Đánh giá về những khó khăn, tồn tại trong quản lý thu đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƢỢNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

2.2. Thực hiện quản lý thu BHXH đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Thanh Hóa

2.3.3. Đánh giá về những khó khăn, tồn tại trong quản lý thu đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác quản lý thu đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa cũng đang gặp những khó khăn, bất cập sau đây:

Một là, tình trạng vi phạm Luật BHXH của các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn đang diễn ra tương đối phổ biến. Điều này trở thành vấn đề gây bức xúc dƣ luận xã hội không những ở Thanh Hóa. Số doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH còn khá lớn; ngay cả những doanh nghiệp đã đăng ký

tham gia BHXH cũng có những vi phạm cụ thể nhƣ đăng ký đóng BHXH cho số ít lao động, đóng không đúng mức lương, đặc biệt là vấn đề nợ đóng BHXH...Có một thực tế, ở đâu cũng có hiện tƣợng chủ sử dụng LĐ hoặc bản thân NLĐ trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH. Việc trốn tránh nghĩa vụ diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau nhƣ khai báo số lao động ít hơn số lao động hiện có thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc hoặc khai báo mức lương trả cho NLĐ thấp hơn mức thực trả…có những doanh nghiệp còn thoả hiệp với người lao động cùng trốn đóng BHXH. Đây là hiện tƣợng trục lợi bảo hiểm. Một số doanh nghiệp còn khấu trừ phần đóng góp của NLĐ nhƣng lại không nộp cho cơ quan BHXH. Đây là hành vi chiếm dụng, vi phạm pháp luật BHXH. Hiện nay còn nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc, nhƣng chƣa đăng ký tham gia. Vấn đề đƣa số lao động này vào tham gia BHXH vẫn là vấn đề nổi cộm cần có các biện pháp tháo gỡ.

Hai là, hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn nhiều lỏng lẻo, thậm chí buông lỏng; tình trạng doanh nghiệp có đăng ký thành lập, nhƣng hoạt động nhƣ thế nào, các cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên thiếu quan tâm sâu sát, bỏ mặc cho doanh nghiệp trong việc sử dụng, trả công và thậm chí bóc lột NLĐ. Tình trạng lách luật, trốn đóng BHXH cho NLĐ; nợ nần dây dƣa tiền đóng BHXH diễn ra khá phổ biến. Có đơn vị đăng ký tham gia BHXH rồi nộp một hai kỳ để có điều kiện tham gia đấu thầu hoặc ký kết hợp đồng gia công sản phẩm cho doanh nghiệp Nhà nước rồi dừng đóng; có đơn vị do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn...một số doanh nghiệp NQD đã nộp hoặc đã đối chiếu theo dõi công nợ tiền BHXH nay giải thể, phá sản, dừng hoạt động...không còn chủ sở hữu, để lại số nợ BHXH, đẩy NLĐ lâm vào tình thế hết sức khó khăn. Một số doanh nghiệp tuy có đƣợc thành lập tổ chức đảng và công đoàn, nhƣng hầu nhƣ bị lu mờ vai trò lãnh đạo, giám sát trong việc đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ.

Ba là, tình trạng thất thoát nguồn thu BHXH từ các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn lớn. Việc thất thoát nguồn thu BHXH phổ biến vẫn là

việc kê khai không đủ số lao động thuộc diện đóng BHXH bắt buộc; kê khai tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH thấp hơn so với tiền công NLĐ thực lĩnh, nhƣng chủ sử dụng LĐ tìm mọi cách bao biện hành vi trên và thực tế khó kiểm soát (Báo cáo kết quả công tác thanh tra, kiểm tra 05 năm (2015-2019).

Bốn là, quản lý thu BHXH của các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện do BHXH huyện thực hiện. Với khối lƣợng công việc quá lớn, các đầu mối thu BHXH không tập trung, BHXH huyện rất khó quản lý chặt chẽ và có hiệu quả. Do đó, tình trạng trốn tránh đóng BHXH và nợ đọng tiền BHXH của các đơn vị sử dụng lao động vẫn chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm. Số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa được tham gia vẫn còn. Số hộ sản xuất kinh doanh cá thể tham gia BHXH còn quá thấp so với thực tế, nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở một điểm nhƣng lại thực hiện sản xuất kinh doanh ở địa điểm khác, BHXH cấp huyện không có chức năng thanh tra chuyên ngành đóng BHXH. Điều đó hạn chế hiệu quả quản lý thu BHXH ở các cấp. Đây là một trong những lý do chính dẫn tới tình trạng gian lận, vi phạm chế độ chính sách BHXH chậm đƣợc xử lý và khắc phục.

Năm là, phân cấp quản lý cán bộ ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa hiện nay còn chƣa hợp lý hạn chế đến việc nâng cao chất lƣợng, trình độ cán bộ BHXH. Việc phân bổ biên chế còn chƣa phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và đặc điểm về địa giới, địa lý của từng địa phương. Mặt khác, do việc tiếp nhận bàn giao nguyên trạng đội ngũ cán bộ từ các ngành, đồng thời việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, thuyên chuyển cán bộ trong hệ thống BHXH tỉnh do Giám đốc BHXH tỉnh đảm nhiệm nên việc tuyển chọn, đào tạo khó chính xác, chậm trễ. Các đơn vị BHXH cấp huyện thường bị động trong khâu bố trí, sử dụng cán bộ.

Sáu là, việc tuyên truyền chế độ chính sách BHXH đối với CSDLĐ và NLĐ chƣa hiệu quả, còn dàn trải, chƣa đi vào chiều sâu, thiếu trọng tâm trọng điểm.

Bảy là, việc kiểm tra của cơ quan quản lý thu BHXH đối với các đơn vị sử dụng lao động còn rất ít và chưa thường xuyên. Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý thu BHXH và các cơ quan chức năng trong kiểm tra, thanh tra các đơn vị sử dụng

lao động cũng rất khiêm tốn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)