Ứng dụng của VTB C.gracilis và T.chuii trong NTTS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của hai loài vi tảo biển thuộc hai chi chaetoceros và tetraselmis (Trang 27)

- Chi Tetraselmis

1.3.2.Ứng dụng của VTB C.gracilis và T.chuii trong NTTS

Trong số các VTB giàu dinh dưỡng thì Chaetoceros gracilis, Tetraselmis chuii được sử dụng làm thức ăn phổ biến cho động vật thân mềm hai mảnh vỏ, ấu

trùng giáp xác [30]. Theo nghiên cứu của tác giả Susana Rivero –Rodríguez et al., 2007 [94], hai loài C. grasilis, Tetraselmis chuii có thành phần sinh hóa như sau:

cacbonhydrat từ 15,6% đến 17,7%; protein từ 34,4% đến 40,9%; lipít tổng số từ 11,1% đến 16,1%, tương ứng. Đặc biệt, chúng có chứa nguồn PUFAs cần thiết cho sinh trưởng, phát triển và chức năng của ấu trùng [26], [38]. VTB Chaetoceros sp.

có chứa EPA chiếm đến 16,4% so với tổng số axít béo, còn Tetraselmis sp. lại là nguồn cung cấp EPA trung bình cho đối tượng nuôi với khoảng 4,8 mg/g trọng lượng khô [90]. Trong các trại NTTS, Tetraselmissp. thường được nuôi kết hợp với

Chaetoceros gracilis hoặc C. calcitran hoặc C. muelleri để có thể bổ sung, hỗ trợ

cung cấp nguồn PUFAs cần thiết cho các đối tượng nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên, hàm lượng lipít và axít béo có trong sinh khối VTB nuôi trồng được lại còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, chế độ chiếu sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng, pH, độ mặn…[75], [82], [86] và cả vào giai đoạn phát triển [77], [83].

Vì vậy, để có thể làm chủ được nguồn giống vi tảo làm thức ăn sống trong NTTS ở Việt Nam, cần thiết phải có được một ngân hàng giống, làm chủ được các kỹ thuật phân lập để có được các chủng giống của Việt Nam, định tên khoa học chúng bằng các phương pháp truyền thống dựa trên các đặc điểm hình thái, các phương pháp sinh học phân tử, hiểu biết các đặc điểm sinh học chính của chúng để

cho phép nuôi trồng thu sinh khối lớn, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Chính vì vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của

hai loài vi tảo biển thuộc hai chi Chaetoceros và Tetraselmis”. Các kết quả nghiên cứu thu được trong đề tài này sẽ cung cấp các số liệu khoa học cơ bản cho việc sử

dụng 2 loài VTB nêu trên làm thức ăn sống cho một số đối tượng nuôi trong NTTS.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của hai loài vi tảo biển thuộc hai chi chaetoceros và tetraselmis (Trang 27)