- Loài Chaetoceros sp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu thu được trong luận văn này, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận chính như sau:
1. Đã phân lập và định tên khoa học thành công chủng vi tảo biển
Chaetoceros gracilis Pantocsek 1892 từ vùng biển Khánh Hòa và chủng
Tetraselmis chuii Butcher 1959 từ vùng biển Hải Phòng dựa trên các đặc điểm hình thái và so sánh trình tự nucleotit của gen 18S rRNA; cả 2 loài vi tảo nêu trên đã được giữ giống thành công trên môi trường lỏng và môi trường thạch;
2. Trong quy mơ phịng thí nghiệm, đã tìm được điều kiện nuôi cấy tối ưu
cho chủng Chaetoceros gracilis Pantocsek 1892 và Tetraselmis chuii Butcher 1959 như: môi trường dinh dưỡng là Erdscheiber, nhiệt độ là 30°C±5°C, nồng độ muối là
30‰±5‰, cường độ ánh sáng tối ưu khoảng 100mol/m2/s, pH là 7,0±0,5.
3. Nuôi trồng thành công 2 chủng vi tảo biển nói trên ở quy mơ phịng thí
nghiệm từ ống nghiệm đến bình nhựa 10 lit có chứa 5 lit môi trường nuôi nhằm thu
đủ sinh khối bảo đảm chất lượng ổn định sử dụng cho phân tích thành phần sinh hóa
cũng như có thể cung cấp làm thức ăn sống cho các đối tượng nuôi trồng thủy sản. 4. Đã phân tích thành dinh dưỡng cũng như hàm lượng lipit tổng số, thành
phần axit béo ở các chủng vi tảo biển Chaetoceros gracilis Pantocsek 1892 và Tetraselmis chuii Butcher 1959. Các kết quả thu được cho thấy các chủng này rất giàu về protein, giàu khoáng đa và vi lượng, giàu lipit tổng số và các axit béo không bão hồ đa nối đơi đặc biệt là axít docosahexaenoic (22:6n-3, DHA) và axít
eicosapentaenoic (C20: 5n-3);
KIẾN NGHỊ
Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của hai loài vi tảo biển thuộc hai chi Chaetoceros và Tetraselmis” bước đầu chúng tôi
đã thu được một số kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề mới cần được xem xét tiếp tục nghiên cứu để có thể chủ động nuôi trồng trên các quy mô
khác nhau các đối tượng vi tảo biển này nhằm mục đích sử dụng chúng làm thức ăn sống cho các đối tượng trong nuôi trồng thuỷ sản như sau:
1. Tiếp tục nghiên cứu để tìm điều kiện nuôi cấy tối ưu vi tảo biển này ở các qui mô khác nhau như: 100lit, 500lit, bể 1-10 m3;
2. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình bảo quản các chủng vi tảo biển
Chaetoceros gracilis Pantocsek 1892 và Tetraselmis chuii Butcher 1959 ỏ nhiệt độ
thấp (-80°C) để thuận tiện cho việc lưu giữ các chủng vi tảo biển này vừa kinh tế, vừa được lâu dài nhưng vẫn giữ được tốt các đặc điểm sinh học của chúng;
3. Tiến hành nghiên cứu và sử dụng các nguồn nước biển từ các vùng sinh
thái khác nhau để ni trồng các lồi vi tảo biển nói chung và các chủng
Chaetoceros gracilis Pantocsek 1892 và Tetraselmis chuii Butcher 1959 đã phân
lập ở vùng biển Việt Nam nói riêng ngồi nguồn nước biển vùng Xuân Thuỷ, Nam
Định đã được sử dụng trong luận văn này;
4. Nghiên cứu các môi trường nuôi cấy tối ưu đơn giản, dễ tiến hành, tiết kiệm và tiện lợi để có thể ni dễ dàng các chủng vi tảo biển Chaetoceros gracilis
Pantocsek 1892 và Tetraselmis chuii Butcher 1959 trên qui mô lớn khi chuyển giao cho các trại nuôi trồng thuỷ sản, phục vụ cho việc chủ động sử dụng nguồn sinh khối các chủng tảo này làm thức ăn sống cho các đối tượng nuôi trồng khác nhau trong nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam.