Khái niệm và đặc điểm về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam (Trang 28 - 32)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN

1.1. Khái niệm và đặc điểm về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan

1.1.3. Khái niệm và đặc điểm về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan

1.1.3.1. Khái niệm về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan

Theo Từ điển Tiếng Việt, hoạt động là “tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội” [64, tr. 452].

Như vậy, việc các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ tiến hành những việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ là tổng thể hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ.

Có rất nhiều loại tổ chức đại diện tập thể hay các nhóm tổ chức tùy thuộc vào thể loại tác phẩm có liên quan (âm nhạc, kịch, các sản phẩm đa phương tiện, v.v...) mà đại diện tập thể các loại quyền khác nhau, các tổ chức đại diện tập thể “truyền thống”, hoạt động nhân danh các thành viên của mình, thỏa thuận với người sử

20

dụng mức phí và các điều kiện sử dụng, cấp phép sử dụng, thu và phân phối tiền bản quyền. Cá nhân, chủ sở hữu quyền không tham gia trực tiếp vào các khâu này, các trung tâm khai thác quyền cấp xi-lăng cho người sử dụng trong đó nêu rõ các điều kiện sử dụng tác phẩm và các điều khoản về thù lao được xác định bởi từng cá nhân chủ sở hữu quyền, là thành viên của trung tâm (ví dụ, trong nhân bản in, đó là tác giả của các tác phẩm viết như sách, tạp chí xuất bản phẩm định kỳ). Ở đây, trung tâm hoạt động như một đại diện của chủ sở hữu, người vẫn được trực tiếp vào việc xác định các điều kiện sử dụng tác phẩm của mình.

Một số tổ chức đại diện tập thể đưa ra các hình thức bảo vệ phúc lợi xã hội khác nhau cho các thành viên của mình. Các lợi ích thường bao gồm trợ giúp về thanh toán bảo hiểm, chữa bệnh, tiền trợ cấp hàng năm khi nghỉ hưu hoặc một số thu nhập đảm bảo dựa trên thời gian trả tiền bản quyền của các thành viên, các tổ chức đại diện tập thể có thể tài trợ cho các hoạt động văn hóa để phát triển kho tàng tác phẩm quốc gia ở trong nước và nước ngoài. Họ xúc tiến tổ chức các lễ hội sân khấu, các cuộc thi âm nhạc, văn hóa dân gian trong nước, hợp tuyển âm nhạc và các hoạt động khác, bảo vệ phúc lợi và phát triển các hoạt động văn hóa không phải là điều bắt buộc. Tuy nhiên, khi các hoạt động này được tiến hành, chi phí tổ chức được khấu trừ từ tiền bản quyền do tổ chức đại diện tập thể thu được. Các tổ chức đại diện tập thể đều nhất trí với quan điểm khấu trừ, theo quy định của CISAC, không vượt quá 10% doanh thu thuần.

Kinh nghiệm của các quốc gia khẳng định rằng tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ có vị trí quan trọng trong hệ thống thực thi và có vai trò đặc biệt trong hoạt động tự bảo vệ quyền lợi của các chủ thể quyền. Trong cơ cấu của một tổ chức đại diện tập thể, chủ sở hữu quyền ủy quyền cho các tổ chức đại diện tập thể giám sát việc sử dụng tác phẩm của họ, thương lượng với những người sử dụng tiềm năng, cấp phép cho họ với mức thù lao hợp lí dựa trên một hệ thống biểu giá và theo những điều kiện thích hợp, thu tiền thù lao, phân bổ khoản tiền ấy cho các chủ sở hữu quyền [31, Tr.18].

Ở Việt Nam, việc thành lập và hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể

21

QTG, QLQ đặt dưới sự giám sát của Bộ VH,TT&DL, Bộ Nội Vụ và một số bộ ngành trong những hoạt động cụ thể của tổ chức. Ở Đức, các trung tâm này được đặt dưới sự kiểm tra của Bộ Tư pháp. Pháp luật Anh không đề cập đến tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ, các tổ chức này được thành lập cũng không phải qua các thủ tục giám sát ban đầu mà khi có tranh chấp liên quan phát sinh, các bên có thể giải quyết tại Tòa án về QTG (adhoc). Ở Mỹ, các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, việc thành lập các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ không bị giám sát chặt chẽ và phần lớn các quy định về giám sát hoạt động của các trung tâm đều xuất phát từ pháp luật chống độc quyền (antitrust).

Như vậy, hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ là việc các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ tiến hành thực hiện các công việc theo ủy quyền của tác giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ.

1.1.3.2. Đặc điểm về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan

Thứ nhất, hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ có yếu tố

“tập thể hóa”.

Một đặc điểm đặc trưng và cơ bản về hoạt động của tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ đó chính là yếu tố “tập thể hóa”. Mức độ “tập thể hoá” của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ có thể khác nhau: Tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ

“đầy đủ” sẽ thực hiện hoạt động cấp phép chung, thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao cho các chủ sở hữu quyền theo những nguyên tắc nhất định (thường được áp dụng với các tổ chức quản lý tập thể quyền biểu diễn tác phẩm âm nhạc). Tuy nhiên, có tổ chức chỉ đóng vai trò đại diện tập thể, còn việc cấp phép là do các chủ sở hữu quyền trực tiếp thực hiện và họ sẽ trực tiếp thu và hưởng tiền nhuận bút, thù lao (thường được áp dụng trong trường hợp đại diện tập thể QTG, QLQ đối với tác phẩm kịch); có tổ chức thực hiện hoạt động cấp phép chung nhưng lại không trực tiếp phân phối tiền nhuận bút, thù lao cho các chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ riêng lẻ mà phân phối cho các tổ chức khác đại diện cho các nhóm chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ, ví dụ như trong trường hợp đại diện tập thể các quyền sao chép

22 bằng hình thức sao chụp.

Thứ hai, hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ phải tuân theo các điều kiện do pháp luật QTG, QLQ quy định.

Theo quy định tại Điều 41 Nghi định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật SHTT về QTG, QLQ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 85/2011/NĐ-CP), tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ khi hoạt động phải tuân thủ các điều kiện sau:

+ Tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ phải được tác giả, chủ sở hữu QTG, QLQ ủy quyền.

+ Tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ phải có hợp đồng ủy quyền bằng văn bản với các chủ thể quyền về việc quản lý một quyền, một nhóm quyền cụ thể.

+ Việc thu, phân phối tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất được phát sinh từ việc khai thác quyền, nhóm quyền quy định tại Điều lệ hoạt động của tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ và hợp đồng ủy quyền.

Thứ ba, hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch.

Tính công khai, minh bạch là nguyên tắc hoạt động cơ bản của tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ. Việc bảo đảm tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ là rất cần thiết vì mặc dù đó là các tổ chức phi lợi nhuận nhưng lại được phép tiến hành các hoạt động thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao trên cơ sở uỷ quyền của các chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ. Việc thu và phân phối tiền sử dụng đều được thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch tại các tổ chức đại diện tập thể thuộc mọi quốc gia trên thế giới.

Hơn nữa, các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ thường có vị thế “độc quyền”

trong từng lĩnh vực cụ thể, nên việc hoạt động cần công khai, minh bạch. Chính vì vậy, pháp luật về đại diện tập thể QTG, QLQ, với các quy định chặt chẽ trong việc điều chỉnh các hoạt động cấp phép, thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ cũng như các quy định liên quan đến việc kiểm

23

soát nội bộ, việc kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền đối với các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ sẽ góp phần làm cho hoạt động của các tổ chức này đảm bảo tính công khai, minh bạch, qua đó bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền.

Tóm lại, hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ có yếu tố

“tập thể hóa”, chỉ gói gọn trong phạm vi QTG, QLQ, phải tuân theo các điều kiện do pháp luật QTG, QLQ quy định và hoạt động phải công khai, minh bạch.

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)