Phân tích dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 80 - 85)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƢỢNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC

3.1. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở tỉnh Thanh Hóa

3.1.2. Phân tích dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Hệ thống chính sách và cơ chế quản lý thu BHXH: Hệ thống chính sách là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thu BHXH. Do vậy, cần phải xem xét trong khâu ban hành chính sách về quản lý thu BHXH có vấn đề gì hay không (chính sách ban hành có dễ hiểu, dễ tiếp cận hay không? Mức độ tiếp cận của các pháp nhân và thể nhân đối với cơ chế thu BHXH). Trong khâu tổ chức thực hiện chính sách thu BHXH có gặp phải vấn đề gì hay không (người hướng dẫn thu nộp, cơ quan chịu trách nhiệm thu nộp có gặp khó khăn gì trong việc phối hợp với các cơ quan chuyên trách cấp trên hay không? Vấn đề về quản lý hành chính có quá cồng kềnh..). Cơ chế quản lý thu BHXH là phương thức phối hợp, liên kết các yếu tố tạo thành các cách thức, các hình thức phối hợp giữa chính sách thu BHXH và quá trình tổ chức thực hiện chính sách thu BHXH đảm bảo chính sách thu BHXH đến đúng mục tiêu, đối tƣợng và có hiệu quả. Nhƣ vậy, trong khái niệm cơ chế thu BHXH đã bao hàm không chỉ các quy định quản lý mà còn bao hàm yếu tố con người chịu trách nhiệm thực hiện những phương thức, đường lối, quan điểm, định hướng đã được định ra trước.

Chính sách tiền lương. Giữa chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung và công tác thu BHXH nói riêng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau:

Chính sách tiền lương là tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHXH, bởi vì cơ sở để tính toán mức đóng và hưởng BHXH của chúng ta hiện nay là phụ thuộc vào mức lương tối thiểu và mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Như vậy khi Nhà nước nâng lương tối thiểu, mức lương cơ sở điều đó đồng nghĩa với việc tăng mức đóng BHXH và đương nhiên số thu BHXH cũng tăng lên. Thêm vào đó đối với các lao động đóng BHXH theo thang bảng lương Nhà nước quy định, mức đóng còn phụ thuộc vào hệ số lương, vì thế khi Nhà nước điều chỉnh lại thang bảng lương thì mức đóng BHXH cũng tăng lên. Nguồn lực lao động NLĐ là đối tƣợng tham gia BHXH, đang trong độ tuổi lao động, trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội.

Nhận thức của người tham gia tốt là nhân tố thiết yếu để công tác quản lý thu BHXH ở khu vực kinh tế NQD đạt kết quả cao: Chính sách ra đời chỉ là sự hướng dẫn chung nhất, nhưng để chính sách đi vào thực tế, nhất định phải có sự chấp hành tốt chính sách đó. Ý thức tham gia BHXH của các đối tƣợng thuộc diện tham gia, bao gồm NLĐ và chủ SDLĐ từ lâu đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý thu BHXH. Các chủ SDLĐ thường vì lợi nhuận mà không muốn tham gia BHXH cho NLĐ của mình. Phần lớn họ đều mới chỉ nhận thấy lợi ích trước mắt mà chưa nghĩ đến hậu quả lâu dài khi rủi ro không may xảy đến với NLĐ của họ. Còn với NLĐ, do hiểu biết kém, thu nhập không cho phép, hoặc lo sợ bị mất việc làm khiến họ không dám lên tiếng đòi quyền lợi. Nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp BHXH. BHXH là một cơ chế phức tạp với nhiều mối quan hệ đa dạng, trong đó nổi bật là quan hệ lợi ích, tức là quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH. Dù là NLĐ hay là người SDLĐ thì tâm lý chung là làm sao lợi ích càng nhiều càng tốt, lợi ích không giới hạn và trách nhiệm càng ít càng tốt, trách nhiệm có hạn. Quyền và nghĩa vụ trong BHXH rõ nhất là vấn đề đóng và hưởng BHXH. Người lao động và NSDLĐ luôn mong muốn chỉ phải đóng góp BHXH ở mức thấp nhất (giảm chi phí cho gia đình và doanh nghiệp), nhưng lại muốn được hưởng BHXH tốt nhất. Vì thế, người tham gia

BHXH mới tìm cách trì hoãn việc đóng BHXH hoặc giảm mức đóng góp BHXH (khai lương thấp, giảm số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, chậm đóng, nợ BHXH)...Nhiều khi, từ chỗ nhận thức giản đơn về việc tham gia BHXH, tức là không tham gia, hoặc chƣa tham gia hay tham gia ở mức độ nhất định vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp, nên NSDLĐ không có kế hoạch tài chính chủ động thực hiện việc đăng ký tham gia BHXH; ngay chính bản thân người lao động cũng chưa có thói quen sống vì bảo hiểm. Chủ doanh nghiệp chỉ thấy lợi trước mắt, lợi cục bộ cho doanh nghiệp, thiếu quan tâm đến đời sống và quyền lợi BHXH của NLĐ nên tìm mọi cách trốn tránh đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ hoặc đăng ký tham gia theo kiểu đối phó với cơ quan Nhà nước. Vấn đề đặt ra là Nhà nước phải làm thế nào để giảm thiểu những sự lạm dụng và vi phạm pháp luật về BHXH. Khi ý thức của các đối tƣợng tham gia thấp, tức là không có sự hợp tác từ phía các đối tƣợng tham gia, chắc chắn công tác quản lý đối tƣợng tham gia BHXH sẽ gặp nhiều khó khăn. Ở những nước dân trí phát triển, công tác quản lý thu BHXH gặp ít trở ngại hơn bởi người dân rất tự giác chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Công tác thông tin tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH: Thông tin tuyền truyền là nội dung quan trọng trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào. Với BHXH, là chính sách tác động đến một lượng người tham gia rộng khắp, công tác thông tin tuyên truyền chính là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác quản lý thu BHXH. Cụ thể, công tác thông tin tuyên truyền giúp cho đối tƣợng tham gia hiểu rõ về chế độ, chính sách BHXH theo quy định của luật pháp, làm thay đổi thái độ đối với công tác BHXH theo hướng tích cực, phù hợp với pháp luật. Ngoài ra, tuyên truyền BHXH còn có tác dụng cổ vũ động viên NLĐ cùng các đơn vị SDLĐ tự giác, tích cực thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH theo đúng quy định của pháp luật, đấu tranh loại bỏ những hành vi gian lận, trái pháp luật nhằm mục đích trục lợi bảo hiểm xã hội. Ý thức tham gia của các đối tƣợng kém xuất phát từ sự ít hiểu biết về lợi ích của chính sách BHXH. Bởi vậy, tuyên truyền giúp cho các đối tƣợng hiểu đƣợc lợi ích từ chính sách này sẽ khuyến

khích các đối tƣợng tham gia nhiều hơn, chấp hành đúng các thủ tục hơn trong quy trình tham gia, giúp việc quản lý đối tƣợng tham gia đƣợc thực hiện tốt hơn.Công tác tuyên truyền tổ chức với nhiều hình thức, nội dung cụ thể thôngqua các phương tiện truyền thông đại chúng và đối thoại trực tiếp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người dân.

Công tác tổ chức thực hiện thu BHXH: Do quản lý thu BHXH là phải quản lý một lƣợng lớn giấy tờ sổ sách, có sự tham gia của nhiều phòng ban nên cơ cấu tổ chức có sự phân công, phân cấp hợp lý, hoạt động nhịp nhàng thống nhất sẽ tác động trực tiếp đến quá trình quản lý thu BHXH. Quá trình quản lý thu BHXH, nhất là ở những khu vực đông dân cư, nhiều người tham gia, đòi hỏi các cán bộ phải giải quyết một khối lƣợng công việc rất lớn với nhiều loại hồ sơ, giấy tờ, sổ sách.

BHXH lại là ngành phải thường xuyên tiếp xúc cơ sở, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao để có thể giải thích, hướng dẫn chính sách cho các đối tượng trong quá trình tham gia. Do vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ lòng nhiệt huyết với nghề của các cán bộ là hết sức cần thiết, cần được trau dồi nâng cao thường xuyên.

Thưởng phạt nghiêm minh cũng là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy các cán bộ bảo hiểm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý đối tƣợng tham gia của mình, nhất là với một lĩnh vực còn mang nặng tính hành chính nhƣ BHXH.

Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ phụ trách công tác quản lý thu BHXH: Các cán bộ BHXH cần phải có những hiểu biết về các chính sách BHXH để thu đúng, thu đủ. Cần cập nhập các chính sách BHXH và các chính sách liên quan khác để kịp thời điều chỉnh mức đóng cho NLĐ. Hiệu quả công tác quản lý thu phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, trình độ chuyên môn và khả năng tổ chức thực hiện của cán bộ quản lý trung ương đến cơ sở. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải thường xuyên quan tâm bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ làm công tác thu BHXH.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra: Hoạt động thanh tra, kiểm tra sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH. Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH nhất thiết phải thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra,

giám sát việc chấp hành pháp luật về BHXH của các đơn vị, tổ chức và NLĐ. Qua kiểm tra, thanh tra kịp thời phát hiện các hành vi trốn đóng, chậm nộp, đăng ký tham gia chƣa đủ số lƣợng đối tƣợng thuộc diện bắt buộc tham gia; chậm báo cáo tăng, giảm số lao động và quỹ tiền lương tham gia BHXH… từ đó có các biện pháp xử lý, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về BHXH đối với NLĐ và người sử dụng LĐ cũng nhƣ tìm ra những tồn tại, hạn chế của các đơn vị để có biện pháp chấn chỉnh, phát hiện những sơ hở, bất cập để có đề xuất, kiến nghị phù hợp, từ đó xây dựng các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Thực hiện tốt công tác chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ, đảm bảo kịp thời, đầy đủ quyền lợi cho người tham gia và thu hưởng chính sách BHXH sẽ là hình thức tuyên truyền hiệu quả nhất, củng cố niềm tin của NLĐ đối với chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước. Từ đó khuyến khích NLĐ và NSDLĐ tích cực tham gia BHXH.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá công tác thu BHXH là tập hợp các chỉ tiêu có tính chất định lượng hoặc định tính để đo lường và phản ánh chất lượng của hoạt động quản lý thu BHXH nói chung và quản lý thu BHXH đối với khu vực kinh tế NQD nói riêng, bao gồm:

- Chỉ tiêu về số tiền thu BHXH: Trên cơ sở kế hoạch thu đƣợc BHXH Việt Nam giao, BHXH tỉnh triển khai các biện pháp, xác định quỹ lương của từng NLĐ, số phải thu của từng đơn vị để tổ chức thu một cách khoa học, hiệu quả, đảm bảo số thu BHXH hằng năm đạt hoặc vƣợt mức chỉ tiêu đƣợc giao. Đây là chỉ tiêu đánh giá một cách tổng thể kết quả công tác quản lý thu BHXH hằng năm của cơ quan BHXH.

- Chỉ tiêu về phát triển đối tƣợng tham gia BHXH: Bên cạnh chỉ tiêu về số tiền thu BHXH hàng năm thì chỉ tiêu về mở rộng và phát triển đối tƣợng tham gia là một chỉ tiêu hết sức quan trọng để đánh giá kết quả công tác thu BHXH. Việc mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH hàng năm là yêu cầu bắt buộc đối với cơ quan BHXH. Căn cứ vào số lượng đối tượng tham gia BHXH của năm trước và dự báo tốc độ tăng dân số, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội để đặt ra tỷ lệ nhất định về tăng

đối tƣợng tham gia BHXH hàng năm. Đây cũng là trách nhiệm của cơ quan BHXH trong việc đảm bảo quyền lợi chính đáng của NLĐ để họ đƣợc tham gia BHXH, giảm bớt gánh nặng kinh tế khi về hưu, lúc ốm đau, bệnh tật và khi không có việc làm.

- Chỉ tiêu về khắc phục nợ đọng tiền BHXH: Chỉ tiêu này cũng đƣợc cơ quan BHXH đƣa ra để đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý thu BHXH. Tỷ lệ nợ đọng được so sánh với số phải thu BHXH. Nếu tỷ lệ nợ chiếm khoảng dưới 2% so với số phải thu đƣợc đánh giá là tỷ lệ nợ thấp, từ 5% trở lên là tỷ lệ nợ cao. Nếu cơ quan BHXH hoàn thành kế hoạch thu nhƣng để tỷ lệ nợ đọng cao thì coi nhƣ vẫn không hoàn thành nhiệm vụ giao. Cơ quan BHXH cũng phải thường xuyên cập nhật các đơn vị SDLĐ nợ tiền BHXH từ 3 tháng trở lên để báo cáo các cấp có thẩm quyền để có biện pháp xử lý.

- Chỉ tiêu về chất lƣợng các hoạt động hỗ trợ công tác thu (tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ…): Để đánh giá một cách toàn diện kết quả công tác quản lý thu BHXH thì đây cũng là một chỉ tiêu cơ bản để xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác quản lý thu BHXH. Hoạt động hỗ trợ công tác thu sẽ góp phần quan trọng giúp cho các cấp chính quyền, NLĐ, người SDLĐ và cán bộ viên chức ngành BHXH nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc chấp hành chính sách pháp luật về BHXH.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)