Xác định điều kiện nuôi cấy thích hợp của loài T.chuii 1 Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của hai loài vi tảo biển thuộc hai chi chaetoceros và tetraselmis (Trang 61)

- Loài Chaetoceros sp.

3.2.2.Xác định điều kiện nuôi cấy thích hợp của loài T.chuii 1 Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng

3.2.2.1. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng

Kết quả được chỉ ra ở hình 3.17 cho thấy sinh trưởng của T. chuii sau 25 ngày nuôi cấy đạt cao nhất trên môi trường Erd tiếp theo là môi trường f/2 và cuối cùng là

5.55.7 5.7 5.9 6.1 6.3 6.5 6.7 6.9 6 6.5-7 8 10 pH M t đ t ế b à o ( x 1 0 6 T B/ m l)

môi trường Walne, tương ứng với MĐTB đạt cực đại lần lượt là: 12,895 ±1,6476; 9,295±1,6334 và 5,725±1,0536 (triệu TB/ml) tại ngày nuôi thứ 22, Qua phân tích

ANOVA và so sánh LSD0,05 cho thấy sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê sinh học

giữa công thức môi trường Erd so với Walne và môi trường f/2 (p<0,05). Kết quả thí

nghiệm của chúng tôi thu được cũng tương tự như kết quả nghiên cứu đã được công bố

của Vũ Dũng, 1998 [6] về loài T. chuii sinh trưởng tốt nhất trên môi trường Erd. Do

vậy, chúng tôi đã chọn môi trường dinh dưỡng tối ưu cho sinh trưởng của T. chuii là Erd cho các thí nghiệm tiếp theo.

Dựa trên kết quả về sinh trưởng của T. chuii ở các môi trường nuôi khác nhau được đánh giá qua các thông số như giá trị OD680, MĐTB (triệu tb/ml), TLK (g/lit), hàm lượng chlorophyll a và carotenoit (µg/lit), chúng tôi đã xác định được mối tương quan giữa các đại lượng này là tương quan chặt với hệ số tương quan R = 0,8 -0,98 (kết quả chi tiết không được chỉ ra ở đây). Do vậy, chúng ta có thể xác định được

thông số này thông qua các thông số khác và ngược lại. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn xác định sinh trưởng của T. chuii thông qua giá trị MĐTB cho các thí nghiệm

tiếp theo.

3.2.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ muối

Sau 25 ngày nuôi cấy, sinh trưởng của T. chuii thay đổi khác nhau ở các nồng

độ muối từ 5‰ đến 50‰ được trình bày hình 3.18. Kết quả được chỉ ra trên hình 3.18 cho thấy, T. chuii sinh trưởng tốt nhất ở nồng độ muối từ 25‰ đến 30‰, tương ứng

Hình 3.17. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sinh trưởng của T. chuii sau 25 ngày

nuôi cấy

Hình 3.18. Ảnh hưởng của nồng độ muối lên sinh trưởng của T. chuii sau 25 ngày

với MĐTB đạt cực đại lần lượt là 7,881±1,897 và 8,304±1,602 (triệu TB/ml) ở ngày thứ 11. Độ mặn nằm ngoài khoảng này đều không thích hợp cho sinh trưởng của tảo.

Qua phân tích ANOVA và so sánh LSD0,05 cho thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê sinh học giữa công thức môi trường có nồng độ muối 30‰ so với các công thức thí

nghiệm có nồng độ muối khác như 5‰, 10‰, 20‰, 40‰ và 50‰ (p<0,05) nhưng lại

không có sự sai khác với môi trường có nồng độ muối 25‰. Kết quả thu được của chúng tôi hoàn toàn tương tự với nghiên cứu của Jesse và cs., 1997 [59]; Vũ Dũng, 1998 [6] đã công bố cho thấy ở các loài Tetraselmis tetrathele, Tetraselmis chuii, Tetraselmis suecica sinh trưởng tốt ở nồng độ muối từ 28‰ đến 30‰.

3.2.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Sinh trưởng của Tetraselmis chuii sau 30 ngày nuôi cấy đạt cao nhất ở nhiệt độ

30C (hình 3.19) tương ứng với MĐTB đạt cực đại là 12,060±1,349 (triệu TB/ml) tiếp

đến công thức thí nghiệm 25C là 10,162± 1,350 (triệu TB/ml) và thấp nhất ở 20C là 4,513 ± 0,550 (triệu TB/ml) tại ngày nuôi thứ 20. Ngoài ra, tại ngưỡng nhiệt độ 30C, tảo sinh trưởng nhanh, dịch nuôi ở dạng huyền phù và có màu xanh đậm. Ở nhiệt độ

20C hoặc 37C tảo sinh trưởng chậm, dịch nuôi nhạt màu dần và chết ở 37C sau 24 ngày nuôi cấy. Qua phân tích ANOVA và LSD0,05 cho thấy sự sai khác có ý nghĩa

thống kê sinh học giữa lô 30oC với các lô 25 oC, 20 oC và 37oC (p<0,05). Tuy nhiên, không có sự sai khác giữa lô 20 oC và 37oC. Số liệu nghiên cứu thu được nêu trên của

chúng tôi hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu của Jesse và cs., 1997 [59]; Vũ Dũng, 1998 [6] đã công bố về nhiệt độ cho sinh trưởng tối ưu cho các loài Tetraselmis tetrathele, Tetraselmis chuii, Tetraselmis suecica là từ độ 25 oC đến 30oC.

Hình 3.19. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh

trưởng của T. chuii sau 30 ngày nuôi cấy

Hình 3.20. Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng lên sinh trưởng của T. chuii sau 30 ngày nuôi cấy

3.2.2.4. Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng

Từ kết quả được chỉ ra trên hình 3.20 đã cho thấy sinh trưởng của Tetraselmis

chuii sau 30 ngày nuôi cấy tốt nhất ở công thức thí nghiệm có cường độ ánh sáng là 100 mol/m2/s, kế tiếp là công thức 200 mol/m2/s tương ứng với MĐTB đạt cực đại

lần lượt là: 10,789 ± 1,551, 9,493± 1,411 (triệu TB/ml) (tại ngày nuôi thứ 25). Bên cạnh đó, ở các công thức có cường độ ánh sáng từ 400 mol/m2/s trở lên, tảo sinh trưởng chậm, thấp hơn so với hai công thức 60mol/m2/s và 200 mol/m2/s là do có hiện tượng tảo bị quang ức chế. Qua phân tích ANOVA và LSD0,05 đã cho thấy sự sai

khác có ý nghĩa về mặt thống kê sinh học giữa lô chiếu ánh sáng có cường độ

100mol/m2s với các lô thí nghiệm khác (p<0,05), chỉ trừ lô thí nghiệm được chiếu ánh sáng có cường độ 200 mol/m2/s là không có sự sai khác.

3.2.2.5. Ảnh hưởng của pH

Sau 50 ngày nuôi cấy, sinh trưởng của Tetraselmischuii ở các giá trị pH 3; 5; 7 và 10 tương ứng với MĐTB đạt cực đại lần lượt là 3,328 ± 0,235; 7,513 ± 1,457; 10,989 ± 1,561; 8,982 ± 1,411 (triệu TB/ml), tương ứng. Sinh trưởng của chúng đạt

cao nhất ở pH 7, tiếp đến là ở pH 10 sau đó là ở pH 5 và đặc biệt là ở môi trường có

pH 3 mẫu gần như không phát triển sau 30 ngày nuôi cấy (hình 3.21). Qua phân tích ANOVA và LSD0,05 cho thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê sinh học giữa công thức

pH 7 với công thức pH 3 và pH 5 (p<0,05). Tuy nhiên, không có sự sai khác giữa công

thức pH 7 với pH 10. Các số liệu thu được về ảnh hưởng của pH lên sinh trưởng của

loài Tetraselmis chuii cũng tương tự như nghiên cứu của Jesse và cs., 1997 [59] đã công bố ở loài Tetraselmis tetrathele có sinh trưởng tốt nhất ở pH: 7 - 10 (p <0,05).

Điều này đã cho phép chúng tôi có thể khẳng định tảo Tetraselmischuii của chúng tôi có sinh trưởng tốt ở pH 7-10.

Tuy nhiên, sau 30 ngày nuôi cấy, chúng tôi cũng đã tiến hành kiểm tra pH của

dịch nuôi ở tất cả các công thức thí nghiệm, kết quả thu được đã cho thấy pH ở tất cả

các công thức đều xấp xỉ bằng 7 mặc dù pH ban đầu thí nghiệm là hoàn toàn khác

nhau. Điều này cho thấy bản thân tế bào tảo khi được nuôi cấy trong các môi trường có pH ban đầu khác nhau đã có khả năng tự điều chỉnh pH ban đầu của môi trường nuôi

từ 5-10 và đưa chúng về giá trị pH tối ưu cho sinh trưởng của mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của hai loài vi tảo biển thuộc hai chi chaetoceros và tetraselmis (Trang 61)