CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƢỢNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
2.4. Những nhân tố bên ngoài ảnh hướng đến quản lý thu đối với các đối tượng
Những hạn chế, bất cập trong quản lý thu đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014- 2018 nhƣ vừa nêu có thể do những nguyên nhân sau đây:
Một là, kinh tế của tỉnh Thanh Hoá phát triển còn chậm so với cả nước. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cơ chế mới còn yếu, thu nhập bình quân của NLĐ thấp, sức ép về việc làm quá lớn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo mùa vụ, doanh nghiệp sản xuất hàng giày da, may mặc, xây dựng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh đang trong giai đoạn chuyển đổi, sắp xếp lại.
Bên cạnh các nguyên nhân trên, còn có nguyên nhân sâu xa là do thị trường lao động của chúng ta chưa thực sự linh hoạt, đồng bộ với các bộ phận của thị trường khác, dẫn đến mất cân đối cung-cầu về lao động, gây ra tình trạng thiếu việc làm, thu nhập của NLĐ thấp, lại không ổn định làm ảnh hưởng tới việc tham gia BHXH.
Do đó khó có điều kiện để thực hiện chế độ, chính sách BHXH một cách đầy đủ, nghiêm túc.
Hai là, Thanh Hoá có địa bàn rộng, dân số đông, với 8 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đa phần đồng bào dân tộc sống tập trung ở khu vực miền núi, có nhiều khó khăn, vì vậy nhận thức về BHXH rất hạn chế. Chính vì vậy, tính tự giác, tích cực và ý thức chấp hành Luật BHXH chƣa cao. Do địa bàn quá rộng, đối tƣợng quản lý khá lớn, việc ứng dụng công nghệ thông tin chƣa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý. Nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách BHXH của các bộ, ngành có liên quan còn chậm và còn nhiều điểm bất hợp lý.
Ba là, nhận thức về BHXH của NSDLĐ, nhất là đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn hạn chế, thậm chí còn hiểu sai lệch, không thấy đƣợc chính việc đảm bảo quyền lợi về BHXH cho NLĐ là động lực, chất keo dính giữa doanh nghiệp và NLĐ. Các cơ quan quản lý Nhà nước chưa thấy hết được
vai trò, vị trí, tầm quan trọng của chính sách BHXH trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước, chưa coi đây là công cụ, biện pháp quản lý của nhà nước đối với khu vực này trong cơ chế thị trường. Có những doanh nghiệp không hiểu biết hoặc chưa quan tâm đúng mức đến các quan hệ lao động, trong đó có BHXH hoặc có doanh nghiệp hiểu nghĩa vụ, trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động, nhưng do nhiều khó khăn, họ không có khả năng tham gia hoặc tham gia BHXH không đầy đủ.
Chẳng hạn, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu cho NLĐ khiến mức lương đóng BHXH tăng lên khá nhiều, doanh nghiệp không xoay xở kịp. Phần lớn doanh nghiệp chưa thích ứng kịp cơ chế thị trường, tính cạnh tranh các mặt hàng kém (giá thành cao, tiêu thụ sản phẩm chậm), làm ăn kém hiệu quả, thu nhập của NLĐ thấp, doanh nghiệp không có khả năng thực hiện nghĩa vụ BHXH. Số doanh nghiệp còn lại, dù đã nắm vững luật nhƣng vẫn cố tình vi phạm nhằm giảm chi phí cho công đoạn sản xuất, kinh doanh hoặc chiếm dụng vốn. Nhiều chủ doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, lợi dụng kẽ hở của luật pháp nhằm lách luật để hưởng lợi từ việc không phải mất 17,5% tổng quỹ lương của đơn vị để đóng BHXH cho NLĐ hay cố tình trây ỳ để chiếm dụng vốn. Nhiều doanh nghiệp đƣợc cấp Giấy phép hoạt động nhƣng không hoạt động hoặc hoạt động trá hình, một số doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng lao động để đăng ký mã số thuế, nhƣng không đăng ký tham gia BHXH; qua khảo sát, kiểm tra nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động hoặc không có trụ sở làm việc. Doanh nghiệp thiếu trách nhiệm trong việc đóng BHXH cho người lao động mà nguyên nhân sâu xa là lợi ích vật chất, vì nộp BHXH là khoản tiền lớn, nếu chậm nộp thì chỉ bị phạt vài chục triệu đồng còn hơn đi vay ngân hàng lãi suất cao, lại mất nhiều thời gian làm thủ tục vay tiền, thậm chí nhiều doanh nghiệp không tiếp cận các nguồn vốn vay.
Năm là, còn nhiều NLĐ, nhất là trong các đơn vị khu vực kinh tế NQD thiếu kiến thức pháp luật cần thiết để tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình, ngay khi ký hợp đồng lao động vô hình dung họ đã tiếp tay cho chủ sử dụng lao động vi phạm pháp luật, nhiều NLĐ nghĩ rằng đóng BHXH là một quá trình tích luỹ, nhưng khi có nhu cầu về BHXH thì lại được hưởng số tiền ít hơn nhiều so
với số tiền mà họ đã đóng trước đó, nên không mặn mà với BHXH. Mặt khác, do sức ép việc làm và đời sống, cho dù biết quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình bị xâm phạm, nhƣng NLĐ không dám đấu tranh, qua công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra cá biệt có một số người lao động thỏa thuận với người lao động không tham gia BHXH.
Sáu là, vai trò của công đoàn-tổ chức đại diện bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp cho người lao động. Nhưng ở các đơn vị kinh tế NQD tổ chức công đoàn vừa thiếu lại yếu, thậm chí có nơi chƣa thành lập tổ chức công đoàn; tiếng nói của cán bộ công đoàn kiêm nhiệm chƣa đủ sức mạnh buộc doanh nghiệp thực hiện đúng luật, chƣa kể công đoàn cơ sở hoạt động lơ là, tắc trách, mặc kệ doanh nghiệp làm trái luật.
Bảy là, công tác thanh tra, kiểm tra đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Tại Thanh Hóa, năm nào liên ngành cũng tổ chức những cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động-BHXH, được tổ chức rất quy mô, có cả thanh tra Bộ Lao động Thương binh &
Xã hội vào cuộc. Nhƣng thực chất việc thanh tra chuyên ngành về BHXH còn rất ít so với số lƣợng doanh nghiệp cần phải thanh tra. Việc tổ chức thanh tra, kiểm tra đã khó, việc xử lý sau đó đối với các trường hợp vi phạm cũng rất hạn chế. Từ năm 2015 đến nay, BHXH Thanh Hóa phối hợp với các ngành chức năng tổ chức thanh tra chuyên ngành, thanh tra liên ngành tại 780 doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp vi phạm về đăng ký không đủ số lao động tham gia BHXH, thường xuyên nợ BHXH từ 6 tháng trở lên. Sau thanh tra, kiểm tra, có biên bản xử lý, song doanh nghiệp không thực hiện, cơ quan chức năng không kiên quyết xử lý, thành ra kiểm tra rồi để đó, mất hiệu lực, doanh nghiệp cứ thế “được nước” tiếp tục vi phạm; tình trạng xử lý vi phạm nhƣ trên không có tác dụng răn đe. Tuy nhiên, cũng phải thấy một thực tế là doanh nghiệp khó khăn, có những doanh nghiệp đang đứng bờ phá sản, thiếu việc làm, công nhân không có thu nhập, lo trước mắt chưa đủ thì khó có thể nghĩ lợi ích sau này. Về mặt chủ quan, cơ quan BHXH chƣa có các biện pháp hữu hiệu nhằm mở rộng, phát triển đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh, vẫn còn phong cách làm việc thụ động, hành chính, kém hiệu quả. Bên cạnh đó, việc xử lý vi phạm không triệt để, hiệu lực thấp. Trong thời gian qua, tình hình vi phạm pháp luật về BHXH, được công luận phê phán liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo; các ngành chức năng tổ chức nhiều cuộc kiểm tra, thanh tra, xử lý, song tình hình vi phạm pháp luật về BHXH không giảm, doanh nghiệp hứa chấp hành nghiêm túc Luật Bảo hiểm xã hội, nhƣng không thực hiện. Ngay việc khởi kiện 14 doanh nghiệp ra Tòa án và hoàn thiện hồ sơ 10 doanh nghiệp chuyển cơ quan Công an điều tra xử nhƣng doanh nghiệp vẫn không thanh toán nợ BHXH, thậm chí sau khi xét xử, hoàn thiện hồ sơ số nợ BHXH lại tăng thêm.
Tám là, công tác dự báo quản lý thu còn nhiều hạn chế, nhất là dự báo biến động đối tƣợng tham gia BHXH các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Trong thời gian qua, BHXH tỉnh Thanh Hóa đã có tổ chức nhiều hình thức điều tra, khảo sát..., phối hợp với các ngành chức năng, nhằm thống kê, nắm chắc số liệu các đơn vị đã đăng ký kinh doanh, nhƣng chƣa đăng ký tham gia BHXH cho người lao động... trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tổng thể để phát triển đối tượng, phát triển nguồn thu BHXH. Song việc dự báo không đƣợc cập nhật liên tục, độ chính xác không cao, nhiều doanh nghiệp vẫn còn đăng ký kinh doanh nhƣng khi đi kiểm tra thì không còn hoạt động, không chấp hành kiểm tra hoặc đã chuyển vị trí kinh doanh nên ảnh hưởng nhiều đến xây dựng kế hoạch thu hằng năm cũng như kế hoạch của những năm tiếp theo; do vậy công tác thu BHXH của BHXH tỉnh Thanh Hóa còn bị động, thực tế không theo kịp với nhịp độ phát triển của doanh nghiệp.
Chín là, công tác quản lý thu tại cơ quan BHXH còn hạn chế; quy trình quản lý thu chưa chặt chẽ và thiếu tính đồng bộ, ảnh hưởng đến kết quả thu BHXH như:
(1) Cách quản lý của cơ quan BHXH còn nặng tính kế hoạch, hàng năm chỉ chạy theo chỉ tiêu tổng thu theo kế hoạch đƣợc giao, chƣa áp dụng hiệu quả các biện pháp nhằm thu đúng, thu đủ đối tƣợng. Chƣa có biện pháp để thực hiện đầy đủ quy trình, nghiệp vụ thu BHXH để đảm bảo nguồn thu; (2) Phương pháp làm việc của một bộ phận cán bộ làm công tác thu chƣa hiệu quả, năng lực còn hạn chế. Bên
cạnh đó, do khối lƣợng công việc ngày càng nhiều, việc kiểm soát cho từng đối tƣợng gặp nhiều khó khăn, nếu không cập nhật kịp thời, đầy đủ sẽ tính toán không đủ số liệu thu BHXH; (3) Công tác tham mưu, phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền, thống kê, rà soát và hướng dẫn cho đối tượng tham gia BHXH tuy đã được tăng cường nhưng hiệu quả trong công tác chưa cao.
Mười là, một số cấp ủy, chính quyền địa phương mới chỉ giành sự quan tâm trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế mà chƣa thực sự quan tâm chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH. Nhiều văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh yêu cầu các ngành chức năng chủ trì phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội để giải quyết tình hình nợ BHXH, trốn đóng BHXH cho người lao động, nhưng việc thực hiện đạt hiệu quả thấp; nhiều doanh nghiệp nợ BHXH tồn đọng kéo dài (không còn khả năng trả nợ), doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản hoặc chủ bỏ trốn nhƣng chƣa có hướng dẫn xử lý để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Mười một, một số doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn, không có khả năng nộp BHXH. Hằng trăm doanh nghiệp khác đang có nguy cơ phá sản; đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, nông nghiệp, thủy lợi do không thu hồi đƣợc nợ, nên cũng không đóng đƣợc BHXH. Trong khi đó, số đơn vị và lao động chƣa tham gia BHXH ở các doanh nghiệp NQD chiếm tỷ lệ khá cao.
Mười hai, việc kê khai đăng ký quỹ lương tham gia BHXH của các đơn vị sử dụng lao động chưa đầy đủ, thiếu chính xác. Mức lương đóng BHXH thấp hơn nhiều so với tiền lương thực tế của các đơn vị sử dụng lao động, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh theo mùa vụ, các nông, lâm trường và các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả. Một số doanh nghiệp NQD có sử dụng lao động làm nghề nặng nhọc độc hại, nhưng cũng chỉ đóng BHXH cho NLĐ theo mức lương tối thiểu.
Trong khi đó, việc quản lý hồ sơ lý lịch gốc của NLĐ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Sổ BHXH là cơ sở pháp lý quan trọng ghi nhận quá trình đóng BHXH của NLĐ, đồng thời là cơ sở pháp lý để giải quyết các quyền lợi cho NLĐ khi có nhu cầu. Tuy vậy, việc cấp sổ BHXH và ghi bổ sung sổ BHXH cho NLĐ chƣa đƣợc các
đơn vị sử dụng lao động thực hiện nghiêm túc. Nhiều sổ BHXH còn sai sót nhƣ ghi không đúng chức danh nghề, sai mức lương, tuổi đời và thời gian công tác.
Những hạn chế trong quản lý thu BHXH với những nguyên nhân đã đƣợc chỉ ra trên đây đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là những vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện quản lý thu BHXH ở tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới.
Kết luận chương 2
Tại Chương 2, luận văn đã trình bày và phân tích được thực trạng hoạt động quản lý thu BHXH đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại BHXH tỉnh Thanh Hóa thời gian từ năm 2015-2019 với việc phân tích các nội dung về quản lý đối tƣợng tham gia BHXH đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; quản lý tiền thu BHXH đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và quản lý đơn vị nợ tiền đóng BHXH đối với các đối tượng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh. Chương 2 luận văn cũng đã đánh giá những thành tích đạt đƣợc và tồn tại trong quản lý thu BHXH đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại BHXH tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua, đồng thời phân tích rõ các nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý thu BHXH đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh để từ đó hướng tới xây dựng các giải pháp để hoàn thiện nội dung này.
CHƯƠNG 3