Chương 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ, PHẠM VI VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN TẠI VIỆT NAM
2.3. Đánh giá chung về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
2.3.1. Những tồn tại, hạn chế
Một là, hệ thống tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ ở Việt Nam phát triển chưa đầy đủ, chưa đủ mạnh và thiếu chuyên nghiệp; hoạt động chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch, có biểu hiện “tư nhân hóa”, ảnh hưởng đến niềm tin của hội viên. Các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ còn gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề vận dụng pháp luật SHTT vào hoạt động của mình. Việc quản lý cũng như việc cấp phép và phân phối tiền nhuận bút, thù lao cho các chủ sở hữu QTG, QLQ vẫn chưa thật sự được tốt, còn nhiều lĩnh vực chưa được thực hiện hiệu quả; có lĩnh vực chưa triển khai được, việc tranh chấp giữa các chủ sở hữu QTG, QLQ, điển hình là quyền của người biểu diễn vẫn còn diễn ra. Bên cạnh, chưa có một biểu giá nào cụ
79
thể về thanh toán tiền tác quyền đối với tác phẩm. Các tổ chức đại diện QTG, QLQ vẫn đang áp dụng biểu giá do chính tổ chức đại diện mình ban hành để thu tiền nhuận bút, thù lao. Dẫn đến những bất cập như: các tổ chức đại diện tập thể tự đưa ra bản giá quá cao không phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho khách hàng khi muốn sử dụng tác phẩm. Biểu giá thanh toán tiền tác quyền giữa các tổ chức đại diện tập thể không đồng đều. Ví dụ: trong 2 liveshow của ca sĩ Khánh Ly biểu diễn những ca khúc của Cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, tổ chức vào ngày 02/08/2014 tại Hà Nội và ngày 08/8/2014 tại Đà Nẵng, VCPMC ra giá 7,5 triệu đồng/bài nhưng công ty Đồng Giao, nhà tổ chức chương trình này dẫn chứng, bà Trịnh Vĩnh Trinh em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng thu trực tiếp của Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ Việt Nam cho chương trình “Như cánh vạc bay” diễn ra tại Hà Nội với mức phí 18 triệu đồng/27 ca khúc, tính trung bình 667.000 đồng/ca khúc. Hay như chính Trung tâm cũng đã thu của Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ Việt Nam cho chương trình “Dư Âm”
diễn ra tại Hà Nội với mức phí 8.500.000 đồng/17 ca khúc của các nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Thuận Yến, Nguyễn Ánh 9, Nguyễn Văn Tý, Phú Quang, Đoàn Chuẩn, tính trung bình là 500.000 đồng/ca khúc.Vì không thỏa thuận được với nhau nên cuối cùng cơ quan quản lý nhà nước là Thanh tra Bộ VH,TT&DL đã phải vào cuộc để giải quyết vụ việc.
Hai là, hoạt động đại diện tập thể QTG, QLQ và hệ thống hỗ trợ thực thi chưa thực sự phát huy vai trò của mình. Mặc dù hệ thống các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ đã được hình thành và đi vào hoạt động tại Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành. Hoạt động của 4 tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ ở Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng ở việc thực hiện quản lý QTG, QLQ, đàm phán, cấp phép khai thác, sử dụng tác phẩm, thu và phân phối tiền bản quyền, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các thành viên, hợp tác quốc tế, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và thông tin cho hội viên, gửi văn bản đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khi có vụ việc tranh chấp. Chưa có trường hợp nào tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ thay mặt hội viên bảo vệ quyền lợi tại tòa án. VLCC và VIETRRO
80
hoạt động còn chưa mang tính chuyên nghiệp, thể hiện từ xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, thông tin công khai hoạt động bảo vệ quyền đến việc xây dựng cơ chế thu và phân phối tiền bản quyền theo đúng quy định của pháp luật. Cơ sở vật chất của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ hiện còn thiếu thốn. Kinh phí thiếu nên chưa bố trí được cán bộ chuyên trách, chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu để quản lý thông tin về tác giả, hội viên. Một số loại hình tác phẩm chưa hình thành tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ để thay mặt các chủ sở hữu quyền quản lý việc khai thác sử dụng QTG, QLQ trong lĩnh vực đó.
Ba là, bên cạnh việc xảy ra tranh chấp với các cá nhân, các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ còn mâu thuẫn với các đơn vị sử dụng. Như vụ việc tranh chấp giữa RIAV và Trung tâm âm nhạc trực tuyến của FPT online về vấn đề độc quyền cấp phép sử dụng cho các tổ chức khác, cả hai cứ tranh cãi mãi không ai chấp nhận mình sai trong vụ việc này… Thiết nghĩ, có thể nguyên do cũng bởi bắt nguồn từ vấn đề quản lý; cấp phép giữa các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ chưa được tốt, ví dụ như quy trình cấp phép biểu diễn một chương trình ca nhạc luôn đòi hỏi trong hồ sơ xin phép phải có văn bản ký cam kết thực thi nghiêm túc QTG, QLQ.
Nhưng nhiều đơn vị tổ chức biểu diễn sau khi hoàn tất buổi diễn đã cố tình tránh né không thanh toán tiền tác quyền.
Bốn là, các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ chưa có sự hợp tác trong xử lý các vướng mắc xảy ra trong thực tiễn hoạt động. Các tổ chức đại diện tập thể còn xảy ra tranh chấp về thẩm quyền với nhau, lĩnh vực và xâm lấn nhiệm vụ theo điều lệ hiện hành của nhau và phạm vi quản lý quyền còn chồng chéo. Mặt khác, giữa các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ còn xảy ra những tranh chấp không thể thỏa thuận được và nó cứ kéo dài mãi trong vấn đề thu phí tác quyền. Điều đó dễ nhìn thấy qua việc thu phí tiền bản quyền giữa VCPMC và RIAV. Đồng thời, việc tranh chấp thu phí tác quyền này sẽ kéo theo việc cạnh không lành mạnh (lợi dụng vị thế độc quyền của mỗi tổ chức) giữa VCPMC và RIAV, chẳng hạn hiện nay, VCPMC đưa ra dự kiến là tăng giá bản quyền đối với các sản phẩm đĩa nhạc, thì RIAV cũng tuyên bố sẽ cạnh tranh với VCPMC bằng việc RIAV muốn chủ động nguồn ca khúc
81
cho công việc ghi âm sản xuất sản phẩm âm nhạc của mình nên muốn quy tụ các nhạc sĩ ủy quyền thu hộ phí tác quyền âm nhạc cho mình mà không phải mất đồng nào, thay vì phải mất một khoản phí nếu ủy quyền cho RIAV, nếu RIAV làm được điều này, VCPMC sẽ phá sản. Bởi nguồn thu phí tác quyền mà VCPMC thu được cho các nhạc sĩ vừa qua chủ yếu bằng ghi âm sử dụng qua các phương tiện nghe nhìn của nhiều lĩnh vực kinh doanh chứ không phải qua bản nhạc giấy mà nghệ sĩ hát trên sân khấu ca nhạc. Hoặc, hoạt động của VIETRRO là hoạt động quản lý quyền sao chép tác phẩm dưới hình thức sao chụp và sử dụng số, sau khi tác phẩm đã được xuất bản dưới hình thức ấn phẩm hoặc số hóa. Như vậy, nó trùng lặp với VCPMC về việc quản lý quyền sao chép đối với tác phẩm âm nhạc, trùng lặp với VLCC về việc quản lý quyền sao chép đối với tác phẩm văn học.
Năm là, mặt hạn chế về công tác quản lý, thanh tra giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ vẫn còn phần nào chưa được cải thiện hơn. Trong công tác xử lý vi phạm bản quyền tuy đã giải quyết nhưng vẫn chưa nghiêm khắc và mức phạt có vẻ như không đủ để răn đe, cho nên đến giờ vẫn chưa ngăn chặn được tình trạng xâm phạm QTG, QLQ. Trong đó, các hành vi xâm phạm phổ biến nhất là sao chép, sử dụng, phân phối tác phẩm âm nhạc thuộc phạm vi ủy thác của tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ mà không được xin phép. Những chiếc đĩa nhạc lậu vẫn được bày bán ở ven đường phố, những trang web xâm phạm bản quyền âm nhạc vẫn tiếp tục diễn ra mặc dù có sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...
Sáu là, việc truyền đạt các tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm… trên môi trường kỹ thuật số rất nghiêm trọng, thực sự đáng báo động. Hầu hết các website kinh doanh về âm nhạc, đưa các tác phẩm lên chưa thực hiện nghĩa vụ của mình với chủ thể QTG, QLQ. Họ đưa lên với nhiều động cơ, có thể để lấy tiền quảng cáo, hay phục vụ việc tải nhạc của người tiêu dùng nhằm kiếm tiền, sinh lợi, nhưng không thanh toán tiền nhuận bút, thù lao cho chủ thể nắm giữ bản quyền. Các website cũng xâm phạm quyền của nhau, ví dụ sử dụng các tác phẩm, bản ghi từ một website khác về website của mình nhưng không có sự thỏa thuận, xin phép chủ
82
sở hữu quyền. Hay hành vi xâm phạm các quyền độc quyền, sao chép toàn bộ cả cuốn sách dưới các hình thức sao chép cơ khí và sao chép điện tử là việc diễn ra thường xuyên và gây ảnh hưởng rất lớn cho các tác giả. Vấn đề phát hiện, xử lí vi phạm cũng là thách thức cho cơ quan thực thi. Bởi vì việc này liên quan đến công nghệ. Chính vì vậy, cần phải tổ chức các lớp tập huấn, trang bị các kiến thức điều tra mạng, để điều tra các hành vi xâm phạm QTG, QLQ nhưng lực lượng này vẫn chưa đủ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu kiểm tra, xử lý.