CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƢỢNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các đối tƣợng trong
3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; gắn xử phạt với khen thưởng kịp thời
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chế độ BHXH nói chung, quản lý thu BHXH nói riêng có vị trí hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho việc thu nộp BHXH đúng, đủ, kịp thời. Không có thanh tra, kiểm tra thì không thực hiện đúng chức năng quản lý về BHXH.
Thanh tra về BHXH là biện pháp mà các cơ quan quản lý Nhà nước sử dụng để kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH, thực hiện xử lý hành chính và phạt tiền đối với người sử dụng lao động, nếu có những vi phạm về BHXH (hiện nay theo quy định thẩm quyền xử lý là: Thanh tra chuyên ngành Lao động Thương binh & Xã hội; Chủ tịch UBND cấp tỉnh và huyện). Còn kiểm tra là biện pháp mà cơ quan có thẩm quyền sử dụng để kiểm tra, chấn chỉnh các khâu trong quản lý BHXH nói chung, quản lý thu nộp BHXH nói riêng đảm bảo theo đúng các quy định; kiểm tra không có quyền xử lý vi phạm hành chính và phạt tiền nhƣ Thanh tra, mà chỉ kiến nghị xử lý khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm về BHXH (đó là kiểm tra của cơ quan BHXH). Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thu nộp BHXH tức là đề cập đến vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia BHXH thông qua việc chấp hành các quy định đóng BHXH.
Để khắc phục những sai phạm về đóng quỹ BHXH của các cơ quan BHXH đặc biệt là tình hình nợ đọng, trốn tránh đóng BHXH của các đơn vị SDLĐ thì biện pháp trước mắt là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên nghành; thanh tra lao động; thanh tra tài chính; thanh tra y tế và của cơ quan BHXH, kiểm tra của tổ chức công đoàn. Việc tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành sẽ tránh đƣợc hiện tƣợng chồng chéo, trùng lặp thường xảy ra trong thanh tra, kiểm tra; mặt khác sẽ tập trung đƣợc việc thanh tra, kiểm tra vào các đơn vị trọng điểm có dấu hiệu vi phạm Luật BHXH. Và vấn đề quan trọng hơn nữa là kết quả thanh tra, kiểm tra có hiệu lực ngay sau khi thanh tra, kiểm tra không cần “ chờ ” ý kiến của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới thực hiện, vì ở đây cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trực tiếp tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành thu nộp BHXH theo quy định đối với NLĐ, NSDLĐ, cần phải tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện, một mặt biểu dương người tốt, việc tốt, đồng thời phát hiện lệch lạc để có biện pháp uốn nắn kịp thời và áp dụng những hình thức xử lý để răn đe, giáo dục không tái phạm những lần sau. Đây là công việc thường xuyên, vì thực trạng hiện nay nhiều đơn vị sử dụng lao động, ngoài việc trốn tránh nghĩa vụ tham gia, lại chậm nộp BHXH đã làm ảnh hưởng tới việc đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Giao cho BHXH nhiệm vụ thanh tra, xử phạt trong những trường hợp trốn tránh, trây ỳ, nợ đọng hoặc khai man để hưởng chế độ BHXH nhằm tránh sự chồng chéo nhƣ hiện giờ. Nếu vi phạm Luật BHXH thì kiên quyết xử lý nghiêm minh thậm chí truy cứu trách nhiệm trước pháp luật. Khi có tranh chấp trong quan hệ BHXH thì cơ quan BHXH cũng cần giải quyết theo pháp luật.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật BHXH, phổ biến nhƣ tình trạng trốn đóng BHXH, nợ tiền BHXH với số tiền lớn, thời gian kéo dài, chiếm dụng tiền đóng BHXH của NLĐ...đã đẩy hàng ngàn lao động trong các đơn vị chƣa đƣợc tham gia BHXH đã khó khăn lại càng khó khăn thêm, nhất là trong quá trình lao động không may bị ốm đau, tai nạn, mất việc làm không được hưởng các chế độ của nhà nước. Thực chất doanh nghiệp đã chiếm dụng tiền đóng BHXH của NLĐ để sử dụng vào mục đích khác, xâm hại trực tiếp đến quyền và lợi hợp pháp của NLĐ; tạo thói quen xấu với hành vi chiếm dụng quỹ BHXH; là mối quan tâm, bức xúc của dƣ luận xã hội và là nguyên nhân xảy ra các tranh chấp, khiếu kiện và tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về xã hội. Trước thực trạng đó, công tác thanh tra, kiểm tra cần đƣợc thực hiện một cách quyết liệt hơn, hiệu quả hơn để chấn chỉnh kịp thời tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH hiện nay. Để tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, giám sát thì các cơ quan, các cấp lãnh đạo cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ với nhau. Và công tác thanh tra, kiểm tra giám sát này phải thực hiện thường xuyên có như vậy các doanh nghiệp mới nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật về thu BHXH bắt buộc chứ không phải
chỉ đối phó. Để làm đƣợc điều đó, cơ quan BHXH cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, thường xuyên báo cáo cấp uỷ, chính quyền xin ý kiến chỉ đạo, tăng cường phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng như Lao động - Thương binh &
Xã hội, Thanh tra nhà nước, Liên đoàn Lao động…thành lập các Đoàn thanh tra liên ngành để đẩy mạnh công tác thanh tra, xử phạt những đơn vị vi phạm pháp luật về BHXH, đặc biệt là các đơn vị trốn đóng, nợ BHXH lớn, dây dƣa kéo dài, xử lý hình sự theo Điều 216 Bộ Luật hình sự năm 2015.
Hai là, tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện kiểm tra, rà soát đối với tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đƣợc cấp Giấy phép hoạt động nhƣng không hoạt động, hoặc hoạt động trá hình, hoặc không ký hợp đồng lao động, hoặc có ký hợp đồng lao động nhƣng không đăng ký tham gia BHXH, xâm hại đến quyền lợi chính đáng của NLĐ phải đƣợc xử lý và thu hồi Giấy phép hoạt động.
Ba là, BHXH tỉnh cần chủ động trong việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, vừa am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ, vừa có phẩm chất đạo đức tốt để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra.
Bốn là, hoàn thiện hồ sơ chuyển cơ quan Công an điều tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH để có hình thức “răn đe” kịp thời.
Năm là, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan BHXH trong kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp trốn đóng BHXH. Phòng Thanh tra - Kiểm tra phối hợp với phòng Quản lý thu phân loại các doanh nghiệp nợ, trốn đóng, chiếm dụng BHXH để có hướng xử lý kịp thời theo nguyên nhân nợ, trốn đóng, chiếm dụng BHXH của doanh nghiệp, thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng BHXH theo đúng quy trình, quy định tránh để tình trạng kéo dài làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống BHXH.
Sáu là, bên cạnh việc xử lý nghiêm các vi phạm, cần khen thưởng kịp thời những đơn vị sử dụng lao động làm tốt công tác đăng ký tham gia và thu nộp BHXH hàng năm. Khen thưởng phải được thực hiện khách quan, kịp thời, coi trọng
cả vật chất và tinh thần, nếu không quán triệt đầy đủ nguyên tắc trên thì tác dụng giáo dục thông qua công tác khen thưởng không những bị hạn chế mà tạo sức ỳ lớn, vi phạm không giảm mà tái phạm có thể vẫn tăng. Vì, khi gắn kết chặt chẽ giữa xử lý các vi phạm với khen thưởng kịp thời, bản thân cách làm này đã giúp cơ quan quản lý hiểu hơn về doanh nghiệp, thông cảm khó khăn của doanh nghiệp.
Bảy là, trong quá trình thanh tra nếu phát hiện những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh gặp khó khăn về tài chính không thể đóng BHXH bắt buộc đƣợc thì cần có thông báo ngay để có biện pháp xử lý kịp thời, phối hợp với các cơ quan tổ chức đƣa ra các biện pháp giúp đỡ doanh nghiệp, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn ổn định sản xuất và tiếp tục đóng BHXH cho NLĐ.