CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƢỢNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các đối tƣợng trong
3.2.3. Tăng cường sự phối hợp thực hiện các biện pháp để phát triển và quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội
Ngoài việc mở rộng, phát triển đối tƣợng để tăng thu, thì cần đặc biệt coi trọng giải pháp quản lý tốt nguồn thu và nuôi dƣỡng nguồn thu BHXH vifi thu BHXH ngày càng nhiều thì khả năng an toàn quỹ càng lớn. Việc nuôi dƣỡng nguồn thu phải đồng thời có các biện pháp của Nhà nước như hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, chính sách tiền lương, chính sách việc làm... với các biện pháp cảu cơ quan BHXH.
Các biện pháp của cơ quan BHXH thực chất là quản lý tốt mức đóng, phương thức đóng, tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH, đặc biệt đối với các doanh nghiệp, hộ SXKD, tổ hợp tác... không hưởng lương theo thang, bảng lương của Nhà nước. Đây là nội dung quan trọng, như là những tiêu chí bắt buộc NLĐ, NSDLĐ và cơ quan BHXH phải tuân thủ đúng theo quy định khi tham gia BHXH và là cơ sở pháp lý khi giao kế hoạch thu BHXH hằng năm của cơ quan có thẩm quyền. Luật BHXH quy định việc thu BHXH thực hiện trên mức tiền công tháng ghi trên hợp đồng lao động; Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định căn cứ đóng BHXH của doanh nghiệp và NLĐ ngoài khu vực Nhà nước là tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp (nếu có) do doanh nghiệp tự xây dựng và đƣợc thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động của NLĐ.
Hiện nay, có một thực tế là doanh nghiệp ghi mức lương trong hợp đồng thấp hơn mức lương thực trả cho NLĐ để số tiền nộp BHXH ít đi; nhiều doanh nghiệp không thực hiện chế độ nâng lương thường xuyên để trốn đóng BHXH; mức lương đăng ký tham gia BHXH chƣa đúng với công việc NLĐ đảm trách hoặc đóng thiếu đối với NLĐ đã qua đào tạo nghề và những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, hầu hết các đơn vị chƣa thực hiện việc xây dựng hoặc rà soát sửa đổi bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động… Điều này đang diễn ra khá phổ biến tại nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân của tình trạng các doanh
nghiệp vi phạm pháp luật về đóng BHXH là việc đóng BHXH không đúng mức quy định là do một số đơn vị, doanh nghiệp làm ăn gặp nhiều khó khăn, làm ăn thua lỗ.
Bên cạnh đó, nhận thức về chính sách BHXH của một số CSDLĐ còn hạn chế, họ chƣa hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia BHXH cho NLĐ; lợi dụng việc thực thi pháp luật chƣa nghiêm để vi phạm. Ngoài ra, nhận thức của một số lao động còn hạn chế, chƣa hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ của mình khi tham gia BHXH. Một số khác vì áp lực công ăn, việc làm, thu nhập nên chỉ tính toán lợi ích trước mắt không muốn tham gia BHXH hoặc không dám đấu tranh đòi NSDLĐ đóng BHXH cho mình. Về phía cơ quan BHXH chƣa thật sự làm tốt công tác tuyên truyền để NSDLĐ và NLĐ hiểu rõ quyền và lợi ích của mình khi tham gia BHXH.
Việc phối hợp thực hiện Luật BHXH với các cơ quan có liên quan hiệu quả chƣa cao. Việc đào tạo, tập huấn cho đội ngũ tuyên truyền viên về lĩnh vực BHXH chƣa được thường xuyên. Công tác điều tra, khảo sát nắm địa bàn, đơn vị sử dụng lao động để vận động đối tƣợng tham gia BHXH của cán bộ chuyên quản thu BHXH chưa thường xuyên và quyết liệt...
Trong mô hình tổ chức thu BHXH, cần bổ sung thêm dịch vụ thu BHXH thông qua cơ quan thuế, bằng việc ký kết các hợp đồng dịch vụ thu BHXH với cơ quan Thuế sẽ hạn chế tình trạng đơn vị sử dụng lao động ký 2 đến 3 hợp đồng lao động với NLĐ với các mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH khác nhau nhằm trốn đóng BHXH; ký kết hợp đồng dịch vụ thu BHXH với Bưu điện, sẽ tiết kiệm chi phí đối với những địa bàn xa xôi, hẻo lánh có ít đối tƣợng tham gia BHXH.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trốn đóng BHXH, chiếm dụng tiền quỹ BHXH không những làm ảnh hưởng đến sự cân đối của quỹ BHXH mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Để khắc phục tình trạng đóng BHXH không đúng mức quy định, cơ quan BHXH cần tăng cường thực hiện tốt một số biện pháp sau:
Một là, Cấp uỷ, chính quyền các cấp cần chỉ đạo sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương với cơ quan BHXH; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện về chính sách BHXH. Đƣa công tác chỉ đạo, tổ
chức thực hiện BHXH vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các ngành, các cấp và các đơn vị hoặc là một trong các chỉ tiêu bình xét chi bộ, Đảng bộ “ trong sạch vững mạnh hằng năm”.
Hai là, phối hợp tốt với Cục Thuế Thanh Hóa, Sở LĐTB-XH để nắm chắc việc kê khai nghĩa vụ nộp thuế và đăng ký thang bảng lương của các doanh nghiệp, trong đó có số tiền trích nộp BHXH để đối chiếu với số tiền đóng BHXH của các doanh nghiệp đó.
Ba là, phối hợp với các Ban, Ngành và cơ quan thi hành án để đƣa ra những hình thức răn đe, xử lý vi phạm của đối tƣợng tham gia BHXH đối với các đối tượng cố tình vi phạm pháp luật. Báo cáo các cơ quan Nhà nước rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm trong lĩnh vực đóng BHXH; nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ làm công tác thanh tra; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về BHXH.
Bốn là, cán bộ chuyên quản thu phải dành nhiều thời gian đi cơ sở để nắm bắt những vướng mắc, phối hợp chặt chẽ, kịp thời với doanh nghiệp trong việc đóng BHXH cho NLĐ để các đơn vị SDLĐ hiểu rõ trách nhiệm của mình với cộng đồng, với NLĐ để thực hiện tốt việc đóng BHXH cho NLĐ; có thái độ hợp tác tích cực với cơ quan BHXH trong việc kê khai, đăng ký tham gia đúng thời gian, đủ số lao động, đóng BHXH cho NLĐ đúng mức lương thực tế trả cho NLĐ.
Năm là, thực hiện đúng trình tự, thủ tục tham gia, đóng BHXH có ý nghĩa quan trọng, vì đây là cơ sở ban đầu xác định đối tƣợng, phạm vi, số lƣợng lao động, mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH, thời gian đóng và thời gian được tính hưởng BHXH, xác định về tuổi và thân nhân của người lao động liên quan trực tiếp cả một quá trình làm việc của NLĐ từ khi bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng để thực hiện chế độ BHXH cho bản thân người lao động hoặc cho thân nhân họ. Vì vậy, hồ sơ tham gia BHXH của NLĐ và NSDLĐ phải đảm bảo tính pháp lý, tức là phải hợp pháp và hợp lệ, người sử dụng lao động phải đảm bảo tƣ cách pháp nhân theo quy định để lập hồ sơ đăng ký tham gia BHXH. Đây là
cơ sở để cơ quan BHXH có căn cứ thực hiện thu nộp BHXH, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ; tránh lạm dụng sơ hở để trục lợi BHXH, là điều kiện ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia trong kê khai, xác nhận, lập hồ sơ tính hưởng BHXH;
đồng thời là căn cứ xử phạt đối với NLĐ, NSDLĐ vi phạm BHXH và thực hiện tính lãi số tiền chƣa đóng, chậm đóng BHXH theo quy định.
Sáu là, tích cực tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý Nhà nước về BHXH, tổ chức giám sát thực hiện chính sách BHXH chặt chẽ hơn. Củng cố, tăng cường hoạt động tổ chức công đoàn các cấp nhằm đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ.
Bảy là, để có thể thực hiện tốt biện pháp này, trước tiên bản thân BHXH tỉnh phải làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với các đơn vị đó, trên cơ sở đó xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau giữa BHXH bắt buộc tỉnh và các cơ quan tổ chức có liên quan.