Chương 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ, PHẠM VI VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN TẠI VIỆT NAM
2.1. Cơ sở pháp lý, phạm vi hoạt động và các hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam
2.1.3. Các hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam
Tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ tại Việt Nam được xây dựng trên mô hình tổ chức đại diện tập thể truyền thống với các hoạt động chính: quản lý QTG, QLQ; đàm phán cấp phép, thu và phân chia tiền nhuận bút thù lao, các quyền lợi vật
43
chất khác từ việc cho phép khai thác các quyền được ủy quyền; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, tổ chức hòa giải khi có tranh chấp; hợp tác với các tổ chức tương ứng của tổ chức quốc tế và các quốc gia và các hoạt động khác. Sơ đồ quy trình hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể đươc thể hiện như sau:
ủy thác cấp phép
phân phối lại thu tiền bản quyền
Hình vẽ 2.1: Quy trình hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ 2.1.3.1. Hoạt động quản lý quyền tác giả, quyền liên quan
Tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ có chức năng quản lý các quyền theo sự ủy thác của tác giả, chủ sở hữu QTG, QLQ. Theo đó, tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ thay mặt tác giả, chủ sở hữu QTG, QLQ để kiểm soát việc khai thác, sử dụng tác phẩm, các đối tượng QLQ, kiểm soát việc thương lượng, thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng về quyền sử dụng (giấy phép sử dụng), mức nhuận bút hoặc thù lao phải trả, các điều kiện sử dụng, đồng thời quản lý việc thu và phân phối nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ. Nhằm đảm bảo quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ và bản QTG không bị xâm phạm, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho công chúng tiếp cận tác phẩm được dễ dàng hơn và cũng từ đó làm cho việc quản lý QTG, QLQ trở thành một hoạt động quan trọng của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ.
Song song với đó, các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ thực hiện việc quản lý các hội viên, quản lý các cơ sở dữ liệu của tổ chức, quản lý tài chính của đơn vị. Việc quản lý cơ sở dữ liệu thường được công khai cập nhật trên các website của các tổ chức. Tại đây, các thông tin liên quan đến QTG, QLQ, các dữ liệu về các tác phẩm: tên tác phẩm, tác giả,... mà bất kể ai cũng có thể tìm kiếm các thông tin
Tổ chức đại diện tập thể
QTG, QLQ Chủ sở
hữu
Người sử dụng
44
này trên các website của các tổ chức đại diện. Bên cạnh đó, người sử dụng, công chúng, thành viên của các tổ chức có thể tìm kiếm thông tin cần thiết về hoạt động của các tổ chức, thủ tục đăng ký thành viên, xin phép và trả tiền sử dụng tác phẩm...
trên các website lưu trữ của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ.
2.1.3.2. Hoạt động đàm phán cấp phép, thu và phân chia tiền nhuận bút thù lao, các quyền lợi vật chất khác từ việc cho phép khai thác các quyền được ủy quyền
Hoạt động đàm phán cấp phép là hoạt động mà các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ đại diện cho người nắm giữ quyền để thương lượng và đàm phán với người có nhu cầu muốn sử dụng tác phẩm về việc cho phép sử dụng tác phẩm dưới những hình thức nhất định và sau đó tiến hành cấp phép cho họ.
Hiện trên thế giới có 3 loại hình cấp phép để sử dụng tác phẩm bao gồm: mô hình cấp phép tự nguyện, mô hình cấp phép tự nguyện mở rộng và mô hình cấp phép theo pháp luật [34, Tr.394].
Theo các quy định pháp luật hiện hành ở Việt Nam thì các tổ chức đại diện tập thể chỉ có thể lựa chọn áp dụng mô hình cấp phép tự nguyện. Mô hình cấp phép tự nguyện này hoạt động dựa trên cơ chế ủy quyền của các chủ sở hữu quyền. Các chủ sở hữu sẽ chuyển quyền của mình cho các tổ chức đại diện tập thể, sau đó dựa trên phạm vi quyền được chuyển, các tổ chức sẽ thực hiện hoạt động cấp quyền cho người sử dụng tác phẩm. Nếu người nắm giữ quyền không ủy quyền cho tổ chức đại diện tập thể thì các tổ chức cũng không có quyền đại diện cho họ làm việc này. Các tổ chức đại diện tập thể phải và chỉ được thực hiện hoạt động đại diện theo sự ủy quyền của người nắm giữ quyền.
Ủy quyền của các chủ sở hữu có thể thực hiện bằng hai cách: Một là trở thành thành viên của tổ chức đại diện tập thể dựa trên văn bản thỏa thuận là điều lệ hoặc cách thứ hai là ủy quyền cho tổ chức đại diện tập thể theo quy định của pháp luật dựa trên các văn bản thỏa thuận như hợp đồng ủy quyền. Cũng theo các quy định trên, tổ chức đại diện tập thể có thể đại diện cho người nắm giữ quyền trong nước và nước ngoài, thông qua hợp tác với các tổ chức tương ứng.
Hoạt động cấp phép và thu tiền khai thác, sử dụng QTG, QLQ của các hội viên với điều kiện là các tác giả, chủ sở hữu QTG, QLQ phải trên cơ sở hợp đồng
45
ủy thác QTG, QLQ đang còn có hiệu lực giữa tổ chức đại diện tập thể với hội viên và chỉ được thực hiện trên cơ sở có danh mục tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được tác giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ ủy thác quyền theo hợp đồng; biểu giá thu tiền khai thác, sử dụng QTG, QLQ hiện hành được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc cấp phép, thu tiền khai thác, sử dụng và phân phối tiền khai thác, sử dụng thu được cho chủ sở hữu QTG, QLQ và tỉ lệ phần trăm (%) giữ lại cho chi phí hành chính phải được công bố công khai trên website của tổ chức.
Các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ đóng vai trò là người đại diện cho các chủ sở hữu quyền, đứng ra thu phí tác quyền đối với người sử dụng và thực hiện việc phân phối lại cho các chủ sở hữu quyền. Tổ chức đại diện tập thể được giữ lại một khoản tiền phù hợp trên tổng số tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được để chi phí cho việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức trên cơ sở thỏa thuận với người ủy quyền. Mức tiền giữ lại được điều chỉnh phù hợp với hiệu quả của hoạt động đại diện tập thể trên cơ sở thỏa thuận với người ủy quyền và có thể được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền thu được. Ở đây có một lưu ý rằng do các tổ chức đại diện tập thể hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên mọi số tiền thu được sẽ không được gọi là lợi nhuận sẽ được gọi là thù lao hoặc tiền đền bù để bù đắp cho chủ sở hữu quyền một phần thiệt hại từ việc sử dụng tác phẩm.
Việc thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất từ các tổ chức tương ứng của nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế thực hiện theo quy định về quản lý ngoại hối.
2.1.3.3. Hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên; tổ chức hòa giải khi có tranh chấp
Tổ chức đại diện tập thể được ra đời là để bảo vệ quyền lợi cho các chủ sở hữu quyền, do đó bên cạnh các hoạt động quản lý QTG, QLQ, đàm phán cấp phép, thu tiền và phân phối lại tiền thù lao thì các tổ chức đại diện tập thể còn có nhiệm vụ là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên, tổ chức hòa giải khi có tranh chấp. Hành vi xâm phạm QTG, QLQ ngày càng tăng và diễn ra trên nhiều lĩnh vực,
46
việc các tổ chức đại diện tập thể thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên, tổ chức hòa giải khi có tranh chấp là hoạt động thường xuyên và quan trọng. Hiện nay, các hành vi xâm phạm quyền của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả diễn ra hết sức tinh vi đặc biệt là trên môi trường số, các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ cần có các biện pháp giải quyết triệt để nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.
Việc tranh chấp giữa các tác giả là thành viên của các tổ chức đại diện hay giữa các tác giả không phải là thành viên của các tổ chức đại diện với nhau diễn ra khá phổ biến. Đó là việc tranh chấp giữa các tác phẩm của các tác giả, chủ sở hữu QTG, QLQ, tranh chấp vấn đề thu tiền bản quyền... Để đảm bảo sự hài hòa và công bằng trong mọi lĩnh vực, các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ cần có những quy chế rõ ràng và công khai, minh bạch đối với các thành viên trong tổ chức đại diện tập thể của mình.
Bảo vệ QTG, QLQ ở đây không chỉ được hiểu là khi có tranh chấp thì các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ đứng ra khiếu nại, khiếu kiện mà nó còn bao gồm cả việc phát hiện ra các hành vi xâm phạm để yêu cầu người sử dụng phải trả tiền sử dụng tác phẩm. Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân đến xin phép, sử dụng và trả tiền sử dụng tác phẩm thì các tổ chức đại diện tập thể sẽ có trách nhiệm kiểm tra theo dõi việc sử dụng đó có đúng theo hợp đồng cấp phép, đơn vị sử dụng đó có vượt quá phạm vi cho phép.
Song song với đó, các tổ chức đại diện phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các tranh chấp, vi phạm liên quan đến QTG, QLQ nhanh chóng và kịp thời.
Đây là hoạt động không thể thiếu mang tính bổ trợ, nền tảng cho các hoạt động quản lý của tổ chức đại diện tập thể. Tổ chức nào chống xâm phạm quyền tốt thì mới có thể quản lý tốt được.
2.1.3.4. Hợp tác với các tổ chức tương ứng của tổ chức quốc tế và các quốc gia trong việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan
Để có thể hoàn thành tốt nhất công việc cho một hoạt động có tính nghiệp vụ đặc thù không chỉ ở địa bàn trong nước mà còn phối hợp với quốc tế, nhằm mục đích khai thác và bảo vệ quyền lợi cho các tác giả Việt Nam trên thế giới, các tổ
47
chức đai diên tập thể QTG, QLQ thường xuyên có sự gắn kết chặt chẽ với các tổ chức bản quyền trên thế giới thông qua các hình thức như: ký hợp đồng hợp tác song phương; tham quan, học tập kinh nghiệm của các tổ chức bạn bè trên thế giới;
tham gia những buổi hội thảo, tập huấn quốc tế về QTG, QLQ; tham khảo các mô hình đại diện tập thể tiên tiến của các tổ chức quốc tế.
Ngoài ra, để có những kết nối tương thích với các tổ chức quốc tế về các dữ liệu tác giả tác phẩm, thông tin về tác giả, tác phẩm được các tổ chức đại diện tập thể cập nhật thường xuyên trên hệ thống lưu trữ quốc tế và trên phần mềm lưu trữ tác giả, tác phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.
2.1.3.5. Các hoạt động khác
Ngoài các hoạt động chính kể trên thì tổ chức đại diện tập thể còn thực hiện một số hoạt động khác như: thúc đẩy sự phát triển và khuyến khích sự sáng tạo của các thành viên trong tổ chức; xây dựng, tuyên truyền, phổ biến pháp luật QTG, QLQ, tổ chức những buổi hội thảo, tập huấn trong nước, tư vấn chương trình xây dựng, quản lý và phát triển QTG, QLQ; thực hiện việc báo cáo theo định kỳ và đột xuất về hoạt động đại diện tập thể cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đề xuất, tham mưu với các cơ quan nhà nước về các quy phạm pháp luật có liên quan; hoạt động phát triển văn hóa và các hoạt động xã hội khác.
Mục đích của những hoạt động này là nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của công chúng đối với QTG, QLQ, giúp cho các quyền lợi vật chất tinh thần được tôn trọng và phát triển, thúc đẩy sự sáng tạo của xã hội. Thông qua các hoạt động này, tổ chức đại diện tập thể không chỉ đơn thuần là phục vụ cho lợi ích của các thành viên mà còn là phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội.