Hoạt động hợp tác với các tổ chức tương ứng của tổ chức quốc tế và các quốc gia

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam (Trang 80 - 85)

Chương 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ, PHẠM VI VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN TẠI VIỆT NAM

2.2. Thực trạng hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam

2.2.4. Hoạt động hợp tác với các tổ chức tương ứng của tổ chức quốc tế và các quốc gia

2.2.4.1. Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam

Để có thể hoàn thành tốt nhất công việc cho một hoạt động có tính nghiệp vụ đặc thù không chỉ ở địa bàn trong nước mà còn phối hợp với quốc tế, nhằm mục

72

đích khai thác và bảo vệ quyền lợi cho các tác giả Việt Nam trên thế giới, Trung tâm thường xuyên có sự gắn kết chặt chẽ với các tổ chức bản quyền trên thế giới thông qua các hình thức như: ký hợp đồng hợp tác song phương; thăm quan, học tập kinh nghiệm của các tổ chức bạn bè trên thế giới; tham khảo các mô hình đại diện tập thể tiên tiến của các tổ chức quốc tế. Hợp tác với các tổ chức bảo vệ QTG nước ngoài nhằm tranh thủ sự hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đôi bên.

Sau 2 năm là thành viên dự khuyết, tháng 7 năm 2009, Trung tâm đã là thành viên chính thức của Liên minh quốc tế các Hiệp hội những nhà soạn nhạc và lời thế giới (CISAC). Điều này đồng nghĩa với việc Trung tâm được công nhận tiêu chuẩn chuyên nghiệp quốc tế. Bên cạnh đó, cho đến nay, Trung tâm đã ký hợp đồng với gần 70 tổ chức đại diện tập thể QTG âm nhạc trên thế giới có phạm vi điều chỉnh trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với những cam kết ràng buộc này, Trung tâm cũng đang là tổ chức đại diện QTG duy nhất tại Việt Nam có quyền đại diện, bảo vệ lợi ích của gần 3 triệu tác giả âm nhạc và lời trên thế giới đối với quyền biểu diễn tác phẩm và hoặc quyền sao chép tác phẩm.

Trung tâm đã hoàn thành Dự án Meladata (Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu, tích hợp thông tin tác giả tác phẩm của NOCODER) một cách xuất sắc được chuyên gia do NOCODER cử theo dõi, đánh giá cao chất lượng kỹ thuật.

Ngoài việc quản lý tác phẩm âm nhạc của các chủ thế Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, Trung tâm cũng quản lý tác phẩm của chủ thể nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam và tác phẩm của chủ thể Việt Nam cũng được bảo vệ ở nước ngoài thông qua ủy quyền hợp tác song phương của VCPMC. Việc quản lý các tác phẩm nước ngoài ở Việt Nam và tác phẩm Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện trên cơ sở áp dụng nguyên tắc đối xử bình đẳng theo quy định của các điều ước quốc tế và các thỏa thuận song phương quốc tế. Theo đó, tác phẩm âm nhạc của chủ thể Việt Nam khi được sử dụng ở nước ngoài cũng được pháp luật nước đó đối xử không kém thuận lợi hơn so với tác phẩm của chủ thể mang quốc tịch nước đó và ngược lại.

Hiện nay, để có những kết nối tương thích với các tổ chức quốc tế về các dữ liệu tác giả, tác phẩm, Trung tâm đang sử dụng 03 phần mềm quốc tế để lưu trữ, cập

73

nhật và trao đổi với các nước trên thế giới. Mỗi tổ chức tương ứng tại một nước trên thế giới sẽ có một kho tác phẩm âm nhạc và các tổ chức này sẽ cập nhật kho tác phẩm của mình lên một phần mềm chung để chia sẻ thông tin. Vì vậy VCPMC có thể truy cập vào hệ thống đó để kiểm tra thông tin về một bài hát quốc tế bất kỳ như: tác giả, ca sĩ, hãng ghi âm... Hiện nay kho tác phẩm âm nhạc của Việt Nam gồm gần 100 nghìn tác phẩm đã được VCPMC cập nhật, giúp các tổ chức quốc tế tra cứu tác phẩm khi sử dụng và trả tiền sử dụng tác phẩm. Ba phần mềm quốc tế đang được VCPMC sử dụng là MIS@Asia, phần mềm theo tiêu chuẩn quốc tế được đặt tại khu vực Châu Á dành cho các nước Singapore, Philipines, Thái Lan, Ấn Độ… sử dụng. Phần mềm Music Regional Database@Asia, phần mềm trao đổi thông tin tác giả, tác phẩm giữa VCPMC và các tổ chức đang dùng MIS@Asia – MRD). Từ MRD, thông tin chi tiết của các tác phẩm âm nhạc, tác giả nhạc, tác giả lời, nhà sản xuất... được tải về, cập nhật lên hệ thống MIS@Asia. Đồng thời, trung tâm tải thông tin chi tiết về tác giả nhạc, tác giả lời, các phiên bản, ngày phát hành, nhà sản xuất... của các tác phẩm âm nhạc Việt Nam lên MRD để các tổ chức đại diện tập thể QTG ở khắp nơi trên thế giới có thể tìm kiếm và sử dụng. Phần mềm CISNET, đây là kho dữ liệu về tác giả, tác phẩm của 232 tổ chức đại diện tập thể QTG âm nhạc quốc tế, trong đó số lượng tác phẩm âm nhạc được lưu trữ là trên 46.000.000 tác phẩm.

Đây là các hệ thống phần mềm tương tác giúp Trung tâm cập nhật, lưu trữ, tra cứu dữ liệu tác phẩm, tác giả Việt Nam và quốc tế, đồng thời là cơ sở giúp cho các tổ chức bản quyền trên thế giới tra cứu, tìm kiếm thông tin về tác giả, tác phẩm âm nhạc Việt Nam trong quá trình cấp phép sử dụng và phân phối tiền cho tác giả.

Nhằm nâng cao nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của quốc tế, Trung tâm thường xuyên cử cán bộ chuyên môn tham dự chương trình đào tạo tại Singapore về kỹ thuật đối soát, nhập - lưu trữ dữ liệu và phân phối trên hệ thống phần mềm Mis@Asia theo các quy chuẩn mới của quốc tế cũng như áp dụng phù hợp, hiệu quả đối với quy trình trong nước.

2.2.4.2. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam

74

Hợp tác, giao lưu với các tổ chức tương ứng của quốc tế và các quốc gia trong việc sản xuất và đại diện tập thể QTG, QLQ trong lĩnh vực công nghiệp ghi âm và bảo vệ QTG, QLQ ở lĩnh vực này là một trong các hoạt động thường xuyên của RIAV. Hiệp hội trực tiếp quản lý các quyền đã được ủy thác hoặc có thể ủy thác cho các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức ở nước ngoài để quản lý các quyền đã được ủy thác tại các lãnh thổ đó hoặc lãnh thổ được chỉ định theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước nơi tổ chức được ủy thác được thành lập và pháp luật của lãnh thổ được chỉ định. Hiệp hội có thể nhận ủy thác của các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức ở nước ngoài để bảo vệ quyền mà các tổ chức đó đã được ủy thác theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nơi tổ chức được ủy thác được thành lập.

Các hợp đồng hợp tác mà RIAV đã ký kết với tổ chức tương tự tại các quốc gia và vùng lãnh thố khác trên thế giới: Hợp đồng ký kết với Công ty IDE Music Entertainment Đài Loan về việc chuyển giao QLQ sử dụng bản ghi (ghi âm, ghi hình) thuộc quyền sở hữu của Hội viên, khai thác kinh doanh dịch vụ dưới dạng karaoke trên hệ thống IPTV (thông qua Internet) và sử dụng trên máy karaoke tại lãnh thổ Đài Loan. Hợp đồng có thời hạn là 4 năm thực hiện từ ngày 01/03/2013; và Hợp đồng ký kết với Google (Google Inc., Công ty Delaware). Bên cạnh đó, Hiệp hội đưa các sản phẩm âm nhạc (bản ghi âm, ghi hình) thuộc quyền sở hữu của Hội viên ủy thác khai thác trên YouTube (trên toàn thế giới).

2.2.4.3. Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam

VLCC thực hiện hoạt động hợp tác, giao lưu với các tổ chức tương ứng của quốc tế và quốc gia trong việc đại diện tập thể QTG trong lĩnh vực văn học theo quy định pháp luật. Từ tháng 4/2008, VLCC hợp tác với Hiệp hội Phát triển bản quyền Na Uy (NORCODE), cán bộ của VLCC đã sang Na Uy thực tế, khảo sát về đại diện tập thể quyền sao chép. Hiệp hội Quyền sao chép Na Uy (Kopinor) đã giúp VLCC tìm hiểu vấn đề cấp phép sao chụp và cấp phép sử dụng số. VLCC trở thành thành viên liên kết của Liên đoàn các tổ chức quản lý quyền sao chép quốc tế (IFRRO) từ ngày 17/03/2009.

75

Ngày 23/9/2014, VLCC và Hiệp hội QTG Văn học nghệ thuật Hàn Quốc (KOSA) đã ký thỏa thuận hợp tác nhằm bảo vệ QTG, nâng cao và phát triển công nghiệp bản quyền tại hai nước. Ngay sau khi kí thỏa thuận, VLCC đã tiến hành khảo sát các tác phẩm văn học Hàn Quốc được in ấn và phát hành tại Việt Nam.

Ngày 23/01/2015, VLCC chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn Tác giả Quốc tế (AIF) là thành viên của WIPO.

2.2.4.4. Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam

VIETRRO thực hiện các hoạt động nhằm hợp tác với các tổ chức quốc tế và tổ chức nước ngoài tương ứng về đại diện tập thể QTG trong phạm vi hoạt động của mình, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của hội viên ở nước ngoài và của người nước ngoài có tác phẩm được sử dụng ở Việt Nam.

VIETRRO đã ký kết thỏa thuận song phương với tổ chức nước ngoài để đại diện lẫn nhau tại lãnh thổ tương ứng trong việc bảo vệ và khai thác tác phẩm do mình quản lý, trên cơ sở các nguyên tắc và tập quán quốc tế phổ biến trong lĩnh vực theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. Việc thương lượng, ký kết, thực hiện thỏa thuận song phương cụ thể do Ban Chấp hành quyết định theo quy định của pháp luật. Hiện tại, VIETRRO đã ký kết với 18 tổ chức tương tự tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới như Na Uy, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Thái Lan…

VIETRRO có quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức bản quyền nước ngoài và được sự hỗ trợ hiệu quả của họ, trong đó đầu tiên phải kể đến là Hiệp hội Phát triển bản quyền Na Uy (NORCODE) và một số tổ chức thành viên: Kopinor, NFF...

Nguồn tài trợ của NORCODE từ năm 2011 đến năm 2015 cho VIETRRO lên tới 7.400.252.587 vnđ. Theo thỏa thuận ban đầu, tổ chức NORCODE của Na Uy sẽ hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính để VIETRRO khởi đầu các hoạt động của mình.

Ngày 06 tháng 6 năm 2011, VIETRRO trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn Quốc tế các tổ chức quyền sao chép (IFRRO). Hàng năm Hiệp hội vẫn đóng hội phí IFRRO đầy đủ và cử cán bộ tham dự hội nghị khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)