CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƢỢNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các đối tƣợng trong
3.2.4. Đẩy mạnh việc khắc phục nợ đọng tiền đóng bảo hiểm xã hội
Mức độ vi phạm pháp luật về đóng BHXH không chỉ dừng lại ở hiện tƣợng đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH hay đóng không đúng mức quy định mà còn nợ dây dƣa kéo dài tiền đóng BHXH, thậm chí có doanh nghiệp đã trích thu tiền BHXH của NLĐ nhƣng lại không đóng BHXH cho họ. Tình trạng nợ đọng, chiếm dụng BHXH trong các doanh nghiệp đã đến mức báo động và trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp và khiếu kiện giữa NLĐ và CSDLĐ. Tìm hiểu về công tác thu BHXH ở khối các DNNQD, chúng tôi đƣợc biết: Hầu hết các DN đều có đông công nhân, lao động làm việc nên số tiền đóng BHXH được trích từ 8% mức lương đóng BHXH của NLĐ, do đó có DN chiếm dụng số tiền đóng BHXH cho NLĐ lên tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng/tháng để đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, sinh lợi nhuận – trong bối cảnh nguồn vốn vay bị hạn chế. Nếu bị ngành BHXH nhắc nhở thì DN khất lần, trì hoãn, thậm chí đối phó bằng nhiều hình thức khác nhau. Có một số DN, khi NLĐ đòi quyền lợi đƣợc hưởng chế độ tham gia đóng BHXH thì DN vội vàng nộp “tạm” một phần BHXH đang nợ đọng để ngành bảo hiểm làm thủ tục thanh toán, chi trả cho NLĐ. Sau khi
vấn đề “nước sôi lửa bỏng” được giải quyết, DN lại tiếp tục chây ì, trốn, nợ đóng BHXH.
Vấn đề các DN nợ đọng, thậm chí là trốn đóng BHXH cho NLĐ qua thanh tra chuyên ngành và phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành cơ quan BHXH, các ngành đã lập biên bản vi phạm hành chính, ban hành Quyết định xử phạt, tuy nhiên, nhiều đơn vị không chấp hành nộp phạt, hoặc có những đơn vị không làm việc với đoàn thanh tra liên ngành, thanh tra chuyên ngành và kiểm tra hoặc có làm việc nhƣng không cung cấp, cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin tài liệu, không ký vào biên bản thanh tra, kiểm tra… Nhƣng những hành vi này hầu nhƣ không bị xử lý hoặc không xử lý đƣợc vì thiếu chế tài. Thực tế nợ đọng BHXH trong những năm qua đã tạo nên vòng luẩn quẩn, có thể khái quát là: NLĐ đến tuổi nghỉ hưu chờ sổ hưu-sổ hưu chờ BHXH-BHXH chờ doanh nghiệp nộp tiền-doanh nghiệp nợ BHXH thì nhiều lý do và cuối cùng NLĐ chịu thiệt thòi. Có thể phân các doanh nghiệp nợ BHXH theo hai nhóm, trên cơ sở đó có biện pháp xử lý phù hợp:
- Nhóm thứ nhất: Đó là các doanh nghiệp thực sự khó khăn, nhƣ các doanh nghiệp ngành giao thông, xây dựng, các doanh nghiệp trong danh sách chuyển đổi, sắp xếp, giải thể...đặc thù của nhóm này là khi công trình hoàn thành mới đƣợc quyết toán, hoặc khi hình thành tổ chức mới hay khi Toà án tuyên bố phá sản... lúc đó doanh nghiệp mới có nguồn đóng BHXH.
- Nhóm thứ hai: Những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định, NLĐ có việc làm thường xuyên, nhưng cố tình nợ đọng BHXH dây dưa kéo dài, lạm dụng quỹ BHXH, vi phạm quyền lợi của NLĐ. Nếu nhìn nhận việc không đóng, đóng chậm BHXH bắt buộc là một hình thức chiếm dụng vốn thì rõ ràng phải có biện pháp thích hợp hơn mức lãi suất áp dụng để tính lãi trong trường hợp này phải cao hơn mức lãi suất tiền vay của các Ngân hàng thương mại. Đồng thời, thời điểm bắt đầu tính lãi phải bắt đầu ngay sau khi hết hạn đóng mà không phải chờ đến sau 30 ngày.
Để hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH, cần tập trung vào nhóm hai với việc thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, xử phạt nghiêm minh vi phạm về BHXH, nâng cao mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT, nâng mức tính lãi chậm đóng BHXH. Sau khi xử phạt, nếu đơn vị tiếp tục vi phạm thì phải có chế tài mạnh đó là xử lý hình sự, phong tỏa tài khoản tại Ngân hàng...
Hiện nay mức phạt BHXH, BHYT thấp, mỗi doanh nghiệp nợ BHXH hàng tỷ đồng, trong khi mức phạt tối đa chỉ 75 triệu đồng. Do vậy, nhiều doanh nghiệp lớn, nợ hàng tỷ đồng sẵn sàng nộp phạt. Thực tế có những doanh nghiệp đã bị phạt hành chính nhƣng một thời gian sau quay lại kiểm tra vẫn tiếp tục nợ đọng, vi phạm pháp luật BHXH. Mức phạt thấp nhƣ vậy không đủ sức “răn đe” các DN, trong khi đó, các ngành chức năng chƣa có sự phối hợp đồng bộ nên nợ đọng BHXH ngày càng trở thành căn bệnh “trầm kha” khó chữa. Chính vì vậy, cần có chế tài đủ mạnh, cần đƣa hành vi cố tình nợ BHXH của chủ DN là hành vi cấu thành tội phạm hình sự, nâng mức xử phạt hành chính tương ứng số tiền nợ BHXH. Đồng thời, tăng cường thanh kiểm tra việc ký kết hợp đồng lao động và đóng BHXH cho NLĐ ở các DN.
Hai là, ban hành các Văn bản phối hợp giữa cơ quan BHXH với ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động địa phương, thông qua hình thức xây dựng Quy chế phối hợp thực hiện chính sách, chế độ BHXH cho NLĐ. Để đảm bảo cơ sở pháp lý trong phối hợp thực hiện, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các bên cần có hướng dẫn hoặc có sự hiệp y của cơ quan quản lý cấp trên về Quy chế đó, như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, BHXH Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đây là ba cơ quan có mối quan hệ mật thiết, trực tiếp đến việc thực hiện chính sách BHXH: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước, BHXH Việt Nam là cơ quan thực hiện và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện giám sát, đặc biệt phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, đặc biệt Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giám sát chặt chẽ trong việc hình thành và hoạt động của các Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp trốn, nợ BHXH để Công đoàn ở cơ sở có chỗ dựa vững chắc bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của NLĐ.
Xây dựng văn bản liên tịch với Ngân hàng hoặc Kho bạc để thực hiện việc trích nộp BHXH và lãi của số tiền nợ BHXH từ tài khoản của doanh nghiệp hoặc phong toả tài khoản đến khi doanh nghiệp nộp đủ tiền nợ BHXH theo quy định của pháp luật.
Ba là, gắn chặt chẽ công tác thu nộp BHXH với việc cấp sổ BHXH, cấp thẻ BHYT và thực hiện chế độ BHXH. Thu-cấp Sổ, Thẻ-giải quyết hưởng các chế độ BHXH là các khâu nghiệp vụ có quan hệ mật thiết, không tách rời nhau. Trong đó, khâu sau là hệ quả của khâu trước và khâu trước là cơ sở, làm điều kiện, tiền đề của khâu sau. Trong quản lý BHXH, thì đóng BHXH của NLĐ và NSDLĐ là các yếu tố đầu vào. Việc cấp sổ BHXH là để ghi nhận tiền đóng, thời gian đóng BHXH, làm cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH. Đồng thời với cấp sổ BHXH là cấp thẻ BHYT làm cơ sở thanh toán các chi phí khám chữa bệnh cho NLĐ khi đi khám chữa bệnh. Giải quyết các chế độ, đảm bảo quyền lợi thụ hưởng BHXH của người lao động gắn liền với quá trình đóng BHXH; đây là khâu cuối cùng, nhƣ là yếu tố đầu ra của quá trình tái sản xuất xã hội của từng NLĐ.
Phối hợp chặt chẽ, tuần tự theo đúng quy trình trên, là biện pháp ràng buộc để quản lý thu BHXH được đảm bảo theo đúng các quy định của Nhà nước. NLĐ có đóng BHXH thì đƣợc cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, đóng đến đâu, mức đóng nhƣ thế nào thì đƣợc xác nhận trên sổ BHXH và thời hạn giá trị sử dụng trên thẻ BHYT tương ứng với thời gian đóng. Căn cứ vào sổ BHXH cơ quan BHXH thực hiện giải quyết các chế độ BHXH khi có phát sinh. Như vậy, người lao động mặc dù hết tuổi lao động, đã đóng đầy đủ BHXH, nhƣng CSDLĐ còn nợ tiền đóng BHXH thì vẫn không đƣợc giải quyết các chế độ BHXH. Với những quy định nhƣ trên sẽ nâng cao vai trò trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ. Đây là trách nhiệm mang tính cộng đồng, nhằm ràng buộc NSDLĐ có trách nhiệm đóng đầy đủ cho toàn bộ số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc, cơ quan BHXH mới thực hiện các chế độ cho NLĐ.
Bốn là, cán bộ chuyên quản thu cần tích cực xuống các đơn vị để đối chiếu và đôn đốc thu nợ. Kịp thời tổng hợp số liệu thu để thường xuyên theo dõi số đơn vị
nợ đọng, phân loại nợ nhằm có biện pháp xử lý thu nợ BHXH, chẳng hạn khi phát hiện nợ gối đầu thì phải đôn đốc, nhắc nhở để NSDLĐ đóng đúng kỳ, đủ số lƣợng.
Khi phát hiện nợ chậm đóng thì đôn đốc, nhắc nhở bằng văn bản và khi thấy nợ tồn đọng phải báo cáo với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra, xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật Lao động, pháp luật BHXH. Sau khi đã xử phạt mà đơn vị vẫn cố tình không nộp BHXH thì tiếp tục khởi kiện ra tòa án dân sự để xử lý trước pháp luật.
Năm là, cần có các quy định đồng bộ và đủ mạnh, đặc biệt hoàn thiện hệ thống luật pháp. Vì hiện nay, các doanh nghiệp nợ đọng BHXH có thể kéo dài triền miên, thực hiện quyết liệt đối với các đơn vị nợ BHXH lớn, thời gian kéo dài để xử lý theo quy định tại Điều 216, Bộ luật Hình sự (sửa đổi); có chế tài đủ mạnh để xử lý các đơn vị nợ đọng BHXH, trốn đóng BHXH nhƣ hình thức rút Giấy phép kinh doanh...Trong bối cảnh khi chúng ta phát triển một nền kinh tế dựa trên rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau, bên cạnh đó bộ máy quản lý của chúng ta, tuy đã có hệ thống luật pháp, nhƣng vẫn cần đƣợc hoàn thiện thêm, đặc biệt với hệ thống quản lý để làm sao công tác thu nộp BHXH đƣợc thực hiện một cách tốt nhất.
Nhƣ vậy, những giải pháp đƣợc đƣa ra ở trên mục đích lớn nhất là nhằm phục vụ và quản lý tốt hơn các đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc, nâng cao vị thế và vai trò sẵn có của BHXH bắt buộc đối với đời sống của NLĐ, để họ an tâm sản xuất, góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước giàu mạnh. Bên cạnh đó việc đưa ra những biện pháp này cũng nhằm mục đích nâng cao hiểu biết cho NLĐ, để học thấy rằng việc tham gia đóng góp đầy đủ các chế độ BHXH bắt buộc là quyền lợi và nghĩa vụ của mình.