Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 52)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƢỢNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa ảnh hưởng tới quản lý

2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội

Đặc điểm về tự nhiên-hành chính-dân số

Thanh Hoá là địa bàn trung gian giữa Bắc bộ và Trung bộ. Phía Bắc giáp Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình; phía Nam và Tây Nam giáp Nghệ An (160 Km); phía Tây giáp với tỉnh Hủa Phăn (Lào, đường biên giới 192 Km); phía Đông mở ra phần giữa của Vịnh Bắc bộ thuộc Biển Đông (đường biển dài 102 Km).

Thanh Hóa cách Hà Nội 150 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km về phía Nam. Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 11.120,34 km2 (bằng 3,4%

diện tích cả nước). Với 02 thành phố cấp tỉnh; 01 thị xã và 24 huyện với 634 xã, phường, thị trấn. Mặc dù đã nhiều tiến bộ, tuy nhiên đường giao thông đến cơ sở còn khó khăn ở 11 huyện miền núi, có địa phương trung tâm xã cách thành phố Thanh Hóa gần 300 Km.

Địa hình Thanh Hoá đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, với 1/2 diện tích là đồi núi đƣợc chia thành 3 vùng theo địa giới hành chính. Vùng trung du, miền núi gồm 11 huyện, với diện tích 7.984,4 km2, chiếm 71,8% diện tích toàn tỉnh. Vùng đồng bằng đƣợc bồi tụ bởi các hệ thống sông Mã, Sông Chu, sông Yên, sông Hoạt bao gồm 10 huyện, thị xã, thành phố, có diện tích 1.901,58 km,2 chiếm 17,1% diện tích toàn tỉnh. Vùng ven biển gồm 6 huyện, thị xã chạy dọc theo bờ biển, với diện tích 1.234,36 km2, chiếm 11,1% diện tích toàn tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 7 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 84,75%, tiếp đến là dân tộc Mường chiếm 8,7%,

dân tộc Thái chiếm 6%, còn lại là các dân tộc khác nhƣ H’Mông, Dao, Hoa, Thổ....

Các dân tộc ở Thanh Hóa có những nét văn hoá đặc trƣng của vùng Bắc Trung Bộ.

Thanh Hóa là tỉnh đông dân đứng thứ ba trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước. Dân số tháng 4 năm 2019 là 3.640.128 người, chiếm xấp xỉ 35% dân số vùng Bắc Trung Bộ và 4,41% dân số cả nước. Dân số trong độ tuổi lao động là 2.273.600 người, chiếm trên 62,4% dân số. Trong đó, lao động làm nông nghiệp chiếm 75,2%. Hàng năm dân số bước vào độ tuổi lao động khoảng trên 30.000 người. Mật độ: 307 người/km². Phân bố dân số không đều, ở khu vực đồng bằng, ven biển dân cƣ tập trung quá cao, trong khi đó ở khu vực miền núi phía Tây mật độ rất thập. Hầu hết dân cƣ sinh sống ở địa bàn nông thôn, năm 2018 dân số nông thôn chiếm gần 89% dân số toàn tỉnh; dân số thành thị chỉ chiếm khoảng 11%, thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nước (trung bình cả nước là 31%) Thanh Hoá có cơ cấu dân số tương đối trẻ, trình độ dân trí đang ngày một nâng lên. Đây là nguồn nhân lực chủ yếu sẽ đƣợc huy động vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 10 - 15 năm tới và cũng là đối tƣợng tiềm năng tham gia và đóng góp vào nguồn quỹ BHXH. Điều đó cho thấy mức độ đô thị hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Thanh Hóa trong những năm qua còn rất thấp. Đây sẽ là trở ngại lớn đối với mục tiêu phát triển đối tƣợng tham gia BHXH.

Điều kiện tự nhiên, hành chính và dân số của Thanh Hoá có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, diện tích đất rộng, bao gồm cả ba vùng sinh thái, thường xuyên có bão, áp thấp nhiệt đới, giao thông đi lại khó khăn, là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý thu BHXH.

Điều kiện kinh tế- xã hội

Trong những năm gần đây, nền kinh tế tăng trưởng khá và liên tục. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 15,16%, vượt mục tiêu đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng ngành nông lâm, thủy sản trong GDP chiếm 20%, giảm 1,4%; công nghiệp-xây dựng 43,9%, tăng 1%; dịch vụ chiếm 36,1%, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2017. GDP bình quân đầu người ước

đạt 1.990 USD (UBND tỉnh Thanh Hóa, 2018). Xuất khẩu phát triển cả về giá trị, mặt hàng, số doanh nghiệp và thị trường. Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ bình quân hằng năm tăng 29,1%. Cơ sở hạ tầng các khu du lịch trọng điểm đƣợc cải thiện. Các cơ sở lưu trú phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ lao động ngành du lịch qua đào tạo đƣợc nâng lên. Lƣợng khách du lịch đến tỉnh ngày một tăng. Doanh thu du lịch đạt 10.605 tỷ đồng (UBND tỉnh Thanh Hóa, 2018).

Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển, tạo động lực mới cho nền kinh tế của tỉnh. Các doanh nghiệp Nhà nước đã căn bản được sắp xếp, chuyển đổi sở hữu.

Trung bình mỗi năm toàn tỉnh thành lập mới khoảng trên 3.000 doanh nghiệp. Nhiều dự án quan trọng đã đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh nhƣ: Khu công nghiệp Nhi Sơn, Cảng Nghi Sơn, nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn, đường Hồ Chí Minh, công trình thuỷ lợi thuỷ điện Cửa Đặt, khu công nghiệp Tây Bắc Ga thành phố Thanh Hóa…Các chương trình trọng tâm được triển khai thực hiện có kết quả, góp phần tích cực vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các khu công nghiệp đƣợc thành lập với nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng, đến năm 2018 tổng vốn đăng ký đầu tƣ vào ƣớc đạt 17,5 tỷ USD, riêng năm 2018, đã giải quyết việc làm cho 32.000 lao động (UBND tỉnh Thanh Hóa, 2018).

Thu ngân sách địa phương chỉ đạt mức trung bình trong cả nước (năm 2018 thu ngân sách đạt 26.642 tỷ đồng). Thu hút đầu tư nước ngoài trong những năm qua đã tăng đáng kể, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2018 đã tăng lên 76 doanh nghiệp thu hút trên 150 ngàn lao động, nguồn vốn FDI đã đầu tƣ vào Thanh Hóa lên đến 554,42 triệu USD. Hệ thống giao thông của Thanh Hóa có nhiều thuận lợi, nằm trên tuyến giao thông kinh tế Bắc - Nam, Đông - Tây với hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thủy, hàng không ngày càng hoàn chỉnh, góp phần giảm bớt khó khăn, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa còn chậm so với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước và một số địa phương khác.

Thanh Hóa có nguồn lực lao động khá dồi dào. Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2019 là 2.273,6 ngàn người, chiếm 62,4% tổng dân số; số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 2.121,6 ngàn người, chiếm 97,9% lao động trong độ tuổi, trong đó phần lớn là lao động nông, lâm nghiệp, chiếm tới 70,83% tổng số lao động xã hội; lao động công nghiệp và xây dựng chiếm 13,37% và lao động khu vực dịch vụ là 15,8 %. Trong đó, tính riêng lực lƣợng lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trên 400.000 người. Số lao động đã qua đào tạo tăng đều qua các năm từ 18,9% năm 2015 lên 22,3% năm 2019. Tuy nhiên hầu hết số lao động đã qua đào tạo tập trung ở các thành phố, thị xã và các thị trấn huyện lỵ.

Bảng 2.1: Lao động tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2019

Chỉ tiêu

Năm

2015 2016 2017 2018 2019 - LĐ trong độ tuổi (1.000 ng) 2.165,7 2.267,9 2.269,6 2.271,8 2.273,6 - LĐ đang làm việc trong các

ngành KTQD (1.000 người) 2.161,6 2.170,7 2.190,9 2.203,3 2.227,3 - Tỷ lệ LĐ đƣợc đào tạo so

với số LĐ trong độ tuổi (%) 18,9 20,7 21,1 21,7 22,3 Nguồn: Niên giám Thống kê Thanh Hóa năm 2019 Trong lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục Thanh Hóa cũng đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tiến bộ và từng bước được xã hội hóa. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện. Đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực có chuyển biến tiến bộ. Cùng với đào tạo trong nước, tỉnh đã thực hiện việc đào tạo ở nước ngoài thông qua Đề án liên kết đào tạo của Trường Đại học Hồng Đức. Quy mô, ngành nghề đào tạo của các trường chuyên nghiệp và dạy nghề không ngừng đƣợc mở rộng, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Những năm gần đây chất lượng lao động ở Thanh Hóa đã được cải thiện một bước, trình độ văn hoá của lực lượng lao động ngày được nâng cao, số lao động tốt nghiệp THCS và THPT ngày càng tăng.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng tỉnh Thanh Hoá có điều kiện kinh tế, xã hội rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề, dịch vụ, công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao mức sống của nhân dân và thu hút nhiều lao động tham gia và hưởng BHXH. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế của Thanh Hóa trong những năm qua còn chậm so với tiềm năng, song đã tạo nhiều chỗ làm việc mới và số lao động có việc làm ngày càng tăng, điều này ảnh hưởng tích cực đến việc mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH.

2.1.2. Tổ chức và nhân sự thực hiện quản lý thu bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa

BHXH tỉnh Thanh Hóa đƣợc thành lập theo Quyết định số 137/QĐ-BHXH ngày 15/6/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam. Theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, BHXH tỉnh Thanh Hóa đang tổ chức thực hiện quản lý thu BHXH, BHYT và giải quyết chế độ, chính sách cho các đối tƣợng và NLĐ, bao gồm các chế độ: Hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, ốm đau, thai sản, trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp và chế độ BHYT. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuy còn gặp những khó khăn nhất định do nhận thức của một bộ phận NSDLĐ về trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia BHXH, BHYT còn hạn chế và chƣa đồng đều, những áp lực về khối lượng công việc, đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách nhiều, địa bàn quản lý rộng cùng với những tác động bất lợi do sự khó khăn, suy giảm của nền kinh tế đã hưởng lớn đến việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh. Song, đƣợc sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và BHXH Việt Nam; sự phối hợp, giúp đỡ có hiệu quả của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ngành chức năng, thời gian qua, việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc ổn định chính trị - xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ Quyết định số 1414/QĐ-BHXH ngày 04/10/2016 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương, hệ thống tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Thanh Hóa gồm có 11 phòng chức năng, nghiệp vụ. Gồm: Văn phòng; phòng Kế hoạch Tài chính; phòng Quản lý thu; phòng Chế độ bảo hiểm xã hội; phòng Giám định bảo hiểm y tế; phòng Khai thác và thu nợ; phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính; phòng Công nghệ thông tin, phòng Cấp sổ, thẻ, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Thanh tra - Kiểm tra và 27 cơ quan BHXH huyện, thị xã, thành phố. Hiện tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa có tổng số lượng cán bộ, công chức viên chức là 574 người, trong đó có trên 82,9% công chức, viên chức có trình độ đại học trở lên. Đặc biệt, chất lƣợng của đội ngũ cán bộ công chức Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa ngày càng đƣợc nâng cao hơn (xem bảng 2.2 và 2.3).

Bảng 2.2. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức BHXH cấp tỉnh 2015-2019 Chỉ

tiêu

Năm

Tổng số CBCC

Trong đó

Trình độ chuyên môn (tỷ lệ %)

Trình độ lý luận chính trị (tỷ lệ %)

Đảng viên (tỷ lệ

%)

D.tộc thiểu

số (tỷ lệ Nam Nữ ĐH CĐ TH Khác CN %)

CC TC SC

2015 117 53 64 99 2 10 6 10 -- -- 89 -- 2016 117 52 65 105 3 9 -- 11 -- -- 87 -- 2017 126 56 70 114 3 9 -- 11 -- -- 85 -- 2018 123 50 73 112 2 9 -- 12 -- -- 90 -- 2019 123 49 74 112 2 9 -- 13 -- -- 82 --

Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa

Bảng 2.3. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức BHXH cấp huyện 2015-2019 Chỉ

tiêu

Năm

Tổng số CBCC (Người)

Trong đó (Người)

Trình độ chuyên môn (tỷ lệ %)

Trình độ lý luận chính trị (tỷ lệ %)

Đảng viên (tỷ lệ

%)

D.tộc thiểu

số (tỷ lệ

%) Nam Nữ ĐH CĐ TH Khác CN

CC TC SC

2015 481 242 239 329 35 66 51 2,3 -- -- 65,3 6,1 2016 480 241 239 384 19 77 -- 2,3 -- -- 69,7 6,1 2017 472 237 235 377 19 76 -- 2,8 1,7 -- 70,8 5,9 2018 467 238 229 378 19 70 -- 3,0 1,7 -- 73,8 5,8 2019 451 241 210 364 19 68 -- 3,2 1,9 75,4 5,8 (Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa) Các phòng trực thuộc BHXH tỉnh có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao theo từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Tổng giám đốc. Các phòng nghiệp vụ không có con dấu và tài khoản riêng và chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của giám đốc BHXH tỉnh. Đối với BHXH cấp huyện là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT, quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật. BHXH huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh và chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện. BHXH huyện có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Thanh Hóa năm 2019

Vài nét về phòng Quản lý thu BHXH tỉnh Thanh Hóa: Căn cứ Quyết định 816/QĐ-BHXH ngày 23/5/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, phòng Quản lý thu có chức năng, nhiệm vụ sau:

- Chức năng: Phòng Quản lý thu có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; quản lý các đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

GIÁM ĐỐC

Phó

Giám đốc Phó

Giám đốc Phó

Giám đốc

Phòng tổ chức cán bộ Văn phòng Kế hoạch -Tài chính Phòng Quản lý thu Phòng Cấp sổ, thẻ Phòng Chế độ BHXH Phòng Giám định BHYT Phòng Công nghệ thông tin Phòng Thanh tra - Kiểm tra Phòng tiếp nhận hồ sơ daađnhận&QLHS

Bảo hiểm xã hội 27 huyện, thị xã, thành phố

Phòng TT&PT ĐT

- Nhiệm vụ và quyền hạn:

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ có liên quan xây dựng và phân bổ chỉ tiêu kế hoạch thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hàng năm cho Bảo hiểm xã hội huyện và Phòng Quản lý thu trên cơ sở kế hoạch đƣợc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao.

Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo kế hoạch đã đƣợc phê duyệt; quản lý các đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của các tổ chức và cá nhân.

Quản lý, kiểm tra, đối chiếu danh sách các đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thẩm định và tổng hợp số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Tổ chức thẩm định hồ sơ đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với Bảo hiểm xã hội huyện và các tổ chức, cá nhân theo quy định.

Hướng dẫn sử dụng và tổ chức thực hiện giao dịch điện tử thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của phòng đối với Bảo hiểm xã hội huyện và các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Chủ trì, phối hợp với Phòng Khai thác và thu nợ: Thực hiện công tác tiếp nhận danh sách đối tƣợng tham gia mới; bàn giao các khoản nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.

Tham gia, đề xuất với cấp có thẩm quyền việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan giải quyết các đơn thƣ, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)