CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƢỢNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các đối tƣợng trong
3.2.1. Nâng cao hiệu quản công tác tuyên truyền về chính sách BHXH
BHXH tỉnh cần không ngừng tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về chính sách pháp luật BHXH, BHYT đến người lao động và chủ sử dụng lao động, đối mới phương thức truyền thông nhằm không ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình. Đặc biệt tổ chức triển khai thực hiện Luật BHXH, BHYT, Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Chỉ thị 11 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá về nâng cao sự lãnh đạo của Đảng về công tác BHXH, trong đó thường xuyên đôn đốc kiểm tra, đồng thời đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức sơ, tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 11 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp thường xuyên với các cơ quan thông tin, truyền thông ở địa phương và Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ, Liên đoàn lao động tỉnh; Sở Văn hoá-Thông tin; Sở Lao động Thương binh & Xã hội, các tổ chức đoàn thể... để phổ biến các chế độ chính sách về BHXH, đặc biệt triển khai thực hiện Luật BHXH sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về BHXH của NLĐ, NSDLĐ.
Tăng cường công tác đối thoại trực tiếp với NLĐ ở các khu công nghiệp, các đơn vị sử dụng nhiều lao động để trực tiếp tuyên truyền và giải đáp thắc mắc cho NLĐ.
- Xây dựng chuyên mục trên Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh và xây dựng các chuyên trang trên các Báo của địa phương về chính sách pháp luật BHXH; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về BHXH. Tiến hành tuyên truyền trực tiếp thông qua phát hành tờ rơi, tờ gấp, pa nô, áp phích. Nâng cao chất lƣợng các tin bài trên Website BHXH tỉnh để cung cấp các thông tin về thủ tục, văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn về BHXH, đến với các doanh nghiệp và NLĐ.
- Kết hợp lồng ghép phổ biến, tuyên truyền về BHXH với việc triển khai các chương trình của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương. Đặc biệt hình thành đội ngũ báo cáo viên chuyên đề về BHXH trong và ngoài ngành từ tỉnh đến cơ sở; tham gia tuyên truyền miệng tại các hội nghị Tuyên giáo của tỉnh, của huyện; các hội
nghị cán bộ của các tổ chức chính trị-xã hội nhƣ: Mặt trận, Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Hội nông dân.
- Chủ động kế hoạch để phối hợp với Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ; phòng Thương mại & Công nghiệp; Sở Kế hoạch & Đầu tư; Ban quản lý khu kinh tế...để nắm bắt tình hình doanh nghiệp; thường xuyên tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền các chế độ BHXH và chủ động kế hoạch thu BHXH trong các doanh nghiệp thành viên.
- Lựa chọn những doanh để tổ chức các buổi “Đối thoại trực tiếp với NLĐ”
để tuyên truyền, giải đáp những thắc mắc về chính sách BHXH trực tiếp cho NLĐ, từ đó trang bị thêm kiến thức về Luật BHXH cho NLĐ, thông qua đó để tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn về quyền và nghĩa vụ tham gia BHXH của NLĐ và người SDLĐ.
Trong công tác tuyên truyền, giáo dục thực hiện Luật BHXH, cần làm rõ mối quan hệ ba bên trong công tác thu BHXH (NLĐ, CSDLĐ và cơ quan BHXH). Đây là mối quan hệ cơ bản liên quan trực tiếp đến thu, nộp BHXH, thể hiện đƣợc đầy đủ quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH. Theo quy định của pháp luật về BHXH thì việc thực hiện các chế độ BHXH phải dựa trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng BHXH của từng người. Do vậy, thu BHXH đòi hỏi phải được theo dõi, ghi chép và định kỳ phải thông báo kết quả đóng cho từng đơn vị và từng NLĐ để NLĐ biết và chủ động theo dõi, giám sát quá trình đóng BHXH của đơn vị SDLĐ, đây cũng chính là quyền lợi của NLĐ.
Tăng cường quan hệ công chúng vào hoạt động BHXH. Thúc đẩy quan hệ công chúng, xây dựng hình ảnh thân thiện của cơ quan BHXH với đối tƣợng tham gia BHXH, với các cơ quan có liên quan khác trong quá trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ. Hình thành bộ phận quan hệ công chúng thay vì bộ phận tuyên truyền hiện nay. Xây dựng chức năng, nhiệm vụ của Ban quan hệ công chúng đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Để thực hiện đƣợc công tác thông tin tuyên truyền thì BHXH tỉnh cần phối hợp tốt nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau, sau đây là một số hình thức tác giả xin đƣa ra:
Tuyên truyền miệng, vấn đáp ba bên: Hệ thống chế độ chính sách về BHXH rất phức tạp, thêm nữa lại liên quan đến nhiều đối tƣợng trong xã hội nên việc thực hiện chính sách BHXH không hề dễ dàng. Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết của các đối tƣợng là không đồng nhất, khi thực hiện chính sách BHXH sẽ xuất hiện nhiều phát sinh, thắc mắc từ phía các đối tƣợng tham gia.Vì vậy hình thức tuyên truyền miệng, giải đáp ngay mọi thắc mắc về BHXH cho các đối tƣợng là vô cùng cần thiết.
BHXH tỉnh cần tuyên truyền thông qua các phong trào văn hóa, văn nghệ tạo khí thế sôi nổi, vui vẻ vừa động viên đƣợc mọi cán bộ công chức, viên chức hăng hái thi đua công tác tốt, vừa truyền tải được nội dung chủ trương, chính sách BHXH đến với các đối tƣợng tham gia BHXH.
Công tác phổ biến chính sách pháp luật BHXH phải có hình thức phù hợp, nội dung ngắn gọn, dễ hiểu và làm rõ đƣợc các nội dung sau:
- Đối với NLĐ: Lợi ích họ nhận đƣợc khi tham gia BHXH, số tiền NLĐ phải đóng BHXH là hợp lý trên nguyên tắc có đóng-có hưởng, đóng mức nào được hưởng mức đó; Phải nhấn mạnh được đặc điểm Quỹ BHXH hoạt động không giống như các loại hình bảo hiểm thương mại khác mà được đảm bảo bởi Nhà nước nhằm mục đích an sinh xã hội, số tiền đóng BHXH nộp vào Quỹ đƣợc sử dụng chủ yếu để thực hiện các chế độ BHXH và lợi ích NLĐ nhận đƣợc sau này không phải chỉ từ phần đóng góp của họ mà phần lớn là do sự đóng góp của NSDLĐ .
- Đối với NSDLĐ: công tác tuyên truyền cần nhấn mạnh cho chủ doanh nghiệp thấy đƣợc tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ không chỉ là trách nhiệm mà còn là sự cần thiết trong việc đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, vì khi NLĐ gặp phải rủi ro nhƣ ốm đau, tai nạn lao động, thất nghiệp... thì việc kinh doanh cũng bị ảnh hưởng do NSDLĐ phải chi trả khoản tiền điều trị bệnh tật, hoặc chi phí bồi thường, chi phí tìm việc làm... theo quy định của Bộ Luật Lao động. Nếu
đơn vị tham gia BHXH bắt buộc đầy đủ, khi gặp rủi ro, NLĐ sẽ được hưởng các chế độ BHXH bắt buộc, có điều kiện để tái tạo sức lao động và tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp; đồng thời nếu vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc thì đơn vị sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, uy tín của đơn vị trên thị trường sẽ bị giảm sút...Từ đó, hình thành thái độ tự giác, tự nguyện tham gia BHXH bắt buộc của NSDLĐ và họ sẽ có trách nhiệm nộp đúng, nộp đủ theo quy định.
Nhƣ vậy, công tác tuyên truyền cần đƣợc đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Đặc biệt, nâng cao hơn nữa vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền, làm chuyển biến cơ bản trong nhận thức của NSDLĐ, NLĐ từ trạng thái bắt buộc sang tự giác, mỗi bên thấy rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ thực hiện tốt hơn quy định của pháp luật BHXH.
3.2.2. Quản lý chặt chẽ và mở rộng, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
Việc quản lý chặt chẽ đối tƣợng tham gia BHXH có vai trò hết sức quan trọng. Là cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu đúng đối tƣợng, đủ số lƣợng theo đúng quy định của Pháp luật về BHXH và đúng thời gian quy định. Ngoài ra, còn là điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tham gia và thụ hưởng BHXH của NLĐ; góp phần tích cực vào việc phòng ngừa, hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH. Vì vậy, BHXH tỉnh cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý đối tượng tham gia.
Qua số liệu điều tra và thực tế theo dõi tình hình tham gia BHXH của NLĐ và người SDLĐ ở Thanh Hóa thông qua công tác thanh tra, kiểm tra những năm qua cho thấy: Phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị HCSN thực hiện đầy đủ trách nhiệm tham gia BHXH. Tuy nhiên, khối DNNQD, nhiều doanh nghiệp còn thực hiện đối phó, lách luật để trốn đóng, trục lợi BHXH. Hiện nay mới có khoảng 60,5% NLĐ trong các doanh nghiệp đƣợc ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ 3 tháng trở lên; khoảng 20,5% lao động đƣợc ký kết hợp đồng lao động dưới từ 1 tháng; 13% ký hợp đồng thời vụ, còn lại thoả ước miệng. Tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, đóng không đầy đủ số lao động thuộc
diện tham gia BHXH vẫn chiếm tỷ lệ cao. Một hạn chế nữa là, đến nay cơ quan chức năng vẫn chƣa quản lý đƣợc chặt chẽ số lƣợng lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc. Đặc biệt, tình trạng biến động việc làm khó thống kê, kiểm soát, mỗi năm có khoảng trên một vạn lao động mới tham gia BHXH thì lại có phân nửa lao động thôi việc khiến tốc độ tăng số người tham gia BHXH chậm, biên độ tăng giảm bất thường.
Để quản lý và phát triển đối tƣợng tham gia BHXH ở Thanh Hóa, đặc biệt là đối với khối DNNQD đƣợc tốt hơn trong thời gian tới thì BHXH tỉnh cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tích cực tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh để tổ chức triển khai có hiệu quả Luật BHXH, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của BHXH Việt Nam về thực hiện Nghị quyết số 21- NQ/TW “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”, Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XII về cải cách chính sách BHXH.
Thứ hai, tích cực, chủ động phối hợp tốt với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thuế Thanh Hóa để nắm bắt kịp thời, chính xác đơn vị đăng ký kinh doanh và lao động phát sinh mới hằng tháng để xây dựng kế hoạch thu một cách hợp lý, hướng dẫn các đơn vị đăng ký tham gia BHXH theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ ba, đề xuất với Chính phủ nghiên cứu mở rộng thêm phạm vi, đối tƣợng tham gia BHXH nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn, lao động tự do. Đây là khu vực còn tiềm năng lớn về lao động, ngoài công việc đồng áng theo mùa vụ, lực lượng lao động này tham gia vào thị trường lao động ở các đô thị, nếu có chính sách hỗ trợ để đóng BHXH họ sẵn sàng đóng BHXH để đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân. Với việc bổ sung mới những nhóm đối tƣợng áp dụng nhƣ trên sẽ làm gia tăng số đối tƣợng đƣợc điều chỉnh tham gia loại hình BHXH và bảo đảm tốt hơn quyền lợi của NLĐ.
Thứ tƣ, đối với Hộ kinh doanh cá thể, Tổ hợp tác: Tuy thuộc đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc, nhưng có đặc thù là NLĐ có thể vừa là người sử dụng LĐ, có đăng ký kinh doanh, song pháp nhân không đầy đủ, thu nhập của họ do chính họ quyết định và quản lý. Vì vậy, cơ quan BHXH xây dựng phương án phát triển đối tượng khu vực này, phối hợp với các cấp chính quyền từ xã, phường, thị trấn tuyên truyền, vận động tham gia BHXH, coi đây là một trong tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của cơ sở trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Thứ năm, các doanh nghiệp NQD ở Thanh Hóa hiện nay, đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô doanh nghiệp không đáng kể, lại làm ăn thiếu hiệu quả.
Vì vậy, UBND tỉnh cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều hiển nhiên là khi doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì người lao động sẽ có việc làm và thu nhập ổn định, tạo điều kiện NLĐ tham gia BHXH. Để đạt đƣợc điều ấy, đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, bên cạnh đó doanh nghiệp phải có chiến lƣợc phát triển, có quy mô sản xuất phù hợp và sức cạnh tranh cao để chủ động hội nhập và thích nghi với điều kiện mới.
Thứ sáu, trong công tác quản lý đóng BHXH khi người sử dụng LĐ kết thúc đóng góp BHXH theo quy định thì cơ quan BHXH vẫn phải quản lý hồ sơ dưới những hình thức đơn giản nhất và thông tin cơ bản nhất để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ khi làm việc ở đó. Đối với những người tạm thời dừng đóng BHXH, cơ quan quản lý cần đẩy mạnh các hoạt động để khuyến khích các đối tƣợng tiếp tục tham gia đồng thời phải lưu giữ và bảo quản hồ sơ để đảm bảo quyền tiếp tục tham gia BHXH cho NLĐ.
Thứ bảy, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động thanh tra như: Lao động - Thương binh & Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động, Thanh tra tỉnh, Công an để thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣng chƣa đăng ký tham gia đóng BHXH cho người lao động, xử lý các đơn vị nợ đọng bảo hiểm xã hội với
số tiền lớn thời gian kéo dài, đặc biệt xử lý hình sự theo Điều 216 Bộ Luật hình sự năm 2015.