Hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên, tổ chức hòa giải

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam (Trang 74 - 80)

Chương 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ, PHẠM VI VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN TẠI VIỆT NAM

2.2. Thực trạng hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam

2.2.3. Hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên, tổ chức hòa giải

2.2.3.1. Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam

Nhằm giữ vững hoạt động của Trung tâm, việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành viên trước pháp luật là một trong các hoạt động quan trọng mà VCPMC luôn chú trọng. Trung tâm có thể hỗ trợ những người không phải là thành viên trong trường hợp có ủy thác cụ thể.

Âm nhạc có thể sử dụng tại rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong hiện tại cũng như tương lai. VCPMC căn cứ vào các quyền tài sản được quy định tại Điều 20 Luật SHTT để ký hợp đồng với tác giả, chủ sở hữu QTG. Từ đó xem xét hành vi sử dụng rơi vào loại quyền nào của tác giả để khai thác, bảo vệ. Ví dụ: Dịch vụ nhạc chuông, nhạc chờ đến ngày nay mới phát triển nhưng vẫn nằm trong hợp đồng uỷ quyền của VCPMC, kể cả hợp đồng được ký từ năm 2002 vì khi tải nhạc về máy

66

điện thoại để làm nhạc chuông thì hành vi tải chính là sao chép (quyền sao chép tác phẩm (Điểm c Khoản 1 Điều 20 Luật SHTT).

Bảo vệ QTG ở đây không chỉ được hiểu là khi có tranh chấp thì VCPMC đứng ra khiếu nại, khiếu kiện mà nó còn bao gồm cả việc phát hiện ra các hành vi sử dụng âm nhạc để yêu cầu người sử dụng phải trả tiền sử dụng tác phẩm, việc các đơn vị đến xin phép sử dụng và trả tiền sử dụng tác phẩm thì VCPMC sẽ có trách nhiệm kiểm tra theo dõi việc sử dụng đó có đúng theo hợp đồng cấp phép, đơn vị sử dụng có vượt quá phạm vi cho phép.

Bên cạnh việc mang lại lợi ích vật chất cho tác giả, Trung tâm đã tiến hành xác minh, tổ chức các cuộc họp nhằm yêu cầu các đơn vị website lớn thực hiện đúng quy định của Luật SHTT trong việc bảo vệ, tôn trọng quyền nhân thân của tác giả, điều chỉnh thông tin chính xác tên tác giả - tác phẩm trên các trang mạng. Một số lĩnh vực thường xuyên xảy ra sự xâm phạm quyền và lợi ích của các tác giả như phát thanh, truyền hình, lĩnh vực sản xuất file-midi karaoke, lĩnh vực truyền thông, các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ có sử dụng âm nhạc… đã cố ý vi phạm hợp đồng.

Trung tâm đã tiến hành mở rộng địa bàn triển khai hội nghị và thu tiền nhiều lĩnh vực sử dụng âm nhạc, kết hợp các biện pháp nghiệp vụ thu thập bằng chứng vi phạm nhằm kiến nghị, yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý các đơn vị có hành vi xâm phạm QTG. Vì vậy nhìn chung các lĩnh vực đã đảm bảo được chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.

Không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên ở trong nước, VCPMC còn luôn theo dõi và khảo sát tình hình sử dụng các tác phẩm theo hợp đồng đã ký kết với các tổ chức nước ngoài. Điển hình như, việc ký kết hợp đồng với một số doanh nghiệp ở Đài Loan. Kể từ năm 2009 cho đến nay, một số doanh nghiệp kinh doanh đầu máy karaoke tại thị trường Đài Loan đã đến Trung tâm Bảo vệ QTG âm nhạc Việt Nam - chi nhánh phía Nam đề nghị xin được cấp phép sử dụng quyền sao chép đối với các tác phẩm âm nhạc Việt Nam thuộc thành viên của VCPMC để phát hành đĩa File Midi Karaoke sử dụng cho các đầu máy karaoke do các đơn vị này trực tiếp sản xuất.

67

Đồng thời, nhằm hỗ trợ cho hoạt động cấp phép sử dụng âm nhạc, Trung tâm đã tiến hành đặt nền móng hình thành bộ phận pháp chế, bổ sung nhân sự cho bộ phận này gồm các luật sư, cử nhân luật, phối hợp với các văn phòng luật sư, văn phòng thừa phát lại tiến hành lập vi bằng, củng cố hồ sơ… nhằm giải quyết các hành vi xâm phạm QTG theo qui định của pháp luật.

2.2.3.2. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam

RIAV thực hiện hoạt động bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của của Hội viên đối với các chương trình băng đĩa ghi âm, của người biển diễn với buổi biểu diễn được định hình. RIAV đã áp dụng các biện pháp pháp lý và các biện pháp công nghệ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hiệp hội, hội viên khi bị xâm hại và tổ chức hòa giải khi có tranh chấp giữa các hội viên; yêu cầu các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm QTG, QLQ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, thực hiện nghĩa vụ dân sự và bồi thường thiệt hại; đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm QTG, QLQ theo quy định của pháp luật. RIAV làm cầu nối trong các quan hệ giữa các hội viên của Hiệp hội và với các cơ quan Đảng, chính quyền và các cơ quan hữu quan, nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động bảo hộ quyền trong lĩnh vực công nghiệp ghi âm trong khuôn khổ pháp luật quy định.

Nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp các bản ghi thuộc quyền sở hữu của hội viên, các năm gần đây Hiệp hội đã giải quyết được các khiếu nại của các ca sỹ như khiếu nại của ca sỹ Thu Minh, ca sỹ Bằng Kiều, ca sỹ Mỹ Tâm đến các nhà mạng về quyền của người biểu diễn liên quan đến các bản ghi của hội viên ủy thác quyền quản lý Hiệp hội khai thác trên các mạng truyền thông. Việc khiếu nại của các ca sỹ ít nhiều cũng đã làm ảnh hưởng đến uy tín của hội viên, uy tín của Hiệp hội.

Thời gian qua, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên lĩnh vực giải trí ca nhạc karaoke, trước sự phát triển công nghệ thông tin các đầu máy karaoke ngày càng đa dạng và phổ biến với nhiều thương hiệu khác nhau. Các đơn vị sản xuất kinh doanh đầu máy karaoke ngang nhiên sử dụng các tác phẩm âm nhạc bản ghi karaoke không thuộc quyền sở hữu, nhạc chưa cho phép phổ biến,

68

nhạc cấm, nhạc được lồng ghép các hình ảnh lính chiến cộng hòa, họ tích hợp các bản ghi karaoke lưu trữ trên ổ cứng kinh doanh đến người tiêu dùng. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản ghi Karaoke của các nhà sản xuất bản ghi âm nhạc khi bị xâm phạm và lập lại trật tự văn hóa trên lĩnh vực hoạt động âm nhạc kinh doanh trên đầu máy Karaoke phục vụ đến người tiêu dùng, hàng năm, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam đã phối hợp với Cục Bản quyền tác giả, Thanh tra Bộ VH,TT&DL tổ chức hội nghị khách hàng với các đơn vị sản xuất kinh doanh đầu máy Karaoke để quán triệt các quy định chủ trương của nhà nước trong lĩnh vực hoạt động âm nhạc. Bên cạnh đó còn thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng các bản ghi âm, ghi hình karaoke khai thác trên đầu máy Video Karaoke và tiếp tục thông qua các biện pháp hành chính và pháp lý bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho hội viên, chống các hành vi xâm phạm bản quyền. Để đấu tranh với các tổ chức, cá nhân vi phạm bản quyền làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của hội viên, Ban Chấp hành Hiệp hội thống nhất kiên quyết sử dụng các công cụ pháp lý và đã cố gắng thu thập các chứng cứ kể cả khởi kiện trước tòa nhằm góp phần đưa thị trường trở nên minh bạch và lành mạnh. Mục tiêu của đấu tranh pháp lý là làm cho các tổ chức, cá nhân xâm phạm bản quyền có sự nhận thức đúng đắn cùng thực thi Luật SHTT trong khuôn khổ pháp luật, tiến tới hợp tác lâu dài với Hiệp hội, bước đầu một số tổ chức sử dụng khai thác bản ghi karaoke đã đến hợp tác với Hiệp hội.

Ngoài ra, từng bước bảo vệ quyền lợi hợp pháp bản quyền âm nhạc của các hội viên trong phạm vi từng lĩnh vực nhằm mục đính thực thi có hiệu quả pháp luật về bảo hộ QTG, QLQ. Qua nhiều lần thương thảo Hiệp hội chính thức ký kết hợp đồng với Công ty Goolge nước ngoài (Google Inc; Google Ireland Limited; Google Commerce Limited) về việc hợp tác cấp quyền cho Hiệp hội được trực tiếp đưa các sản phẩm âm nhạc thuộc quyền sở hữu khai thác trên trang mạng YouTube, trước mắt hợp đồng có thời hạn là 3 năm. Hiệp hội chính thức khai thác trên lĩnh vực này từ tháng 11/2015 và giao quyền cho Công ty TNHH MTV bản quyền nội dung số Việt Nam đơn vị trực thuộc, mới thành lập thực hiện dưới sự quản lý của Hiệp hội.

Hiệp hội luôn đấu tranh trên cơ sở pháp lý đối với các tổ chức, cá nhân có

69

hành vi xâm phạm bản quyền, cần có sự nhận thức đúng đắn cùng thực thi luật SHTT trong khuôn khổ pháp luật, từng bước hợp tác lâu dài với Hiệp hội.

2.2.3.3. Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam

Nhằm đảm bảo việc thực hiện chi trả nhuận bút cho các tác giả có tác phẩm được sử dụng theo đúng quy định pháp luật, hàng năm, VLCC đã làm việc với một loạt các đơn vị sử dụng tác phẩm văn học trong môi trường kinh doanh như: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các đơn vị kinh doanh nội dung số (sách điện tử) và các đơn vị khác. Áp dụng các biện pháp pháp lý và các biện pháp công nghệ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của thành viên hoặc của các tác giả, chủ sở hữu quyền ủy thác cho Trung tâm; yêu cầu các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm QTG phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm QTG theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình hoạt động, VLCC đã tiếp nhận đơn đề nghị bảo vệ QTG của một vài tác giả, cũng như đã khảo sát các chuyên mục có sử dụng các tác phẩm văn học của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV). Đối chiếu quy định Luật SHTT hiện hành, VLCC đã gửi công văn tới VOV để phản ánh sự việc và đề nghị VOV làm việc với VLCC để trao đổi hướng xử lý và hợp tác chi trả tiền bản quyền cho các tác giả có tác phẩm được sử dụng trên VOV. Sau khi cả 2 bên làm việc và đã đi đến thỏa thuận thống nhất về việc chi trả tiền sử dụng tác phẩm một cách hợp lý nhất.

Nhằm bảo vệ việc sử dụng hợp pháp tác phẩm văn học trên môi trường số, ngày 22/10/2012 Trung tâm QTG văn học Việt Nam và Công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY) đã kí kết hợp đồng hợp tác với các nội dung cụ thể như sau: điều tra, khảo sát, phát hiện các đơn vị sử dụng các tác phẩm văn học mà không có sự xin phép trên mạng viễn thông và môi trường kĩ thuật số để VLCC lấy cơ sở xử lý vi phạm. Phát hiện và cập nhật danh sách các tác giả có tác phẩm được sử dụng trên mạng viễn thông và môi trường kĩ thuật số chưa ủy quyền cho VLCC.

Điển hình nhất là việc VLCC làm việc với Công ty Cổ phần truyền thông Việt Nam (VCCorp). Sau một thời gian hai bên trao đổi nhưng không đi đến thống nhất

70

chung. VLCC đã có công văn đề nghị VCCorp gỡ bỏ toàn bộ những tác phẩm Văn học của các Tác giả do VLCC bảo hộ đang được sử dụng trên chuyên mục “Hang truyện” tại địa chỉ website “socnhi.com”, đồng thời không đưa những tác phẩm văn học lên khai thác khi chưa có sự đồng ý của tác giả. Và nếu phát hiện VCCorp vẫn sử dụng những tác phẩm Văn học do VLCC bảo hộ mà không có đồng ý của VLCC. VLCC sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật hiện hành để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các tác giả.

Các năm gần đây, VLCC đã kết hợp với VEGA tăng cường rà soát xử lý vi phạm QTG trên môi trường số. Đồng thời, VLCC sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan để làm sạch thị trường kinh doanh số và nhằm đảm bảo quyền lợi cao nhất cho các hội viên của Trung tâm.

2.2.3.4. Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam

Vấn nạn xâm phạm QTG hiện nay đang là nỗi nhức nhối tại Việt Nam. Hành vi xâm phạm phổ biến nhất hiện nay là hành vi sao chép tác phẩm để sử dụng nội bộ trong các trường học, thư viện, doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, hoặc cá nhân và làm bản sao để bán trên thị trường hoặc nạn sao chép trái phép tác phẩm bằng công nghệ số và sử dụng trái phép tác phẩm trên mạng. Chẳng hạn như việc sao chép photocopy phục vụ mục đích giảng dạy ở các trường đại học. Luật SHTT có quy định rõ việc sao chép tài liệu, giáo trình của học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên chỉ không phải xin phép và trả tiền khi và chỉ khi: tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân. Vậy nếu như học sinh, sinh viên sao chép tài liệu để học tập, giáo viên, giảng viên sao chép vì mục đích giảng dạy của bản thân nhưng sao chép quá 1 bản thì không thuộc ngoại lệ, do đó, đều phải xin phép và trả tiền (Điều 25 Luật SHTT). Đối với thư viện thì chỉ có quyền sao chép không quá một bản nhằm mục đích nghiên cứu và thư viện không được sao chép, phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số.

VIETRRO đã tiến hành khảo sát sử dụng và phát hiện trên dưới 20 triệu người thường xuyên sao chụp các tác phẩm dưới dạng xuất bản phẩm mà không xin phép và không trả tiền thù lao cho người nắm giữ quyền (trong đó, gần 3 triệu người

71

đã tốt nghiệp đại học đang làm việc trong các cơ quan công quyền; gần 16 triệu người trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, còn lại là các đối tượng khác. Phát hiện trên 100 website khai thác sử dụng trái phép nội dung dưới dạng số hóa.

VIETRRO đã ký kết hợp đồng hỗ trợ bản quyền tác phẩm số hóa cho Trung tâm học liệu của một số trường đại học. Nhằm chuẩn bị điều kiện và năng lực cần thiết của VIETRO để khắc phục tình trạng bất cập của hoạt động sao chép môi trường số và sử dụng trên Internet, VIETRRO đã số hoá cơ sở dữ liệu được uỷ thác và xây dựng hệ thống ngăn chặn tình trạng vi phạm quyền sao chép trong môi trường số để đạt doanh thu từ việc cấp phép sử dụng tác phẩm trên các trang mạng cao hơn các năm trước đó.

VIETRRO đang hoàn tất điều kiện và năng lực cần thiết để quản lý, khai thác quyền sao chép dưới hình thức sao chụp đối với tác phẩm được ủy thác quyền và dự kiến chọn lĩnh vực ưu tiên là hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo. Bộ giáo dục và Đào tạo là chủ hộ sử dụng sao chụp lớn nhất hiện nay đã sẵn sàng phối hợp với Hiệp hội để triển khai trong hệ thống giáo dục những việc liên quan đến Luật SHTT và các công ước quốc tế về SHTT, QTG mà Việt Nam đã tham gia và sẵn sàng triển khai thực hiện quyền sao chép trong hệ thống các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Như vậy, nhìn chung hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên, tổ chức hòa giải khi có tranh chấp của các tổ chức đại diện tập thể diễn ra liên tục và thường xuyên. Hiện nay, với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, truyền thông, các hành vi xâm phạm quyền diễn ra dưới nhiều hình thức tinh vi, việc thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên, tổ chức hòa giải khi có tranh chấp của các tổ chức đại diện tập thể là hết sức cần thiết và cần được chú trọng đẩy mạnh.

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)