia các chức dịch như: Khán trại (ở thôn) lý trưởng, chánh tổng (chánh quản Mán). Bên cạnh hội đồng kỳ mục hoặc hương thôn còn tồn tại một người đứng đầu làng, là người già có uy tín được nhân dân bầu ra để quản lý mọi công việc trong xóm làng (đắp đường, sửa cầu, tu bổ nhà cửa, có khi kiêm nhiệm cả việc cúng Thành Hoàng và đặc biệt hòa giải mọi xích mích trong làng xã, giữ gìn trật tự an ninh, duy trì mọi phong tục tập quán của dân tộc).

Về mặt quan hệ xã hội trước năm 1945 người Sán Dìu ở Đồng Hỷ chưa có tầng lớp thương nhân. Mọi hoạt động trao đổi, mua bán, tuy vậy cũng đã được tăng cường nhưng khối lượng sản phẩm cho lưu thông chưa đáng kể và những người thực hiện trao đổi sản phẩm cũng chính là những người sản xuất ra chúng.

Dưới xã hội cũ đồng bào Sán Dìu ở Đồng Hỷ không được bình đẳng. Ngày nay bà con đã thực sự làm chủ vận mệnh của mình, tham gia ngày càng đông đảo vào các cấp quản lý kinh tế, văn hóa, các cấp bộ Đảng và chính quyền làm cho xã hội Sán Dìu từng bước tiến kịp trình độ chung như: Bí thư đảng bộ xã Linh Sơn là ông Mạc Văn Sinh là người dân tộc Sán Dìu …

Các dòng họ Sán Dìu ở Đồng Hỷ như Trần, Trương, Ôn, Mạc, Từ, Diệp, Ân… đồng bào cho rằng trước đây mỗi dòng họ có thể cùng ở một khu vực cư trú, cùng thờ một ông tổ, nhưng do biến thiên của lịch sử phải tản cư đi mọi phương xa cách nên quan hệ dòng họ cũng biến đổi, chỉ còn lại một

vài yếu tố chung. Trong quan hệ này nổi bật lên một nét là mỗi dòng họ còn giữ được một hệ thống tên đệm riêng: 7, 9 và có khi 12 tên đệm. Khi gặp nhau mà cùng họ và cùng hệ thống tên đệm thì người ta nhận nhau là họ hàng và căn cứ vào các tên đệm mà phân thứ bậc. Còn những người sinh ra cùng thế hệ thì ai lớn tuổi hơn là anh là chị, chứ không phân biệt con chú con bác. Trong cưới xin quyền quyết định là bố mẹ nhưng cũng còn phụ thuộc sự hợp số mệnh của đôi trai gái. Nội hôn trong cùng dòng họ gần như bị ngăn cấm triệt để. Cá biệt có người cùng họ mà đã cách nhau 5 đời trở lên có thể được lấy nhau nhưng phải làm lễ tạ tổ tiên. Hoặc cũng gặp các trường hợp khác họ mà không lấy nhau như họ Trương và họ Từ. Có thể là do một điều hèm hoặc do một quan hệ có tính chất lịch sử nào đó.

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người sán dìu ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (1945 - 2010) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)