CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƢỢNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC
3.3. Một số kiến nghị đối với các chủ thể có liên quan
3.3.5. Kiến nghị đối với Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa
Một là, cần tăng cường hơn nữa việc kiểm tra thanh tra, tổ chức đôn đốc, giám sát tình hình tham gia và thực hiện chế độ BHXH bắt buộc của NSDLĐ trên địa bàn tỉnh. Đối với các đơn vị nợ đọng lớn, kéo dài cần kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH bắt buộc.
Hai là, cần thực hiện các chế tài xử phạt và áp dụng Luật BHXH một cách nghiêm túc vào việc thu BHXH và quản lý các đối tƣợng tham gia BHXH để NLĐ và chủ SDLĐ có thể thấy rõ hơn, để từ đó thực hiện và tham gia tốt và tránh đƣợc tình trạng trốn đóng BHXH. Các hành vi vi phạm Luật BHXH diễn ra ngày càng phổ biến, tình hình nợ đọng ngày càng tăng do mức xử phạt và cơ chế xử lý vi phạm pháp luật BHXH nhƣ hiện nay còn quá nhẹ, chƣa đủ sức răn đe đối với những hành vi trốn đóng, nợ đọng BHXH. Đây là khó khăn rất lớn trong công tác thu, xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, vì vậy cần phải xem xét và đƣa ra những chế tài nghiêm khắc hơn để hạn chế tình trạng trên.
Ba là, Thanh tra lao động của Sở cần thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra đột xuất tại các DN để phát hiện ra sai phạm và kịp thời xử lý về các vấn đề nhƣ kiểm tra bảng lương, tình hình sử dụng lao động và biến động tiền lương của NLĐ
trong các đơn vị có SDLĐ để đối chiếu với danh sách nộp cho BHXH bắt buộc do đơn vị lập chuyển cho cơ quan BHXH bắt buộc để nắm bắt đƣợc tình hình thực tế, nếu có vi phạm thì lập biên bản xử lý kịp thời nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.
Cần xem lại cơ chế xử phạt và mức xử phạt.
Kết luận chương 3
Như vậy, tại Chương 3, từ mục tiêu và phương hướng hoạt động quản lý thu BHXH đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của BHXH tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới, luận văn đã xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại tỉnh Thanh Hóa bao gồm các giải pháp:
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền.
- Quản lý chặt chẽ, mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH.
- Tăng cường công tác kiểm tra, khắc phục tình trạng nợ đọng BHXH - Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ BHXH.
- Tăng cường cơ sở, vật chất trang thiết bị kỹ thuật, ứng dụng CNTT.
Đồng thời luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý thu BHXH đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế NQD nói riêng và thu BHXH nói chung tại BHXH tỉnh Thanh Hóa.
KẾT LUẬN
Đất nước đang ngày càng đi vào quá trình đổi mới, thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Khu vực kinh tế NQD trước đây chưa được quan tâm đúng mức, nay được Đảng và Nhà nước ta khuyến khích và tạo mọi điều kiện để phát triển. Thời gian qua, khu vực kinh tế NQD của Thanh Hóa đã phát triển khá mạnh mẽ, là khu vực chủ yếu điều chỉnh lực lƣợng lao động của xã hội, giải phòng lực lƣợng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế: đồng thời khẳng định đƣợc vai trò lớn của mình trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội của đất nước. Kết quả thực hiện chính sách BHXH ở khu vực kinh tế NQD đã đóng góp một phần không nhỏ trong vào việc hoạch định, hoàn thiện cơ chế chính sách về BHXH và nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện chính sách BHXH.
Trong những năm qua, công tác quản lý thu BHXH bắt buộc nói chung và đối với khu vực kinh tế NQD nói riêng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn đƣợc quan tâm và đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, đó là: đối tƣợng tham gia BHXH ngày một đƣợc mở rộng, số NLĐ tham gia BHXH bắt buộc hằng năm tăng nhanh, đồng nghĩa với số tiền thu BHXH bắt buộc cũng tăng cao; quy trình quản lý thu ngày một chặt chẽ hơn đáp ứng yêu cầu quản lý; chất lƣợng công tác tuyên truyền, hướng dẫn kê khai, thái độ phục vụ được cải thiện đáng kể đã góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn… Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt đƣợc, công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Thanh Hóa còn những hạn chế, tồn tại cần đƣợc khắc phục, trong đó quan trọng nhất là tình hình các đơn vị thuộc khu vực kinh tế NQD nợ đọng BHXH ngày càng gia tăng, công tác thu hồi và xử phạt nợ đọng còn nhiều bất cập...Để thực hiện tốt chính sách BHXH nói chung và hoàn thiện công tác thu BHXH đối với khu vực kinh tế NQD nói riêng rất cần sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Đảng, Nhà nước, với những cơ chế, chính sách đồng bộ và hệ thống giải pháp phù hợp với yêu cầu thực tiễn để tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn đã đƣợc làm rõ: Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý thu BHXH đối với khu vực kinh tế NQD trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, phân tích thực trạng hoạt động quản lý thu BHXH đối với thành phần kinh tế NQD của BHXH tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở số liệu báo cáo tổng kết thu BHXH của BHXH tỉnh Thanh Hóa từ năm 2015-2019, nêu lên và làm rõ những vấn đề còn tồn tại, phân tích nguyên nhân từ đó đề xuất các phương hướng và giải pháp để giải quyết vấn đề.
Hy vọng với những kết quả đạt đƣợc của Luận văn sẽ làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực hiện công tác quản lý thu BHXH đối với các đối tƣợng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Thanh Hóa; góp phần phát triển sự nghiệp BHXH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ mới/.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mạc Tiến Anh (2005), BHXH- Khái niệm và bản chất, Tạp chí BHXH, số 5.
2. Nguyễn Huy Ban (1999), Chiến lược phát triển BHXH phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, Đề tài cấp Bộ, BHXH Việt Nam.
3. Nguyễn Huy Ban (2007), Hoàn thiện chính sách BHXH, BHYT thời kỳ hội nhập và phát triển, Tạp chí BHXH, số 2.
4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016), Quyết định số 1414/QĐ-BHXH ngày 04/10/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH ở địa phương.
5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017), Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT 6. BHXH Thanh Hóa (2018), Báo cáo tình hình nợ đọng BHXH đến
31/12/2018.
7. BHXH Thanh Hóa (2015-2019), Báo cáo tình hình thực hiện thu BHXH các năm từ 2015-2019.
8. BHXH tỉnh Thanh Hóa (2016), Báo cáo tổng kết công tác năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016.
9. BHXH tỉnh Thanh Hóa (2017), Báo cáo tổng kết công tác năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017.
10. BHXH tỉnh Thanh Hóa (2018), Báo cáo Tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018.
11. BHXH tỉnh Thanh Hóa (2019), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2014-2018 và 6 tháng đầu năm 2019.
12. BHXH tỉnh Thanh Hóa (2019), Báo cáo tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019.
13. BHXH tỉnh Thanh Hóa (2014), Báo cáo Tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015.
14. BHXH Việt Nam (1996), Quyết định số 177/1996/QĐ - BHXH ngày 30/12 về việc ban hành quy định quản lý thu, chi BHXH Việt Nam.
15. BHXH Việt Nam (2019), Kỷ yếu quá trình phát triển BHXH Việt Nam trong 25 xây dựng và phát triển.
16. BHXH Việt Nam (2015), Quyết định số 595/QĐ - BHXH ngày 09/9/2015 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT
17. BHXH Việt Nam (2020), BHXH Việt Nam 25 năm xây dựng và phát triển 1995 - 2020.
18. BHXH tỉnh Thanh Hóa (2020), BHXH tỉnh Thanh Hóa 25 năm xây dựng và phát triển 1995 - 2020.
19. BHXH Việt Nam (2017), Quyết định số 816/QĐ-BHXH ngày 23/5/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
20. BHXH Việt Nam (2013), Kế hoạch số 47-KH/BCS thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020.
21. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”.
22. Ban Chấp hành Trung ƣơng đảng (2018), Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về cải cách chính sách BHXH”
23. Nguyễn Văn Châu (1996), Thực trạng quản lý thu BHXH hiện nay và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu, Đề tài khoa học cấp bộ, mã số 96-01-01/ĐT.
24. Cục Thống kê Thanh Hóa (2014), Niên giám Thống kê năm 2014.
25. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2015), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Phạm Trường Giang (2006), Bàn về một số nhân tố tác động đến thu BHXH ở Việt Nam, Tạp chí BHXH, số 9.
28. Lưu Văn Hà (2014), Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Ths Quản lý Kinh tế, Đại học Mỏ-Địa chất, Hà Nội.
29. Dương Văn Hào (2008), Hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi BHXH ở tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Ths Quản lý Kinh tế, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
30. Nguyễn Thị Hồng Hoa (2013), Quản lý nhà nước về an sinh xã hội trên địa bàn Hà Nội, Luận văn Ths Quản lý Kinh tế, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
31. Đặng Sĩ Mười (2014), Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Ths Quản trị Kinh doanh, Đại học Huế.
32. Nguyễn Thị Kim Nga (2007), Biện pháp quản lý và chống thất thu BHXH trên địa bàn quận 12 TP Hồ Chí Minh, Luận văn Ths Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
33. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật BHXH, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội.
34. Thủ tướng chính phủ (2013) Quyết định số: 1215/QĐ-TTg ngày 23/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020.
35. Đỗ Văn Sinh (2001), Quản lý tài chính trong BHXH Việt Nam- Thực trạng và giải pháp, Luận văn Ths Kinh tế- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
36. Đỗ Văn Sinh (2005), Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.