CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƢỢNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
2.2. Thực hiện quản lý thu BHXH đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Thanh Hóa
2.2.2. Thực trạng hoạt động quản lý thu của Bảo hiểm tỉnh Thanh Hóa đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh giai đoạn 2015-2019
Quản lý đối tƣợng tham gia BHXH. Quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc là một trong những vấn đề mấu chốt của nghiệp vụ thu BHXH, là nội dung cơ bản của quản lý thu BHXH, trong đó mở rộng, phát triển đối tƣợng tham gia BHXH đƣợc đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, BHXH tỉnh Thanh Hóa đã tập trung thực hiện có hiệu quả nhiều biện pháp, nhƣ: Chủ động phối hợp với các ban, ngành chức năng kịp thời xử lý các vướng mắc ở cơ sở, tạo điều kiện để các đơn vị sử dụng lao động tham gia thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH cho người lao động; mở rộng hình thức tuyên truyền pháp luật về BHXH... Qua nghiên cứu cho thấy, tình hình xây dựng, phân bổ và thực hiện kế hoạch thu BHXH đối với các đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh từ năm 2015 đến 2019 được thực hiện tương đối tốt. Trên cơ sở số thu BHXH của các năm và dự báo tình hình phát triển đối tượng, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH, hằng năm BHXH tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch thu tương đối sát với tình hình thực tế.
Sau khi đƣợc BHXH Việt Nam phê duyệt, các chỉ tiêu thu BHXH đƣợc phân bổ cho BHXH các huyện, thị xã, thành phố và phòng quản lý Thu thực hiện. Thực tế, kế hoạch thu BHXH đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh từ năm 2015 đến năm 2019 luôn tăng do các nhân tố tác động chủ yếu: Lao động tăng bình quân 6,2%/năm, tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước điều chỉnh tăng bình quân 18,8%/năm (từ 1.150.000 đồng năm 2015 lên 1.490.000 đồng năm 2019). Lương tối thiểu vùng tăng từ 2.150.000 đồng năm 2014 lên 2.920.000 đồng năm 2019.
Bảng 2.10. Kế hoạch thu BHXH đối với các đơn vị thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh từ năm 2014 đến 2019
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Kế hoạch Lƣợng tăng giảm
tuyệt đối liên hoàn
Tốc độ tăng trưởng liên hoàn (%)
2014 1.865.780 -- --
2015 2.479.834 614.054 32,91
2016 3.063.849 584.015 23,55
2017 3.346.293 282.444 9,21
2018 3.918.914 572.621 17,11
2019 4.702.696 783.782 19,9
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa) Tình trạng doanh nghiệp có đăng ký tham gia BHXH, BHTN, nhƣng kê khai không đủ số người thuộc diện phải tham gia BHXH và đóng theo mức tiền lương thấp hơn số tiền lương, tiền công thực trả cho người lao động (phổ biến là đóng theo mức lương tối thiểu). Đây là hành vi cố tình vi phạm pháp luật về lao động và pháp luật về BHXH. Việc kiểm soát kê khai lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và kê khai tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHTN trên thực tế khó kiểm soát, tuy chủ doanh nghiệp trả tiền công thấp, nhƣng do sức ép về việc làm, về đời sống nên người lao động vẫn chấp nhận. Cá biệt có nơi người lao động thoả hiệp với chủ sử dụng lao động không đóng BHXH, BHYT, BHTN hoặc chủ sử dụng lao động dùng tiền nộp BHXH của người lao động sử dụng vào mục đích kinh doanh và các hoạt động khác. Đây là hành vi trục lợi BHXH của người sử dụng lao động do sự thiếu hiểu biết về pháp luật BHXH của người lao động, vì phần trích nộp BHXH, BHYT, BHTN đã đƣợc tính vào chi phí đầu vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhƣng doanh nghiệp đã cố tình trốn tránh nghĩa vụ phải thu nộp BHXH này.
Tiền lương, tiền công trả cho người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Đối với công chức, viên chức làm việc trong khu vực nhà nước (bao
gồm đơn vị HC,SN; Đảng, đoàn thể và các doanh nghiệp nhà nước) do Nhà nước trả lương; người lao động làm việc trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh do người sử dụng lao động quy định và tiền lương này được hạch toán vào giá thành sản phẩm. Trách nhiệm của cơ quan BHXH là căn cứ vào các quy định của Nhà nước về chế độ tiền lương và các quyết định nâng lương của cấp có thẩm quyền để thu BHXH đúng quy định; trường hợp nâng lương không đúng quy định, cơ quan BHXH từ chối thu BHXH, yêu cầu đơn vị sử dụng lao động thực hiện.
Nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, bên cạnh sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, BHXH tỉnh Thanh Hóa thường xuyên phối hợp với các Sở, Ban, Ngành chức năng để nắm vững phân cấp quản lý lao động, tiền lương làm cơ sở cho việc thống kê, phân loại xác định các mức thu, tỷ lệ thu và phương thức thu của từng nhóm đối tượng. Trên cơ sở nắm chắc tổng quỹ tiền lương của từng đơn vị và tiền lương của người lao động, nên trong những năm qua mặc dù Nhà nước thường xuyên thay đổi chế độ tiền lương và đối tượng tham gia BHXH biến động lớn, nhƣng việc thu nộp BHXH đƣợc thực hiện không có sự sai sót. Từ năm 2015 đến 2019 số tiền lương, tiền công của các đối tượng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh do BHXH Thanh Hóa quản lý có xu hướng tăng lên nhanh chóng (xem bảng 2.11). Có thể nó đây là cơ sở thuận lợi cho việc quản lý tốt nguồn thu đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Thanh Hóa.
Bảng 2.11. Tổng quỹ tiền lương tham gia BHXH của các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh (2015– 2019)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Khối loại hình Năm
2015 2016 2017 2018 2019
1 DN có vốn ĐTNN 1.671.051 2.502.181 3.651.743 4.368.037 5.392.516 2 Khối DN NQD 1.871.392 1.867.785 2.316.725 2.714.270 3.117.753 3 Khối hợp tác xã 97.102 105.093 114.632 115.555 119.692 4 Hộ SXKD cá thể 30.489 35.385 38.101 39.897 39.038 Tổng cộng 3.670.034 4.510.444 6.121.201 7.237.759 8.668.999
Nguồn: BHXH tỉnh Thanh Hóa Quản lý nguồn thu BHXH. Nguồn thu nhƣ trình bầy ở phần trên đƣợc hình thành từ sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước. Việc quản lý nguồn thu BHXH đối với các đối tượng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Thanh Hóa trong những năm qua cơ bản đúng các quy định. Thực hiện nghiêm ngặt quy trình thu nộp BHXH: Căn cứ vào danh sách lao động và tổng quỹ tiền lương của đơn vị đã được đăng ký với cơ quan BHXH;
trên cơ sở đó, BHXH tỉnh Thanh Hóa xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Các đơn vị sử dụng lao động, hằng tháng sau khi cấp phát lương cho người lao động, đồng thời giữ tỷ lệ 8% tiền lương của họ và trích tỷ lệ 17,5% trên tổng quỹ tiền lương theo quy định để nộp cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu BHXH mở tại Kho bạc hoặc Ngân hàng. Việc thu nộp BHXH thực hiện bằng chuyển khoản, trường hợp thu bằng tiền mặt thì đảm bảo thực hiện đúng theo quy định. Với phương thức thu nộp BHXH như vậy luôn đảm bảo an toàn, thuận tiện, quản lý chặt chẽ được nguồn thu. Thường xuyên phối hợp với hệ thống Kho bạc nhà nước và Ngân hàng trên địa bàn toàn tỉnh để cập nhật số tiền thu nộp BHXH của các đơn vị sử dụng lao động. Trên cơ sở đó, định kỳ hằng tháng cơ quan BHXH thực hiện Thông báo bằng văn bản tình hình lao động tham gia và số tiền phải nộp BHXH đến từng đơn vị tham gia BHXH. Với việc Thông báo thay Bản đối chiếu tình hình thu
nộp BHXH như trước đây, giảm được nhiều thủ tục giấy tờ, thời gian giao dịch của các bên tham gia BHXH. Đồng thời đảm bảo chính xác số tiền phải đóng, đã đóng và số nợ, số tiền lãi do nộp chậm, nộp thiếu...vì vậy, thu nộp BHXH trong những năm qua đảm bảo công khai, minh bạch, tránh lạm dụng, thất thoát nguồn quỹ BHXH.
Trong giai đoạn 2015-2019 số phải thu BHXH bắt buộc đối với các đối tượng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Thanh Hóa có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Chẳng hạn, năm 2015 số phải thu của Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa đối với khu vực kinh tế NQD là 954.209 triệu đồng thì đến năm 2019 đã tăng lên 2.167.249 triệu đồng (xem bảng 2.12).
Bảng 2.12. Số phải thu BHXH bắt buộc các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh theo loại hình (2015-2019)
Đơn vị: triệu đồng
TT Loại hình
Năm
2015 2016 2017 2018 2019
1
Khối DN có vốn
DTNN 435.013 650.567 949.453 1.113.086 1.348.129 2 Khối DN NQD 486.662 485.625 602.359 691.817 779.438 3 Khối hợp tác xã 25.281 27.324 29.804 29.468 29.923
4
Hộ SXKD cá thể,
tổ hợp tác 7.947 9.200 9.906 10.167 9.759
Tổng số phải
thu BHXH 954.903 1.172.716 1.591.522 1.844.538 2.167.249 Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa Trong giai đoạn 2015-2019 kết quả thu BHXH bắt buộc đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Thanh Hóa có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Chẳng hạn, năm 2015 kết quả thu của Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là 875.780 triệu đồng thì đến năm 2019 đã tăng lên 2.163.237 triệu đồng (xem bảng 2.13).
Trong giai đoạn 2015-2019 kết quả thu BHXH bắt buộc đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh theo loại hình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Chẳng hạn, năm 2015 kết quả thu của Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa đối với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 430.331 triệu đồng thì đến năm 2019 đã tăng lên 1.349.889 triệu đồng (xem bảng 2.14).
Bảng 2.13. Kết quả thu BHXH đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong các năm (2015 - 2019)
Năm Số thu BHXH (Triệu đồng)
Lƣợng tăng (giảm) tuyệt đối
liên hoàn
Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn (%)
2015 875.780 -- --
2016 1.088.258 212.478 24,26
2017 1.530.117 441.859 40,60
2018 1.826.100 295.983 19,34
2019 2.163.237 337.137 18,46
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa) Bảng 2.14. Kết quả thu BHXH của tỉnh Thanh Hoá đối với các đối tƣợng trong
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh theo loại hình đơn vị từ năm 2015-2019 Đơn vị tính: triệu đồng
TT Loại hình đơn vị Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019 1 Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài 430.331 603.529 911.845 1.102.318 1.349.889 2 DN NQD 413.666 449.909 579.663 682.532 773.389 3 Hợp tác xã 23.971 26.139 29.192 29.917 30.597 4 Hộ SXKD cá thể 7.812 6.681 9.417 11.333 9.362
Tổng số 875.780 1.086.258 1.530.117 1.826.100 2.163.237 (Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa)
Giải quyết nợ đọng tiền đóng BHXH. Trong các khối loại hình tham gia BHXH thì các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nợ cao nhất (130.275 triệu đồng) chiếm tỷ lệ 57,86%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ BHXH, BHYT nêu trên là do chế tài xử lý vi phạm trọng lĩnh vực BHXH, BHYT còn nhiều hạn chế; mức xử phạt thấp, thủ tục, hồ sơ khởi kiện các đơn vị nợ BHXH đòi hỏi phải do công đoàn cơ sở khởi kiện hoặc phải có giấy ủy quyền của người lao động; một số doanh nghiệp né tránh việc thanh tra bằng cách vin vào Chỉ thị 20/CT- TTg ngày 14/5/2017 của Thủ tướng về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, trong đó yêu cầu không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 1 lần/năm đối với doanh nghiệp; tình trạng vi phạm pháp luật BHXH, BHYT đang diễn ra hết sức phức tạp, có chiều hướng gia tăng; đơn vị vi phạm nhưng bất hợp tác, không làm việc với đoàn thanh tra liên ngành, thanh tra chuyên ngành và kiểm tra hoặc có làm việc nhƣng không cung cấp, cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin tài liệu, không ký vào biên bản thanh tra, kiểm tra…. Một số đơn vị doanh nghiệp cố tình không đóng BHXH, BHYT; nhiều người lao động cũng không am hiểu pháp luật, có tâm lý sợ mất việc làm, ngại đấu tranh đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình đƣợc quy định trong Luật BHXH, BHYT. Tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp kinh doanh sản xuất khó khăn hoặc giải thể phá sản không có khả năng đóng BHXH, BHYT. Tình trạng các doanh nghiệp chậm nộp, trốn đóng BHXH, BHYT vẫn diễn ra phổ biến ở tất cả các địa phương với các mức độ khác nhau; nhiều doanh nghiệp trích tiền lương của người lao động nhưng không nộp cho cơ quan BHXH. Số nợ đến 31/12/2015 là 138.9 tỷ đồng, chiếm 3,1% so với tổng số phải thu; giảm 39,5 tỷ đồng (22%) so với cùng kỳ năm 2013 (Bảo hiểm xã hội Thanh Hóa, 2015). Tính đến ngày 31/12/2019 trên địa bàn tỉnh các đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH, BHYT với số tiền là 225.144 triệu đồng (Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa, 2019).
Đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong những năm qua số lƣợng đơn vị và đối tƣợng tham gia BHXH ngày càng tăng, tuy nhiên việc chấp hành pháp luật BHXH, BHYT của các thành phần kinh tế này vẫn còn
chuyển biến chậm, nhiềulao động thuộc đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc nhƣng chƣa đăng ký tham gia BHXH, nợ BHXH, BHTN, BHYT với số tiền lớn, thời gian kéo dài nên người lao động chưa được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe; một số lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa được chốt sổ BHXH tại thời điểm nghỉ việc, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng và hợp pháp của người lao động. Đây là hành vi chủ doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về BHXH, chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động để sử dụng vào mục đích khác, xâm hại trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tạo nên những bức xúc trong dƣ luận xã hội và cũng là nguyên nhân xảy ra các tranh chấp, khiếu kiện vƣợt cấp, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về xã hội. Chẳng hạn, trong giai đoạn 2015-2019 tỷ lệ nợ BHXH của các các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh luôn ở mức trên dưới 10% (xem bảng 2.15).
Bảng 2.15. Tổng hợp số tiền nợ BHXH của các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh qua các năm 2015 – 2019
Năm Số phải thu
(Triệu đồng) Số nợ BHXH Tỷ lệ nợ (%) so với số phải thu
2015 954.903 79.123 8,28
2016 1.172.716 90.120 7,68
2017 1.591.522 191.440 12,02
2018 1.844.538 116.082 6,29
2019 2.167.249 130.275 6,01
Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa Nếu phân chia tỷ lệ nợ BHXH theo khối loại hình trong khu vực kinh tế NQD năm 2019 chúng ta nhận thấy khối doanh nghiệp NQD có tỷ lệ nợ nhiều nhất, với 113.899 triệu đồng và có số nợ ít nhất thuộc về khối hộ sản xuất kinh doanh cá thể (310 triệu đồng) (xem bảng 2.16).
Bảng 2.16. Số tiền nợ BHXH đến hết năm 2019 theo khối loại hình kinh tế ngoài quốc doanh
Đơn vị tính: triệu đồng TT Loại hình quản lý Số tiền phải đóng Số tiền đã đóng Số tiền nợ
1 Khối DN có vốn DTNN 1.349.889 1.334.469 15.420
2 Khối DN NQD 773.389 659.490 113.899
3 Khối hợp tác xã 30.597 29.951 646
4 Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 9.362 9.052 310
Tổng cộng 2.163.237 2.032.962 130.275 Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa Nếu tính tỷ lệ nợ BHXH của thanh phần kinh tế NQD trong giai đoạn 2015 đến 2019 chúng ta nhận thấy có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Chẳng hạn, năm 2015 các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nợ BHXH 79.122,9 triệu đồng, thì đến năm 2019 đã tăng lên 130.275 triệu đồng (xem bảng 2.17).
Bảng 2.17. Tình hình nợ BHXH của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh từ năm 2015 đến năm 2019
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Loại hình đơn vị Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019 1 Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài 4.142 6.520 101.222 16.032 15.420 2 DN NQD 72.895,7 81.862 88.351 98.162 113.899
3 Hợp tác xã 1.275,4 1.735 1.866 1.881 646
4 Hộ SXKD cá thể 809,8 902 900 101 310
Tổng số 79.122,9 91.019 192.339 116.176 130.275 Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa Một số đơn vị có số nợ BHXH lớn, thời gian kéo dài nhƣ: Công ty cổ phần xây dựng HANCORP.2, Công ty cổ phần VAVINA, Công ty cổ phần Sông Đà 4 -
Chi nhánh Thanh Hóa, Công ty cổ phần chế biến tinh bột ngô, Công ty Cổ phần xây dựng số 1, Công ty xây dựng 26/2, Công ty cổ phần Licogi15, Công ty Cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Long Vinahin, Công ty cổ phần Licogi 15, Công ty cổ phần Bỉm Sơn Vigracera, Công ty TNHH một thành viên 892, Công ty TNHH một thành viên Sông Chu, Công ty TNHH 838, Công ty cổ phần khai khoáng và luyện kim Thanh Hà …(Bảo hiểm xã hội Thanh Hóa, 2019).
Công tác tuyên truyền hỗ trợ thu nộp BHXH đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của. Bảo hiểm xã hội tỉnh luôn chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông để tổ chức tuyên truyền chính sách pháp luật về BHXH, BHYT đến với đông đảo doanh nghiệp, người lao động và người dân trong địa bàn tỉnh. Nghiên cứu mở rộng các hình thức tuyên truyền góp phần đƣa thông tin đến với người dân một cách hiệu quả. Chủ động phối hợp chặt chẽ với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương, ký kết chương trình phối hợp với các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, cấp huyện tăng cường công tác tuyên truyền về pháp luật BHXH, BHYT, BHTN; nêu danh tính những đơn vị nợ đọng tiền BHXH lớn, dây dƣa kéo dài và những đơn vị khởi kiện ra Toà án. Đặt các panô lớn để quảng bá, tuyên truyền chính sách BHXH nói riêng, BHYT, BHTN nói chung tại các tụ điểm đông dân cƣ trên địa bàn Thành phố và các huyện, thị trong tỉnh. Mở chuyên mục “BHXH, BHYT và sự nghiệp an sinh xã hội”
đƣợc phát trên truyền hình hàng tuần từ năm 2008 đến nay. Phối hợp với Hội đồng giáo dục tuyên truyền pháp luật tỉnh triển khai, phổ biến các quy định của Luật BHXH, Luật BHYT đến với đông đảo tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Xây dựng trang thông tin điện tử của BHXH tỉnh tuyên truyền chính sách pháp luật BHXH đến với đông đảo nhân dân; công khai hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho đối tƣợng khai thác thông tin trên mạng.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc thu, nộp BHXH. Trong thời gian qua, tình hình vi phạm pháp luật về BHXH trong các doanh nghiệp ngày càng gia tăng và phức tạp, được công luận liên tục phê phán trên các phương tiện thông tin đại chúng, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố có nhiều văn bản