Cải tiến phương thức quản lý thu bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 104 - 107)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƢỢNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các đối tƣợng trong

3.2.5. Cải tiến phương thức quản lý thu bảo hiểm xã hội

Luật BHXH sửa đổi năm 2014 với nhiều thay đổi cơ bản, do vậy cần nhanh chóng cải tiến phương thức quản lý BHXH, trước hết tập trung nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện các quy định về tổ chức phối hợp trong hoạt động thu BHXH và đổi mới phương thức phục vụ của BHXH tỉnh Thanh Hóa.

Cải cách hành chính trong hoạt động BHXH nói chung và trong quản lý thu BHXH nói riêng theo hướng chuyển từ tác phong hành chính sang tác phong phục vụ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính cấp thiết của toàn ngành. Cải cách hành chính là một chương trình tổng thể gồm 4 nội dung cơ bản, từ cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công. Trong đó cải cách thủ tục hành chính mà cụ thể là thực hiện cơ chế “một cửa” làm khâu đột phá không những trong thực hiện chế độ, chính sách mà có tác dụng quan trọng trong quản lý thu BHXH, thực hiện giao dịch điện tử, cải cách thủ tục hành chính để rút ngắn thời gian cho các cá nhân, tổ chức khi làm việc với cơ quan BHXH. Nhƣ vậy, việc thẩm định giải quyết cụ thể sẽ do các phòng chức năng đảm nhận, người lao động, người sử dụng lao động không tiếp xúc trực tiếp với cán bộ BHXH có trách nhiệm giải quyết công việc. Thực hiện cơ chế này sẽ loại bỏ đƣợc nguyên nhân có thể dẫn đến các hiện tƣợng tiêu ực; đồng thời tạo đƣợc cơ chế kiểm soát chặt chẽ giữa các phòng chức năng, tạo thuận lợi cho người tham gia và thụ hưởng quyền lợi BHXH.

Để thực hiện tốt mô hình “một cửa” cơ quan BHXH đang áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001 – 2008. Đây là cơ sở để BHXH tỉnh, BHXH huyện xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng của đơn vị theo quy định nhằm chuẩn hóa quy trình và phương pháp làm việc, giảm phiền hà, minh bạch hóa quá trình giải quyết công việc, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc giải quyết thủ tục hành chính về BHXH, BHYT.

Bên cạnh đó, BHXH tỉnh cần nâng cấp Website thành Cổng thông tin điện tử để cung cấp kịp thời văn bản pháp luật BHXH, trả lời câu hỏi, thắc mắc của đơn vị sử dụng lao động, NLĐ về chính sách BHXH nói chung và thu BHXH nói riêng ở trên mạng, đáp ứng kịp thời yêu cầu nắm bắt thông tin chính sách mới của Đảng, Nhà nước và của Ngành, góp phần tuyên truyền, mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Ngoài ra cổng thông tin điện tử còn đáp ứng nhu cầu tra cứu, trao đổi thông tin, dữ liệu giữa đơn vị sử dụng lao động và cơ quan BHXH để giảm bớt phiền hà, thời gian đi lại của đơn vị tham gia BHXH. Với hệ thống này mỗi đơn vị tham gia

BHXH đƣợc cung cấp một tài khoản dùng làm cơ sở trao đổi văn bản, khai báo dữ liệu thông qua giao dịchđiện tử giúp cho công tác quản lý thu BHXH có hiệu quả vƣợt trội mà còn đáp ứng yêu cầu thực hiện cải cách thủ tục hành chính một cách triệt để theo mô hình “một cửa”.

Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thu BHXH liên quan đến nghiệp vụ BHXH của nhiều phòng chức năng, có thể coi việc cải cách này mang tính đột phá và là nội dung cải cách cơ bản. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa” tại cơ quan BHXH cần thực hiện những giải pháp đồng bộ từ tƣ tưởng, nhận thức và hành động vì nó đụng chạm trực tiếp đến quyền và trách nhiệm của cá nhân, từng phòng chức năng trong đơn vị, nhất là khi các thông tin cần thiết phục vụ cho việc điều hành thực thi nhiệm vụ điều phải công khai, minh bạch. Phải rà soát, điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ các phòng chức năng đảm bảo không chồng chéo, không bỏ sót, mỗi việc chỉ do một phòng chịu trách nhiệm chính, đồng thời có cơ chế phối hợp, kiểm soát giữa các phòng chức năng. Đây cũng chính là tác phong phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành nói chung, của cán bộ thu BHXH nói riêng.

Cần hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH phù hợp với từng loại đối tƣợng tham gia BHXH. Điều vướng mắc lớn nhất trong công tác quản lý thu BHXH hiện nay là đối tƣợng tham gia rất lớn, quy trình thu còn nhiều điểm chƣa phù hợp; các biện pháp thực hiện thu BHXH đạt hiệu quả chƣa cao, còn có những lỗ hổng để đơn vị SDLĐ tìm cách né tránh nộp BHXH cho NLĐ. Vì vậy việc hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH là đƣa ra các biện pháp cụ thể theo từng loại hình quản lý. Quy trình thu phải đƣợc điều chỉnh phù hợp từ các khâu đăng ký, thực hiện cũng nhƣ việc quản lý tiền thu; đối chiếu kiểm tra số tiền thu của từng đơn vị và của từng NLĐ trong các khu vực khác nhau nhằm giảm tới mức thấp nhất trong công tác quản lý thu BHXH.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)