- Loài Chaetoceros sp.
3.4. Thành phần dinh dưỡng của loài C.gracilis và T.chui 1 Thành phần dinh dưỡng của loài C.gracilis
3.4.1. Thành phần dinh dưỡng của loài C.gracilis
Thành phần dinh dưỡng của loài C. gracilis được trình bày ở bảng 3.6. Kết quả
nghiên cứu ở bảng 3.6 cho thấy sinh khối VTB C. gracilis có hàm lượng protein chiếm
Hình 3.22. Hệ thống nuôi trồng các loài vi tảo biển quang tự dưỡngở các quy mô
5,66% TLT, rất giàu khoáng đa, vi lượng và các sắc tố. Trong đó, hàm lượng Iốt đặc
biệt cao, chiếm 135,59mg/kg, Ca chiếm 815,96mg/kg… Ngoài ra, các nguyên tố kim
loại nặng như Cd, Cr, As và Hg có hàm lượng đều nằm dưới ngưỡng tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam về thành phần các kim loại nặng trong thực phẩm (TCVN,1999)
(Pb0,5 mg/kg; As0,5 mg/kg; Cd1 mg/kg; Hg0,05 mg/kg). Kết quả phân tích nêu trên cho thấy sinh khối VTB này rất giàu dinh dưỡng và phù hợp an toàn cho việc sử
dụng sinh khối tảo này làm thức ăn sống cho các đối tượng nuôi trồng khác nhau trong
NTTS.
Bảng 3.6. Thành phần dinh dưỡng trong sinh khối của loài C. Gracilis
Kết quả phân tích hàm lượng lipit tổng số và thành phần axit béo của loài
C. gracilis được chỉ ra trên bảng 3.7. Kết quả cho thấy hàm lượng lipit tổng số chiếm
0,69% TLT (tương ứng với 6,9% trọng lượng khô) và EPA chiếm 3,408% so với tổng
số axít béo, đặc biệt hàm lượng DHA chiếm 7,454% so với tổng số axit béo, ngoài ra
hàm lượng PUFAs chiếm tới 49,894% so với tổng số axit béo (bảng 3.7 và hình 3.23). Theo Fabrice và cs., 2003 [48] hàm lượng EPA ở C. gracilis chiếm 16,4% so với tổng
số axít béo. Mặc dù, hàm lượng EPA ở C. gracilis trong nghiên cứu này thấp hơn,
STT Chỉ tiêu phân tích C. gracilis STT Chỉ tiêu phân tích C. gracilis
1 Protein tổng số (%) 5,66 14 Fe (mg/kg) 36,328 2 Ẩm (%) 87,971 15 Mn (mg/kg) 3,807 3 Phốtpho tổng số (%) 0,042 16 Mo (mg/kg) 0,088 4 Nito tổng số (%) 0,906 17 Co (mg/kg) 0,421 5 Xơ (%) 0,754 18 Cu (mg/kg) 1,860 6 Hydratcacbon (%) 1,497 19 Zn (mg/kg) 3,608 7 Tro (550oC)(%) 3,17 20 Sr (mg/kg) 263,51 8 B (mg/kg) 0,091 21 Pb (mg/kg) 0,027 9 I (mg/kg) 135,59 22 Cd (mg/kg) 0,0043 10 K (%) 0,115 23 Cr (mg/kg 0,25 11 Na (%) 1,231 24 As (mg/kg) 0,035 12 Ca (mg/kg) 815,96 25 Hg (mg/kg) 0,003 13 Mg (%) 0,142
nhưng theo nghiên cứu do Brown và cs., 2002 [31] công bố thì hàm lượng EPA của
các loài vi tảo sử dụng trong NTTS chiếm 7-34% so với tổng số axít béo. Chính vì vậy, kết quả phân tích ở mẫu C. gracilis của chúng tôi vẫn hoàn toàn phù hợp. Do đó,
sinh khối VTB này có thể hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chuẩn để làm thức ăn sống cho các đối tượng nuôi khác nhau trong NTTS ở Việt Nam.
Bảng 3.7. Hàm lượng lipit tổng số và thành phần axít béo của loài C. gracilis
STT Acid béo Tên khoa học Tên thường Hàm (% so với tổng lượng số axít béo)
1 C14:0 Tetradecanoic acid Myristic 8,873 2 C16:0 Hexadecanoic acid Palmitic 25,944
3 C16:1(n-7) 9- Hexadecenoic acid Palmitoleic 15,495
4 C16:1 (n-9) - - 2,256
5 C18:0 Octadecanoic acid Stearic 9,867 6 C18:1(n-9) 9- Octadecenoic acid Oleic 16,756
7 C18:3(n-3) 9,12,15-Octadecatrienoic acid - 4,525 8 C20:0 Eicosanoic acid Archidic 5,422
9 C20:5(n-3) 5,8,11,14,17-
Eicosapentaenoic acid EPA 3,408
10 C22:6(n-3) - DHA 7,454
11 Khác - - -
Tổng các axit béo no (SFA) 50,106
Tổng các axit béo không no (PUFAs) 49,894 Hàm lượng lipit tổng (% so với trọng lượng tươi của mẫu) 0,69
3.4.2. Thành phần dinh dưỡng của loài T.chuii
Các thành phần dinh dưỡng như protein, hydratcacbon, lipít và thành phần axít
béo của vi tảo biển Tetraselmis chuii phân lập từ vùng biển Hải Phòng được nuôi cấy trong điều kiện phòng thí nghiệm nêu ở phần trên cũng đã được xác định.
Kết quả nghiên cứu được chỉ ra trên bảng 3.8 cho thấy trong sinh khối VTB
Tetraselmis chuii có hàm lượng protein chiếm 10,213% TLT. Ngoài ra, T. chuii rất giàu khoáng đa và vi lượng, Trong đó, hàm lượng Iốt đặc biệt cao 289,95 mg/kg; K - 2013,23 mg/kg; Na - 6415,12mg/kg; Mg- 2776,38mg/kg; Ca - 8652,612 mg/kg.
Ngoài ra, các nguyên tố kim loại nặng như Cd, Pb, As và Hg có hàm lượng đều
nằm dưới ngưỡng tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam về thành phần các kim loại nặng
trong thực phẩm (Pb ≤ 0,5 mg/kg; As ≤ 0,5 mg/kg; Cd ≤1 mg/kg; Hg ≤ 0,05 mg/kg).
Kết quả phân tích nêu trên cho thấy sinh khối VTB này rất giàu dinh dưỡng và phù hợp cho việc sử dụng sinh khối tảo này làm thức ăn tươi sống cho các đối tượng nuôi
trồng khác nhau trong NTTS.
Bảng 3.8. Thành phần hoá sinh của loài Tetraselmis chuii
STT Chỉ tiêu phân tích Tetraselmis
chuii STT Chỉ tiêu phân tích
Tetraselmis chuii 1 Protein tổng số (%) 10,213 14 Fe (mg/kg) 149,512 2 Ẩm (%) 70,995 15 Mn (mg/kg) 19,321 3 PTS (%) 0,561 16 Mo (mg/kg) 0,071 4 NTS (%) 1,634 17 Co (mg/kg) 0547 5 Xơ (%) 0,89 18 Cu (mg/kg) 3,981 6 Hydratcacbon (%) 9,875 19 Zn (mg/kg) 2,489 7 Tro (550oC) (%) 2,410 20 Sr (mg/kg) 10,972 8 B (mg/kg) 0,210 21 Pb (mg/kg) 0,342 9 I (mg/kg) 289,95 22 Cd (mg/kg) 0,081 10 K (mg/kg) 2013,23 23 Cr (mg/kg) 0,243 11 Na (mg/kg) 6415,12 24 As (mg/kg) 0,209 12 Ca (mg/kg) 8652,612 25 Hg (mg/kg) 0,012 13 Mg (mg/kg) 2776,38
Từ kết quả phân tích về hàm lượng lipit tổng số và thành phần axit béo của
Tetraselmis chuii, đã cho thấy hàm lượng lipit tổng số chiếm 4,2% trọng lượng tươi (tương ứng với 42% trọng lượng khô) và tổng số axít béo không no chiếm 52,7% so với tổng axít béo (bảng 3.9 và hình 3.24), Theo Vishwanath Patil và cs., 2007 [90] công bố thì hàm lượng EPA của loài T. suecica sử dụng trong NTTS chiếm 4,8mg/g.
Mặc dù, trong nghiên cứu này chúng tôi không thấy xuất hiện EPA, DHA trong mẫu
Tetraselmis chuii đem đi phân tích nhưng lại có các loại axít béo không no khác như:
Linoleic (C18: 3(n-3); C18:3(n-6) và một số loại axít béo no khác.
Theo kết quả các nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước đã công bố đã cho thấy nhìn chung thành phần axít béo của các vi tảo thay đổi tại các pha sinh trưởng khác nhau và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện nuôi trồng như nhiệt độ, ánh
sáng, nhu cầu dinh dưỡng… (Milagros, 2005 [68]; Tzovenis và cs., 2003 [87]). Điều
này cũng có thể giải thích tại sao thành phần axít béo của Tetraselmis chuii phân tích
axít béo không no khác. Ngoài ra, theo công bố của Brown (2002) [31] đã cho thấy
Tetraselmis chuii có giá trị dinh dưỡng vẫn phù hợp với các kết quả nghiên cứu của
chúng tôi thu được. Dựa vào kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng, hàm lượng lipít
tổng số, thành phần axít béo trên có thể cho thấy rằng sinh khối VTB này đáp ứng với
các tiêu chuẩn về thức ăn cho đối tượng NTTS của Việt Nam.
Bảng 3.9. Hàm lượng lipit và thành phần axít béo của loài Tetraselmischuii
STT Axít béo Tên khoa học Tên thường
Hàm lượng (% so với tổng số axit béo)
1 C10:0 Decanoic acid Capric 0,741 2 C12:0 Dodecanoic acid Lauric 0,022
3 C15:1(n-5) 10- Pentadecenoic acid - 1,186 4 C16:0 Hexadecanoic acid Palmitic 31,075
5 C16:1(n-7) 9- Hexadecanoic acid Palmitoleic 1,780 6 C17:0 Heptadecanoic acid Margric 1,799
7 C17:1(n-7) 10- Heptadecenoic acid - 3,472 8 C18:0 Octadecanoic acid Stearic 6,097 9 C18:1(n-9) 9- Octadecenoic acid Oleic 2,371 10 C18:2(n-6-t) - Linoleic 5,493
11 C18:3(n-6) 6,9,12-Octadecatrienoic
acid - 4,987
12 C18:3(n-3) 9,12,15-Octadecatrienoic
acid - 37,987
13 C20:0 Eicosanoic acid Archidic 2,826
Tổng các axít béo no (SFAs) 42,724
Tổng các axít béo không no (PUFAs) 57,276 Lipid tổng số (% so với trọng lượng tươi của mẫu) 4,2